Thủ tướng Việt Nam: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại

Sunday, 10/05/2020, 01:52 AM

Dịch bệnh không làm thay đổi mục tiêu, tầm nhìn của Việt Nam đến năm 2045 trở thành Quốc gia Thịnh vượng, với những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới doanh nghiệp phải dám nghĩ lớn, làm lớn, chống trì trệ trong mỗi chúng ta.

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Mở đầu khai mạc Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng ngày 9-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đã có một Việt Nam hào khí từ cách đây hàng chục năm, khi người dân sống trong các chiến thắng giành Độc lập dân tộc 30-4, chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5, ngày hội của người lao động 1-5, ngày chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.

Đặc biệt sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nhà máy điện Bờ Hồ, nhấn mạnh quyết tâm, khôi phục kinh tế nâng cao đời sống toàn dân, đó là động viên vô cùng quý giá, khôi phục kinh tế. Tháng 5 cũng là tháng lịch sử khi non sông Việt Nam sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo Thủ tướng là một tháng đẹp nhất và có ý nghĩa quan trọng ở Việt Nam.

Trong bối cảnh chúng ta đang ở thời khắc mang tính bước ngoặt lịch sử, do đại dịch mang tên COVID-19 gây ra. Hiếm có biến cố y tế nào mà tác động của nó đến đời sống, kinh tế lớn như vậy, ảnh hưởng sức khoẻ, mạng sống tới hàng tỉ người, gần nửa dân số thế giới bị ảnh hưởng do lệnh đóng cửa và giãn cách xã hội.

Phát triển thị trường, giữ danh dự, bản lĩnh và doanh nhân Việt Nam

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng COVID-19 là đại dịch, nhưng là cơ hội phát triển Việt Nam nếu biết tổ chức kinh doanh tốt, hợp tác tốt, doanh nghiệp không được trông chờ, ỷ lại phát triển mà phải được tái cơ cấu, nâng cao trình độ phát triển bền vững.

Thủ tướng yêu cầu các bên liên quan lắng nghe ý kiến của đại biểu, nhà đầu tư, để có Nghị quyết tốt nhất tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện phát triển, trong đó tập trung cải thiện tình hình kiểm soát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục, tháo gỡ doanh nghiệp phát triển, đặc biệt quan tâm doanh nghiệp có người lao động yếu thế, DNVVN, quan tâm xử lý kiến nghị doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn, không được đổ qua đổ lại, chậm và làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp…

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng Chủ tịch UBND, các bộ trưởng phải xử lý nhanh kiến nghị, tháo gỡ cho doanh nghiệp, theo đó cần giữ lao động, giữ thị trường và phát triển thị trường, giữ danh dự, bản lĩnh và doanh nhân Việt Nam, triển khai cải cách và tái cơ cấu cho phù hợp trong thời gian tới.

Bên cạnh chương trình hành động được xây dựng, các cơ quan nhà nước cần quan tâm xử lý là tạo môi trường tốt doanh nghiệp, hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp cả chính sách tiền tệ, tài khoá, giảm lãi suất, chi phí.

Đặc biệt doanh nghiệp mong muốn cần giữ vĩ mô, giữ lạm phát, giữ giá trị đồng VND, không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự, kiểm tra thanh tra nhiều quá ảnh hưởng phát triển doanh nghiệp, nâng cao đạo đức công vụ, tạo mọi thuận lợi cho phát triển, phát triển nhanh dịch vụ logistics, hạ tầng.

Nhà nước và doanh nghiệp hối hợp đào tạo lại doanh nghiệp và nguồn nhâ lực. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở VN gắn với niềm tự hào dân tộc, lửa thử vàng gian nan thử sức, khó khăn hai phải cố gắng ba, nhất là COVID-19 vẫn còn.

Vì vậy, Thủ tướng kêu gọi cùng đoàn kết, quyết tâm, lập thành tích, và gửi lời chúc tới doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng góp nguồn lực cho nhà đầu tư phát triển.

TP.HCM: 300.000 người lao động ảnh hưởng do COVID-19

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết để chuẩn bị cho hội nghị này, TP.HCM đã tổ chức tọa đàm với các DN trên địa bàn TP.

Theo ông Phong, TP.HCM hiện có 421.000 DN đăng ký, trong 4 tháng đầu năm, dưới tác động của dịch COVID-19, đã có 12.700 DN giải thể, dừng hoạt động, hệ quả là hơn 300.000 lao động, tạm hoãn, ngưng hợp đồng lao động, mất việc.

Theo ông Phong, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như lập tổ công tác hỗ trợ DN từ tháng 3 nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các DN.

Về thực hiện các chính sách, ông Phong cho biết các ngân hàng đã cơ cấu lại nợ là 63.000 tỉ đồng, giảm lãi cho kinh tế hộ 12.300 tỉ đồng cho 168.000 khách hàng, cho vay mới 88.800 tỉ đồng để đồng hành cùng DN với lãi suất ưu đãi. Cục thuế đã khoanh nợ 40.000 tỉ đồng, gia hạn nộp thuế.

Trong thời gian tới, tổ công tác của TP sẽ triển khai tính điểm, xếp hạng ưu tiên hỗ trợ DN trên địa bàn TP, triển khai kế hoạch hỗ trợ DN tới hết 2020 với 5 giải pháp, gồm: Hỗ trợ duy trì sản xuất kinh doanh, ngăn chặn phá sản; hỗ trợ đảm bảo tính thanh khoản của DN; hỗ trợ phục hồi sản xuất dịch vụ nhằm vào nhu cầu nội địa; hỗ trợ khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu; tiếp tục hỗ trợ đổi mới công nghệ, đẩy mạnh số hóa; tiếp tục các chương trình khởi nghiệp sáng tạo; kịp thời dự báo với các quốc gia, đối tác để mở cửa kinh tế, thương mại với từng nước.

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị – Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo ông Phong, TP sẽ xây dựng kịch bản khắc phục kinh tế hậu COVID-19 theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 áp dụng các biện pháp mang tính chất tình thế để giúp DN tồn tại, bám trụ thị trường, không bị đổ vỡ.

Giai đoạn 2 gắn việc phục hồi tăng trưởng với tái cơ cấu theo chiều rộng và chiều sâu. TP.HCM sẽ làm kỹ, không dàn trải, không cào bằng và TP sẽ ban hành các gói hỗ trợ trước 6-2020 để các gói hỗ trợ đến tay DN.

Tiết kiệm được hơn 6.400 tỉ đồng nhờ dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh là một trọng tâm cải cách.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành… tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa ước tính khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng/năm.

Ông Dũng cho biết đến nay đã có 58/63 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh để tiếp nhận, xử lý yêu cầu cung cấp dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp và nhận được những phản hồi tích cực về chất lượng phục vụ, tỉ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%.

Theo ông Dũng, tổng số tiền tiết kiệm được khi triển khai dịch vụ công trực tuyến là 6.490 tỉ đồng mỗi năm.

Trong tương lai, ông Mai Tiến Dũng cho biết việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng rút ngắn quy trình, thời gian, giảm thủ tục thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

Các dịch vụ công này trên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ hỗ trợ cho 4 triệu đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, rút ngắn thời gian thực hiện từ 6 đến 10 ngày làm việc với từng đối tượng so với cách triển khai trực tiếp, đồng thời, thông qua kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị sẽ hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của nhà nước .

Cá tra giảm xuất khẩu mạnh nhất trong ngành thủy sản

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Chế biến ca tra tại một doanh nghiệp

Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu của VN trong quý 1 và 2 của 2020, trong đó xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất 26%, mực, bạch tuộc giảm 22%, cá ngừ giảm 14% trong khi xuất khẩu tôm tăng mức 2,4%.

Ông Hòe cho biết xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 2,23 tỉ USD, giảm 8% so với cùng kỳ 2019. Chuỗi cung ứng cả nguyên liệu lẫn thành phẩm đứt gãy, dòng hàng và dòng tiền thiếu hụt, ùn ứ, tồn kho… gây khó khăn cho DN.

Về thị trường nhập khẩu, ông Hòe nhận định những thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đều giảm từ 10-18%.

Tuy vậy, ông Hòe nhận định ngành xuất khẩu thủy sản đã vượt qua COVID-19 và đang hướng tới phục hồi nhanh để phấn đấu cho mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm nay không bị sụt giảm so với 2019.

Tiếp tục giảm thuế, giảm lãi suất trên quy mô lớn

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết để thực hiện đầu tư kép, Bộ Tài chính tập trung các giải pháp như bám sát nội dung thuế, như miễn giảm thuế TNDN với DNVVN, điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, sửa đổi Nghị định về biểu thuế xuất, nhập khẩu, giảm thuế 24 nhóm mặt hàng, miễn thuế toàn bộ nguyên liệu linh kiện vật tư sản xuất cho các ngành công nghiệp cơ khí, ôtô, gia công xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp da giày, dệt may, nông lâm thuỷ sản.

Một số biện pháp nữa như như gảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19, cắt giảm phí và lệ phí, giảm tiền chậm nộp thuế với DN trực tiếp nhập khẩu hàng hoá, gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết đã tập trung điều hành linh hoạt, chủ động, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu tác động của dịch, ban hành Chỉ thị 01 để cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục vay vốn, tạo hành lang để miễn giảm phí, lãi suất, giúp doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay tái cấp vốn lãi suất 0% với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch…

Ngân hàng Nhà nước, theo ông Hưng, cũng xem xét điều chỉnh mức tăng trưởng của các tổ chức tín dụng cao hơn, giảm tiếp lãi suất điều hành, quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.

Kiến nghị liên quan tới Thông tư 01, ông Hưng nhấn mạnh thông tư này áp dụng cho mọi tổ chức cá nhân và loại hình doanh nghiệp, đồng tiền vay áp dụng VND và ngoại tệ, không phân biệt nhóm nợ. Cơ cấu lại nợ, tới đây Ngân hàng Nhà nước xem xét chủ trương kéo dài cơ cấu lại nợ khi cần thiết.

“Tới đây chỉ đạo toàn bộ ngân hàng vào cuộc xử lý kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý nghiêm khi có bất cập, tăng trách nhiệm của người đứng đầu, đơn giản hoá thủ tục xử lý nhanh” – ông Hưng nói, khẳng định toàn bộ hệ thống cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ngành dệt may bằng mọi giá giữ lao động

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết để thực hiện đầu tư kép, Bộ Tài chính tập trung các giải pháp như bám sát nội dung thuế, như miễn giảm thuế TNDN với DNVVN, điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, sửa đổi Nghị định về biểu thuế xuất, nhập khẩu, giảm thuế 24 nhóm mặt hàng, miễn thuế toàn bộ nguyên liệu linh kiện vật tư sản xuất cho các ngành công nghiệp cơ khí, ôtô, gia công xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp da giày, dệt may, nông lâm thuỷ sản.

Một số biện pháp nữa như như gảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19, cắt giảm phí và lệ phí, giảm tiền chậm nộp thuế với DN trực tiếp nhập khẩu hàng hoá, gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết đã tập trung điều hành linh hoạt, chủ động, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu tác động của dịch, ban hành Chỉ thị 01 để cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục vay vốn, tạo hành lang để miễn giảm phí, lãi suất, giúp doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay tái cấp vốn lãi suất 0% với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch…

Ngân hàng Nhà nước, theo ông Hưng, cũng xem xét điều chỉnh mức tăng trưởng của các tổ chức tín dụng cao hơn, giảm tiếp lãi suất điều hành, quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.

Kiến nghị liên quan tới Thông tư 01, ông Hưng nhấn mạnh thông tư này áp dụng cho mọi tổ chức cá nhân và loại hình doanh nghiệp, đồng tiền vay áp dụng VND và ngoại tệ, không phân biệt nhóm nợ. Cơ cấu lại nợ, tới đây Ngân hàng Nhà nước xem xét chủ trương kéo dài cơ cấu lại nợ khi cần thiết.

“Tới đây chỉ đạo toàn bộ ngân hàng vào cuộc xử lý kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý nghiêm khi có bất cập, tăng trách nhiệm của người đứng đầu, đơn giản hoá thủ tục xử lý nhanh” – ông Hưng nói, khẳng định toàn bộ hệ thống cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp.

“Sau cơn mưa trời lại sáng”

Đại diện cho cộng đồng DN Hàn Quốc, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) đã đánh giá cao những nỗ lực kiểm soát dịch, chống dịch của VN đã đem lại những kết quả tích cực.

Dẫn chứng câu thành ngữ để diễn đạt tinh thần lạc quan “sau cơn mưa trời lại sáng”, vị đại diện cho DN Hàn Quốc này so sánh cả VN và Hàn Quốc đều có sự tương đồng khi đều chịu ảnh hưởng của dịch song đều có những biện pháp quyết liệt để vượt qua những khó khăn của dịch, khống chế được dịch.

Do đó, ông Hong Sun khẳng định các DN Hàn Quốc sẽ tiếp tục đến đầu tư tại VN, hiệp hội này sẽ tiếp tục hỗ trợ thu hút FDI có chất lượng vào VN.

Một trong những kiến nghị của vị đại diện DN Hàn Quốc này là VN sớm nối lại đường bay với các nước đã khống chế được dịch như Hàn Quốc để thúc đẩy việc đi lại, giao thương…

Không nên hỗ trợ trực tiếp để làm mất nhuệ khí của doanh nghiệp

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Ứng dụng hàn bằng robot trong dây chuyền sản xuất ôtô tại Nhà máy Thaco, Quảng Nam – Ảnh: L.T.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết mặc dù thị trường và sức mua giảm 25% nhưng Thaco vẫn quyết tâm nộp ngân sách 12.000 tỉ.

Ông Dương đề nghị Nhà nước có trách nhiệm điều hành kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp bị khủng hoảng sau đại dịch, ưu tiên cho thành phần doanh nghiệp dễ bị tổn thương, DNVVN, khởi nghiệp.

Tuy nhiên, “doanh nghiệp có lời, có lỗ”, nên chủ tịch Thaco kiến nghị cần có giải pháp điều hành phục hồi kinh tế, với biện pháp can thiệp cân nhắc hài hoà về giải quyết khó khăn trước mắt, khuyến khích tinh thần đổi mới, mục tiêu chung tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, phù hợp kinh tế thị trường.

Dẫn chứng gần đây với giá thịt heo tăng cao, ông Dương cho rằng, ở một khía cạnh khác, việc giá tăng cũng là khuyến khích đầu tư căn cơ, bài bản để sau này Nhà nước không cần phải can thiệp thị trường, xây dựng ngành nuôi heo bền vững, chứ không phải tạo ra tâm lý, ỉ lại.

Do đó, ông đề nghị không nên trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp để “làm mất nhuận khí doanh nghiệp”, mà kiến nghị các chính sách thúc đẩy kinh tế sau dịch COVID-19 ở các cấp ngành cần tập trung cao điểm quyết liệt, đồng hành cùng doanh nghiệp như thời gian chống dịch vừa qua.

Chủ tịch Thaco cho rằng cần sớm nới lỏng với Lào và Campuchia, các nước có nguy cơ dịch thấp, ưu tiên cửa khẩu đường bộ sớm hơn thuận tiện giao thương sản xuất kinh doanh.

Để đón đầu dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu, ông kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi để Thaco xây dựng các dự án logistics cảng biển, hạ tầng giao thông để nâng cao năng lực giảm giá thành, logictics.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nguy cơ các doanh nghiệp bị thâu tóm với giá rẻ

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Bộ trưởng Dương Chí Dũng – Ảnh: VGP

Dù dịch bệnh đã được đẩy lùi và kiểm soát thành công trong nước nhưng trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt ở các nước là đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam.

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cảnh báo phía trước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức như tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các DN.

Hiện tượng mua bán, sáp nhập DN trong thời gian tới, theo ông Dũng, có thể diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các DN tiềm năng của Việt Nam có thể sẽ bị thâu tóm với giá rẻ.

Các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến xu hướng các DN FDI lớn thực hiện cấu trúc lại hệ thống cung cấp nguyên vật liệu, lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện về khoa học công nghệ, môi trường sinh thái và dịch vụ y tế an toàn.

Để có thể vượt qua thách thức, biến nguy thành cơ Bộ Kế hoạch – đầu tư kiến nghị 6 giải pháp để doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng” để phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng.

Cụ thể là sớm phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị mới; thực hiện các giải pháp kích cầu thị trường nội địa; đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, đầu tư, xây dựng và triển khai ngay chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam tới thế giới; hỗ trợ phục hồi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với việc làm và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách.

Các giải pháp nữa gồm đẩy mạnh triển khai các chính sách, giải pháp khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp nước ngoài “khâm phục” các chính sách chống dịch của VN

Ông Nicolas Audier, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, đánh giá hội nghị đặc biệt với doanh nghiệp này cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về công tác chống dịch.

Ông Audier nhìn nhận những hành động này đã duy trì niềm tin của cộng đồng DN châu Âu tại Việt Nam, cho rằng tình hình dịch bệnh ở đây đang cải thiện trong khi các nước trên thế giới vẫn chưa vượt qua đỉnh dịch nên Việt Nam có thể tận dụng để thực hiện các giải pháp về kinh tế, tận dụng vị thế chủ tịch ASEAN để tổ chức hội nghị các nước tìm các giải pháp thúc đẩy sự phát triển, tận dụng các nguồn vốn ODA…

Đồng thời, ông Nicolas Audier cũng đề xuất Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các thủ tục hành chính điện tử, Chính phủ điện tử.

Trong khi đó, ông Funayama Tetsu, đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam, bày tỏ sự khâm phục đối với Chính phủ VN đã có những biện pháp hiệu quả chống dịch, cũng như thành tích đáng nể về kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, xuất siêu…

Đại diện hiệp hội DN Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy đầu tư của các DN Nhật Bản, đề xuất Việt Nam tiếp tục có các chính sách về gia hạn giấy phép lao động, visa… để tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động Nhật Bản.

Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế

Việt Nam: điểm sáng chống dịch và phát triển kinh tế nhờ vào nội sinh

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 1.

Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp có tinh thần nghĩ lớn, làm lớn – Ảnh: CHÍNH PHỦ

Ở phương diện kinh tế, khủng hoảng y tế tác động đến cung, cầu, thị trường tài chính đến kinh tế, sản xuất tiêu dùng, hàng không du lịch đến nội thương, ngoại thương… là điều không thể tránh khói, tuy nhiên, “ở biến cố nào của lịch sử thì loài người vẫn chiến thắng”, đặc biệt là những đối tượng chủ động thích nghi. Và đến nay những doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có năng lực thích nghi tốt nhất.

Cụ thể, nhiều địa phương như TP.HCM, cho biết chỉ 3% rời thị trường còn lại 97% đang chờ đợi trở lại thị trường, với mức tăng trưởng hơn 1%, còn Hà Nội tăng trưởng trên 3,5%; Hải Phòng tăng 14,9%…

Riêng với Việt Nam, WB dự báo tăng 4,9%, Fitch Ratings đưa ra là 2,8% nhưng quý I ta đã đạt 3,8% – tăng thấp nhất trong nhiều năm nhưng là mức tăng trưởng cao nhất trong ASEAN.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế, cải cách thể chế, để ngọn lửa tăng trưởng phải cháy và sớm bùng lên khi kiểm soát dịch.

Trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù tuân thủ giãn cách xã hội và gián đoạn nguồn cung nhưng vẫn đạt tăng trưởng cao về kinh tế, Việt Nam tích luỹ được nguồn lực nhờ những năm tăng trưởng gần đây, cho thấy Việt Nam không phải quá phụ thuộc vào thế giới như nhiều ý kiến và chứng tỏ năng lực nội sinh của là vô cùng to lớn.

Hội nghị không bàn lùi, nói suông, than nghèo mà phải có kết quả

Thủ tướng dẫn chứng thị trường chứng khoán đi xuống nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tăng cao, “đó là doanh nghiệp đi vào sản xuất cốt lõi, lấy con người làm trung tâm, nên trong khó khăn không vẫn có tăng trưởng tốt”.

Thời gian qua, nhiều văn bản, chỉ đạo điều hành đã được ban hành, Tổng bí thư đặt ra vấn đề chống dịch nhưng đảm bảo phát triển, đời sống nhân dân. Thủ tướng cũng từng nhấn mạnh, nền kinh tế như chiếc lò xo bị nén mạnh, giờ là lúc bung ra, trên cơ sở cần thúc đẩy giải pháp đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% và kiểm soát lạm phát 4%.

Theo đó, cần tập trung 5 mũi giáp công: thu hút đầu tư các thành phần kinh tế, trước hết tư nhân; thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư công và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.

Hội nghị hôm nay được tổ chức trong bối cảnh, điều kiện khác, nên Thủ tướng yêu cầu phải thể hiện tinh thần yêu nước, phải có tinh thần hành động, quyết tâm mạnh mẽ, như lò xo bị nén lại và bật lên mạnh mẽ.

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội nghị đầu cầu TP.HCM – Ảnh: NGỌC HIỂN

Thừa nhận còn nhiều nút thắt, song Thủ tướng lưu ý hội nghị này không phải là dịp bàn lùi, than nghèo, kể khổ, than vãn khó khăn, mà phải nêu trở ngại lớn. Chính phủ không trực tiếp giúp doanh nghiệp, nhưng sẽ hỗ trợ DN tăng năng suất, là nguồn gốc cho phát triển mạnh mẽ, đảm bảo thực thi công bằng, bình đẳng, cạnh tranh và hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh bằng mọi giá, hội nghị phải có kết quả cụ thể, không nói suông, nói rồi để đó mà thể hiện tinh thần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển, “trách nhiệm các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ trực tiếp doanh nghiệp với tinh thần cải cách và đổi mới, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới”.

Đặc biệt cần lưu ý không phải “quyền anh, quyền tôi” mà vì đất nước, dân tộc, vì 100 triệu dân. Do đó, bộ ngành cần nêu rõ các chính sách hỗ trợ, cụ thể, trách nhiệm thay vì chỉ nói toàn chuyện biết rồi, quản lý cán bộ công chức để chống lại sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn.

“Hôi nghị phải nêu giải pháp mới, như thị trường, kết nuối chuỗi giá trị, tạo chất keo kết nối đứt gẫy, thuế, lao động, tín dụng. Ta đã có các chính sách an sinh, nên cần bàn chính sách tăng tốc, chính sách đòn bẩy. Tinh thần chống trì trệ như chống dịch cần phải được thúc đẩy. Virut trì trệ ở đâu, đừng nhìn người khác, cơ quan tổ chức khác, virut trì trệ nằm ngay trong chính chúng ta, bộ ngành địa phương và chính doanh nghiệp” – Thủ tướng nhấn mạnh.

6 lưu ý với doanh nghiệp để đạt khát vọng Việt Nam Thịnh vượng

Thủ tướng cũng nêu ra 6 điều doanh nghiệp cần làm là: Yêu Tổ quốc, thượng tôn pháp luật, có tinh thần chia sẻ; Đoàn kết, hợp tác với nhau; Không nản trí bởi như vậy là tự mình bỏ cuộc, môi trường kinh doanh khó khăn thách thức; Năng động và quyết đoán; sáng tạo bởi thiếu sáng tạo tự mình tụt lại. Cần có niềm tin vì thiếu niềm tin tự mình trói bỏ mình.

Nhắc đến việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng XIII, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành Quốc gia thịnh vượng vào 2045, Thủ tướng nhấn mạnh dịch bệnh thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này và đặt câu hỏi: Tầm nhìn doanh nghiệp 2045 như thế nào? Doanh nghiệp sẽ ở đâu vào 2045?

Dẫn chứng Việt Nam đã có một số tập đoàn lớn vươn tầm cạnh tranh quốc tế như FTA, TH True Milk, Thaco, Vingroup,… vai trò của DNNN cũng đã phát huy như giảm giá điện, cung cấp gạo đầy đủ.

Nhưng ông cho rằng chưa có doanh nghiệp nào tầm cỡ thế giới trong top 500 doanh nghiệp, nên mục tiêu đặt ra là năm 2045, với 25 năm có thể đủ thời gian để có DN Việt Nam lớn mạnh tầm thế giới “Made in Vietnam”. Do đó, ông doanh nghiệp Việt Nam nghĩ lớn, làm lớn đừng sợ thất bại, có ước mơ và hành động, biến ước mơ thành hành động.

Sau thời gian chống dịch bệnh, đây là cơ hội trăm năm cho doanh nghiệp Việt Nam, nên nếu không biết tận dụng, nắm bắt, thì doanh nghiệp FDI sẽ đến lấy. Ông dẫn chứng 4 tháng đầu năm cam kết FDI đạt 12 tỉ USD, tăng trở lại và cao hơn so với năm trước, cho thấy đầu tư của FDI tốt.

Thêm nữa là có hơn 80 tỉ USD rút khỏi quỹ đầu tư trái phiếu, thị trường mới nổi, nhưng Việt Nam vẫn được xếp hạng 12 thị trường mới nổi về tài chính, cho thấy tiềm năng của Việt Nam luôn bền vững ngay cả thời khắc khó khăn. Thị trường chứng khoán ngày hôm qua tăng trưởng tốt, nước ngoài mua ròng mạnh mẽ, chấm dứt bán ròng liên tục, sắc xanh phủ kín.

