Tranh cãi trong kế hoạch “tư nhân hóa” dịch vụ xử lý hồ sơ thị thực Úc

Friday, 10/04/2020, 13:36 PM

Thượng viện Úc cảnh báo gói đấu thầu trị giá tỷ đô để cho dự án xử lý hồ sơ thị thực trực tuyến sẽ đe dọa tính liêm chính của hệ thống cấp thị thực và gây thiệt hại cho người nộp hồ sơ.

Cuối năm ngoái, Chính phủ liên bang đã đề xuất kế hoạch một tỷ đô-la kêu gọi đấu thầu (RFT) nhằm tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ xử lý hồ sơ thị thực trên “nền tảng kỹ thuật số toàn cầu”, hướng tới mục tiêu hỗ trợ xử lý hơn chín triệu hồ sơ thị thực mỗi năm. Tuy nhiên kế hoạch này đã vấp phải nhiều phản đối chính trị và mới đây đã bị một ủy ban của Thượng viện bác bỏ.

Kế hoạch gọi thầu thiết kế quy trình xử lý hồ sơ thị thực trực tuyến của Chính phủ Úc nhận nhiều chỉ trích

Nguồn ảnh: SBS

Ủy ban Thượng viện, do Thượng nghị sĩ Kim Carr của Đảng Lao động làm Chủ tịch, đánh giá đề xuất này thực chất là một hình thức “tư nhân hóa” hệ thống đăng ký và xét duyệt hồ sơ thị thực. Khi Chính phủ giao cho doanh nghiệp công việc này, với bản chất hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, thì hệ quả sẽ là sự suy giảm chất lượng dịch vụ cũng như tạo khe hở trục lợi từ chi phí xin thị thực của những người nộp hồ sơ.

Thượng nghị sĩ Lao động Kim Carr chủ trì ủy ban đánh giá kế hoạch thuê ngoài xử lý hồ sơ thị thực.

Nguồn ảnh: Quốc hội Úc

Thượng nghị sĩ Andrew Giles của Đảng Lao động trình bày những hệ lụy có thể xảy ra như tăng chi phí, vấn đề bảo mật dữ liệu và lo ngại đối với an ninh quốc gia. Theo Ủy ban, Chính phủ nên dừng Dự án này và sử dụng ngân sách để tài trợ và triển khai giải pháp “nội bộ” do Bộ An ninh nội địa phụ trách.

Tuy nhiên, Chính phủ liên bang không đồng ý với các quan điểm chỉ trích và khẳng định “nền tảng kỹ thuật số toàn cầu” là cần thiết để giảm thời gian xử lý hồ sơ vì theo dự kiến ​số lượng hồ sơ xin thị thực ​sẽ tăng lên hơn 13 triệu mỗi năm trong thập kỷ tới. Đây không phải hình thức “tư nhân hóa” vì Chính phủ sẽ luôn chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định, từ việc xác định nguyên tắc vận hành nền tảng trực tuyến, quy tắc thị thực tới các chức năng chủ quyền như việc ra quyết định, an toàn bảo mật và đánh giá rủi ro.

Đứng về phía Chính phủ, các thượng nghị sĩ Đảng Tự do Amanda Stoker và Claire Chandler khẳng định việc chuyển đổi sang mô hình xử lý mới không phải là “tư nhân hóa trá hình”. Đơn vị cung cấp dịch vụ  sẽ không có vai trò gì trong việc ra quyết định cấp thị thực. Mặt khác, quy trình hiện đại hóa này là cần thiết để giảm thời gian xử lý hồ sơ và đảm bảo việc ra quyết định cấp thị thực sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngành có giá trị xuất khẩu quan trọng của đất nước như du lịch và giáo dục.

Hệ thống cấp thị thực hiện tại của Úc sử dụng 50 chương trình khác nhau, hai trong số đó đã vận hành hơn 25 năm.

Công ty xử lý hồ sơ thị thực Úc (AVP), một công ty trước đây do cựu Phó chủ tịch Đảng Tự do Scott Briggs điều hành, và Công ty liên doanh Bưu điện và Tai nạn Úc là hai đơn vị tư nhân đang cạnh tranh cho gói thầu trị giá 1 tỷ đô-la này. Quyết định về quy trình đấu thầu dự kiến được công khai vào tháng 10 năm ngoái, nhưng cho đến tháng 2 năm nay vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra.

Chia sẻ quan điểm của Thượng viện Úc, Viện Di trú Úc (MIA) lo ngại việc thương mại hóa quy trình xử lý thị thực sẽ dẫn tới sự đánh đổi giữa lợi nhuận và chất lượng cung cấp dịch vụ.

Người phát ngôn trong vấn đề di trú của Đảng Xanh, Thượng nghị sĩ Nick McKim, cũng quan ngại sâu sắc trước viễn cảnh tính toàn vẹn của hệ thống bị suy yếu thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các thuật toán. Theo ông McKim, điều này sẽ loại bỏ tính trách nhiệm và minh bạch khỏi quá trình ra quyết định vì không ai hiểu được các quyết định đã được đưa ra như thế nào và làm sao để phản đối khi nhận thấy quyết định không phù hợp.

Thượng nghị sĩ Đảng Xanh, Nick McKim

Nguồn ảnh: AAP

Trong khi đó, Chính phủ Liên bang lập luận rằng quy trình thuê nhà cung cấp dịch vụ xử lý hồ sơ sẽ cho phép nhân viên của Bộ Nội vụ tập trung nỗ lực của họ vào những quyết định quan trọng hơn, phức tạp hơn và giúp giảm bớt số lượng hồ sơ tồn đọng.

Khi được hỏi về quan điểm của mình với vai trò một luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật và di trú Úc, ông Đỗ Gia Thắng, Tổ hợp luật sư đa quốc gia Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers, cho rằng số hóa quy trình xử lý hồ sơ thị thực là lựa chọn phù hợp nhu cầu hiện đại tuy nhiên có nhiều rủi ro tiềm ẩn trong việc thuê đơn vị tư nhân cung cấp công cụ xử lý.

Theo luật sư Thắng, Bộ Nội vụ Úc chắc chắn sẽ phải xác định mức độ và phạm vi mà đơn vị cung cấp dịch vụ được quyền can thiệp trong toàn bộ quy trình nhưng đây thực sự là một chủ trương mạo hiểm khi chính phủ có nguy cơ bị chính đơn vị này thao túng hoặc tạo sức ép khi muốn đưa ra những thay đổi trong hệ thống di trú. Bên cạnh đó, cần có sự phân loại hồ sơ thị thực cụ thể để các hồ sơ có tính chất phức tạp và nhạy cảm nên tiếp tục được để cho công chức Bộ trực tiếp xử lý.

Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers là công ty đầu tiên tại Việt Nam kết hợp cả bốn lĩnh vực: Tư vấn Di trú Úc, Tư vấn Đầu tư bất động sản Úc, Tư vấn Du học và các hoạt động luật pháp khác tại Úc và Việt Nam. Với kinh nghiệm dày dặn hoạt động tại thị trường Úc, cùng đội ngũ luật sư uy tín, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tư vấn ưu việt, giúp các học sinh, sinh viên cùng phụ huynh có sự chuẩn bị tốt nhất, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và nguyện vọng học tập, sinh sống tại Úc.

Điện thoại:     +84 916 799 686.

+61 401 399 996 (Zalo & Viber).

Địa chỉ:

VP Australia:              31 Sun Cres, Sunshine, VIC, Australia.

VP Hà Nội:                 G25 ngõ 28 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

VP TP. Hồ Chí Minh: 47B Lò Lu, Phước Hiệp, Trường Thạnh, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

PV Thu Hà

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm