Sóc Trăng, một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa để thu hút du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhờ biết khai thác các nét văn hóa đặc thù của ba dân tộc Kinh – Khmer và Hoa, thời gian qua, Sóc Trăng luôn là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Chùa Som Rong – Điểm đến thu hút nhiều du khách – (Ảnh: Internet)
Tận dụng lợi thế về sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa, Sóc Trăng đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, kết hợp giữa văn hóa truyền thống và trải nghiệm hiện đại.
Với những điểm nhấn ấn tượng trong chiến lược phát triển du lịch tại tỉnh, chính là phát triển du lịch tâm linh, khi Sóc Trăng nổi tiếng với các ngôi chùa Khmer độc đáo như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, và Chùa Chén Kiểu. Đây là những điểm đến thu hút đông đảo du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc và lễ hội truyền thống của người Khmer.
Tỉnh cũng từng bước hướng đến khai thác lễ hội truyền thống, như các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Ok Om Bok (Lễ cúng trăng của người Khmer), đua ghe ngo, và Tết Nguyên Đán là những sự kiện văn hóa thu hút du khách. Đặc biệt, đua ghe ngo là sự kiện thể thao truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền.
Tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là thúc đẩy sự kết hợp giữa du lịch văn hóa và du lịch tâm linh, du lịch về miền lịch sử – (Ảnh: Internet)
Sóc Trăng cũng nổi tiếng với các món ăn độc đáo như bánh pía, bún nước lèo, và các món ăn chế biến từ dừa. Những món ăn này không chỉ hấp dẫn người dân địa phương mà còn gây ấn tượng với du khách quốc tế. Ngoài các điểm văn hóa, Sóc Trăng cũng có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái với các cánh đồng lúa bạt ngàn, vườn cây ăn trái và khu vực sông nước đặc trưng của miền Tây. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, Sóc Trăng đang đầu tư vào các dịch vụ lưu trú, nhà hàng và các tour du lịch kết nối với các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Bạc Liêu và Trà Vinh.
Dù có nhiều tiềm năng, Sóc Trăng vẫn đối mặt với một số thách thức như thiếu sự đầu tư đồng bộ, quảng bá chưa mạnh mẽ và còn hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của chính quyền và cộng đồng địa phương, Sóc Trăng đang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Tiếp nối thành công, để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mới đây, tỉnh Sóc Trăng đang xây dựng kế hoạch triển khai mô hình khu du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; kế hoạch triển khai Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long năm 2024.
Theo số liệu thống kê đến tháng 11 năm 2024, doanh thu từ lĩnh vực lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt gần 21.000 tỷ đồng, tăng 20,68% so với cùng kỳ năm trước./.
DHBC
Leave your comment