TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Thursday, 14/09/2017, 01:07 AM

Hơn một thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh, với mức trung bình hàng năm đạt hai con số trong giai đoạn từ 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Đây là nhận xét được đưa ra trong báo cáo Tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Việt Nam do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) thực hiện.

Khoảng cách giữa lương tối thiểu và năng suất lao động dãn rộng nhanh

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết trong giai đoạn 2007 – 2015, số liệu ghi nhận tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, từ 25% năm 2007 đã đạt mức 50% năm 2015.

“Xu hướng này không giống các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn các quốc gia khác”, ông Thành nói.

Lương tối thiểu, cũng theo ông, có tác động đến lương trung bình, khiến cho lương trung bình tăng theo. Từ năm 2007 – 2015 lương trung bình tại Việt Nam tăng 1,5 lần. Lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2014 phần nào phản ánh sự suy giảm kinh tế.

Năm 2017, chi phí tối thiểu của các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm gần chạm mức chi phí tại Thái Lan và cao hơn mức chi phí tại Indonesia.

Về mối quan hệ giữa lương trung bình và năng suất tại Việt Nam, trong giai đoạn 2004 – 2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể so với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

Theo tính toán từ bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp, trong giai đoạn 2004 – 2009, lương trung bình tăng chậm hơn năng suất lao động. Tuy nhiên từ năm 2009, tốc độ tăng lương trung bình vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

“Mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu kéo dài sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích luỹ vốn tư bản, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, TS. Đức Thành nhận xét.

Doanh nghiệp bị ăn mòn lợi nhuận

TS. Futoshi Yamauchi, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới cho biết xét về tổng thể nền kinh tế, tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng lương trung bình, giảm việc làm và giảm lợi nhuận. “Lương tối thiểu nếu tăng 100%, lợi nhuận trên doanh thu sẽ giảm 2,3 điểm phần trăm”, ông nói.

Tăng lương tối thiểu cũng làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước. Cứ 1 điểm phần trăm lương tăng lên, việc làm sẽ giảm đi 0,25 diểm phần trăm. Tuy nhiên ông Yamamochi lưu ý rằng việc này tác động nhẹ ở khu vực tư nhân và FDI.

Cũng theo ông Yamauchi, khu vực tư nhân sẽ chịu tiêu cực đáng kể về lợi nhuận nếu lương tối thiểu tăng. Cụ thể, khi lương này tăng 100%, tỷ lệ lợi nhuận có khả năng giảm 3,25 điểm phần trăm. Điều này cho thấy chính sách điều chỉnh tiền lương tối thiểu nhanh và liên lục có thể làm giảm tốc độ tích luỹ cơ bản của khu vực doanh nghiệp tư nhân, khiến khu vực này tăng trưởng chậm lại.

Ngoài ra, tăng lương tối thiểu sẽ làm giảm việc làm trong tất cả các ngành công nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cắt giảm nhiều hơn. Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm gỗ và nội thất có xu hướng thay thế lao động bằng máy móc, trong khi các ngành công nghiệp thâm dụng vốn lại giảm đầu tư máy móc. Điều này cho thấy doanh nghiệp chỉ tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc (để thay thế lao động) trong những ngành Việt Nam đang có lợi thế so sánh tĩnh. Còn với một số ngành quan trọng khác, doanh nghiệp có thể không muốn mở rộng vì lo ngại giá lao động sẽ tiếp tục tăng, mất đi lợi thế so sánh.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng GDP không đạt sẽ khiến Việt Nam mất cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Doanhnhanvietuc – Đồng tình không chạy theo số lượng trong vấn đề tăng trưởng, nhưng Chính phủ phải coi việc chạy đạt 2 mục tiêu số lượng và chất lượng ngang nhau.   Quý I/2017, GDP Việt Nam chỉ tăng trưởng 5,1%, thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng này khiến mục tiêu phát triển 6,7%/năm của Việt Nam rơi vào cảnh “gần như không thể đạt được”. Điều này khiến… Continue readingĐại biểu Quốc hội: Tăng trưởng GDP không đạt sẽ khiến Việt Nam mất cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Thủ tướng: Không ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 7,42%. Quan điểm này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty bàn giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017, ngày 12/8. Diễn ra trong gần 5giờ đồng hồ, Thường trực Chính phủ đã rà soát lại từng mục… Continue readingThủ tướng: Không ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Dù tăng trưởng rất mạnh, “quyền lực” của TTCK Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/96 của ngân hàng

Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, so với hệ thống ngân hàng thì “quyền lực” của thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé. Năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Với sự tăng giá của các cổ phiếu lớn mới lên sàn, VN-Index đã vượt qua vùng đỉnh 650 điểm kể từ… Continue readingDù tăng trưởng rất mạnh, “quyền lực” của TTCK Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/96 của ngân hàng

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Ngành logistics kỳ vọng đóng góp 10% vào GDP năm 2025

Doanhnhanvietuc – Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%… Lãnh đạo các hiệp hội, Ngân hàng Thế giới, các chuyên gia chỉ ra thách thức và tiềm năng phát triển cho ngành logistics Việt Nam tại Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2017. Sự kiện do Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh… Continue readingNgành logistics kỳ vọng đóng góp 10% vào GDP năm 2025

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm