TP Cần Thơ: Đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tuesday, 18/03/2025, 15:19 PM
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Cần Thơ đã mang lại những kết quả tích cực, giúp nông dân nâng cao năng suất và thu nhập. Nhờ áp dụng kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” và các tiến bộ kỹ thuật khác, nông dân Cần Thơ đã đạt năng suất lúa tới 9 tấn/ha, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Mô hình trồng dưa lưới tại HTX nông nghiệp công nghệ cao Thiên Minh ở huyện Cờ Ðỏ – (Ảnh: Internet)

Trong sản xuất lúa, HTX nông nghiệp Tiến Dũng ở huyện Cờ Đỏ đã tiên phong trong việc phát triển cánh đồng lớn với diện tích 20ha, áp dụng cơ giới hóa gần như 100% trong các khâu như làm đất, gieo sạ, bơm tưới nước và thu hoạch lúa. HTX còn được hỗ trợ lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, giúp nông dân kiểm tra mực nước và quản lý môi trường, sâu bệnh từ xa thông qua điện thoại thông minh.
Thống kê cho thấy, đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao như ươm cá giống, trồng nấm, trồng các loại rau màu và cây ăn trái… Ðiển hình như mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại HTX nông nghiệp công nghệ cao Thiên Minh ở ấp Thạnh Lộc, xã Trung Thạnh.
Tại HTX nông nghiệp Hiếu Bình ở xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, việc lắp đặt thiết bị IoT (Internet of Things) đã giúp đo đạc, thu thập tự động và chính xác các thông tin về khí tượng thủy văn, đất, nước và tình hình phát triển của lúa.
Theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung, phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều năm qua, Liên minh HTX TP Cần Thơ đã liên tục phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thuộc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại và phát triển thị trường cho các HTX trên địa bàn.
Thời gian qua, TP Cần Thơ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào các mô hình sản xuất nông nghiệp và các HTX – (Ảnh: Internet)
Cùng với sự đồng hành của Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX TP Cần Thơ còn phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố hỗ trợ HTX xúc tiến thương mại, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, tăng cường quảng bá sản phẩm qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu…
Hiện toàn thành phố có trên dưới 350 HTX, trong đó có nhiều HTX đã tổ chức sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP hay OCOP, đăng ký mã vùng trồng, gắn với xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên.
Chính nhờ những “chất xúc tác” đi đúng hướng đang giúp các HTX, làng nghề ở Cần Thơ hoạt động hiệu quả, trở thành điểm tựa giúp thành viên, nông dân, hộ sản xuất nâng cao thu nhập, giảm nghèo, làm giàu bền vững. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của phát triển sản phẩm OCOP trong HTX; tăng cường các hoạt động hỗ trợ các HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng mối liên kết giữa các HTX với doanh nghiệp để tăng quy mô sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu… từng bước đưa kinh tế tập thể, HTX phát triển ngày càng hiệu quả và bền vững trong xu thế mới.

DHBC

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm