Lễ hội Phước Biển, còn được gọi là Lễ hội Chrôi Rum Chếk, là một lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Khmer tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Sau hơn ba thế kỷ gìn giữ và phát huy, lễ hội Phước Biển vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 5.3.2025.
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Thị
ủy Vĩnh Châu trao quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ
hội Phước Biển là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – (Ảnh: Internet)
Với lịch sử
hình thành hơn 300 năm, lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm bày tỏ lòng biết ơn
đối với các bậc tiền nhân đã khai hoang lập địa, cầu mong quốc thái dân an, mưa
thuận gió hòa, và tri ân biển cả cùng đất đai màu mỡ đã mang lại cuộc sống sung
túc cho cộng đồng cư dân địa phương. Đây là lễ hội dân gian đặc sắc, mang dấu ấn
văn hóa truyền thống đậm nét của cộng đồng Khmer nói riêng và nhân dân các dân
tộc Kinh, Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu nói chung. Thông qua lễ hội, các
sản vật nổi tiếng của thị xã Vĩnh Châu như hành tím, củ cải trắng, củ cải muối
cũng được giới thiệu rộng rãi, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa và phát triển
du lịch.
Lễ hội mang đậm dấu ấn của các lễ hội đình, miếu truyền thống Nam Bộ, với nhiều nghi thức phong phú kết hợp hài hòa yếu tố tín ngưỡng bản địa và Phật giáo Nam tông Khmer. Bao gồm hai phần chính, là phần lễ: Các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng do sư sãi và Ban Quản trị chùa Sê Rây Cro Săng tổ chức. Phần hội: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như triển lãm ảnh thành tựu kinh tế – xã hội, thi đấu trò chơi dân gian, thi giọng hát hay, đôi múa đẹp và trình diễn trang phục dân tộc Khmer.
Lễ hội Phước
Biển phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa, trao đổi và học tập kinh nghiệm hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao, hút du khách, quảng bá du lịch – (Ảnh: Internet)
Lễ hội Phước Biển năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 12 và 13.3, bao gồm các nghi lễ truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer cùng với các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao, thi bó hành tím và triển lãm ảnh.
Tính đến thời
điểm hiện tại, Sóc Trăng đã có 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm:
Đờn ca tài tử Nam Bộ, Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Trần Đề, Nghề thủ công truyền
thống bánh pía của người Hoa thuộc huyện Châu Thành, Nghệ thuật trình diễn dân
gian Nhạc ngũ âm, Nghệ thuật múa rô băm, Nghệ thuật múa rom vong, Nghệ
thuật dù kê của đồng bào Khmer, Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer và Lễ hội
Phước Biển của đồng bào Khmer./.
Leave your comment