Việt Nam có cơ hội trong chuyển dịch chuỗi giá trị

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 3.

Nhiều tổ chức đánh giá, Việt Nam thuộc nhóm an toàn sau đại dịch, với nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay bảo đảm bảo an toàn; là nền kinh tế có sức chống chịu tốt… theo Thủ tướng đó là kết quả những năm gần đây kinh tế phát triển, cân đối lớn được củng cố, với hàng chục các FTA được ký kết…

Do đó, trước làn sóng chuyển dịch chuỗi giá trị đang xem Việt Nam như ô cờ trung tâm trên bàn cờ vua, ông cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang cầm quân trắng và có cơ hội đi trước, nên cần tận dụng cơ hội đó.

Với những thành quả đạt được 2019, nên việc hoàn thành mục tiêu 2020 là còn khó khăn, song Thủ tướng cho rằng mức độ thành công không phải chỉ những gì đã đạt được còn được đo đếm bởi trở ngại ta đã vượt qua.

Những lúc khó khăn là thể hiện bản sắc dân tộc, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Khó khăn không phải thứ sinh ra để đánh baị chúng ta mà để đánh bại nó. Thủ tướng trích dẫn hai câu trong bài “Tự khuyên mình” của Bác Hồ: Ví không có cảnh đông tàn/Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân” như lời động viên, khích lệ tới doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chống trì trệ như chống dịch, doanh nghiệp làm lớn, đừng sợ thất bại - Ảnh 4.

“Nhiều doanh nghiệp lớn trong bối cảnh khó khăn nhất của đại dịch họ không xin tiền vì biết ngân sách Nhà nước rất khó khăn, họ chỉ xin cơ chế”, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh.

Cuộc khảo sát thực trạng doanh nghiệp do VCCI thực hiện đầu tháng 5 vừa qua cũng cho thấy có 55% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý 3, khoảng 22% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động.

Tỉ lệ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thấp hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch, và tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến thu hẹp quy mô cũng cao hơn.

Nhưng theo ông Lộc, những con số này rất ấn tượng và tốt hơn rất nhiều so với bức tranh doanh nghiệp VCCI công bố 1 tháng trước đây, theo đó cuộc khảo sát doanh nghiệp cuối tháng 3 của VCCI có hơn 30% doanh nghiệp cho rằng họ khó có khả năng trụ vững sau 3 tháng, trên 50% doanh nghiệp không thể trụ nổi sau 6 tháng, chỉ còn 20% có thể tồn tại quá 12 tháng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cũng cho biết các doanh nghiệp vẫn đang hết sức khó khăn, có 69% doanh nghiệp giảm doanh thu do thị trường bị thu hẹp, 45% doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu dòng tiền, 22% khó khăn trong việc tìm kiếm vật tư, nguyên liệu, 18% thiếu hụt lao động có kĩ năng …

Điều mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp mong muốn từ Chính phủ lúc này theo ông Vũ Tiến Lộc là kéo dài thời gian giãn, hoãn các khoản phải trả, phải thu, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, cắt giảm các khoản phí, lệ phí, nâng trần tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Về các giải pháp dài hạn trong thời gian tới, VCCI kiến nghị Chính phủ tiếp tục cải cách thể chế, đưa Việt Nam lọt vào tốp 4 nước có năng lực cạnh tranh tốt nhất ASEAN.

Theo đánh giá của VCCI, minh bạch hóa, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai nhanh các dự án đầu tư và kinh doanh là giải pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp lúc này.

Ông Lộc cho biết chỉ riêng việc giải ngân khẩn trương khoản đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng đã có trong kế hoạch với số tiền “trong túi” của các bộ ngành và địa phương là trên 30 tỉ USD thì đã tạo ra một cú hích quan trọng cho đầu tư phát triển, mở mang được thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân, xây dựng được nền tảng hạ tầng cho giai đoạn bứt phá của nền kinh tế sau này.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm này, theo khảo sát của VCCI, vẫn là thị trường tiêu thụ.

VCCI đề nghị Chính phủ phát động những tháng cao điểm, ít nhất từ nay đến cuối năm, phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt, Người Việt tự hào dùng hàng Việt để tiếp sức cho doanh nghiệp Việt, đồng thời kiến nghị Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo và tổ công tác thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế.

Theo Tuoitre.vn

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm