Tỷ phú Warren Buffett: 90% trong số chúng ta thất bại và khốn khó vì không chịu làm theo điều này

Friday, 21/07/2017, 11:09 AM

Doanhnhanvietuc – Dành thời gian thiết lập mục tiêu sẽ giúp bạn tìm thấy nhiều điều thú vị trong cuộc sống và thúc đẩy tinh thần học tập, làm việc. Điều này giúp ích rất nhiều vì nó giúp chúng ta xác định mục đích rõ ràng, tạo mục tiêu thúc đẩy ta tiến lên phía trước. Tuy nhiên, việc sắp xếp các mục tiêu ưu tiên và thực hiện chúng như thế nào mới chính là điều chúng ta cần để thành công.

Đã bao giờ bắt đầu tạo ra một danh sách mục tiêu tinh thần hoặc thể chất mà chỉ hoàn thành được một vài trong số đó rồi gạt tất cả sang một bên? Có khi nào bạn tự hỏi, đặt ra nhiều mục tiêu sẽ giúp ích hay chỉ cản trở con đường đi đến thành công của bạn?

Warren Buffett, một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới hiện nay, cũng từng tự đặt câu hỏi về nhu cầu khi có quá nhiều mục tiêu.

Sau nhiều năm hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ông nhận ra, đôi khi chỉ cần buông bỏ những điều không cần thiết và tập trung vào mục tiêu quan trọng thì bạn sẽ đạt được thành quả mà mình mong muốn.

“Danh sách 5” và “Danh sách 20”

Để chứng minh cho luận điểm của mình, Buffett đã yêu cầu cấp dưới Mike Flint liệt kê 25 mục tiêu nghề nghiệp hàng đầu của anh ta, sau đó suy nghĩ cẩn thận và chọn ra 5 mục tiêu quan trọng nhất. Lúc này, Flint có 2 danh sách riêng biệt – danh sách 5 mục tiêu và danh sách 20 mục tiêu còn lại.

Giống như nhiều người trong chúng ta, Flint kết luận rằng, anh sẽ tập trung chủ yếu vào “danh sách 5” và sẽ thực hiện “danh sách 20” khi có thời gian. Tuy nhiên, Buffett đã ngăn lại anh và nói rằng, đây thực sự biện pháp sai lầm vì thực sự anh nên bỏ qua “danh sách 20” – bất kể nó quan trọng đến mức nào – và chỉ tập trung vào “danh sách 5”. Sở dĩ ông khuyên Flint nên làm như vậy là vì danh sách 20 là cơ bản chỉ làm Flint phân tâm.

Buffett giải thích, lý do chúng ta thường không bao giờ thành công với mục đích của mình là vì ta luôn cố gắng đặt ra nhiều mục tiêu nhất có thể. Danh sách các mục tiêu càng lớn, ta càng có nhiều cơ hội để từ bỏ những điều quan trọng và chuyển sang mục kế tiếp với hy vọng rằng lần này sẽ thành công.

Nếu những gì tác giả nổi tiếng Malcolm Gladwell tuyên bố là đúng, để trở thành một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta phải dành 10.000 giờ thực hành có chủ đích để đạt được kiến ​​thức trong lĩnh vực đó, tương đương với 20 giờ mỗi tuần trong gần một năm, tổng cộng là 10 năm.

Hãy tưởng tượng, danh sách ban đầu của Flint gồm 25 mục tiêu thì anh ta sẽ mất 250 năm để hoàn thành danh sách đó. Như vậy, quá nhiều mục tiêu không chỉ làm bạn mất tập trung mà còn tiêu tốn khá nhiều thời gian, là tảng đá lớn trên con đường thành công của bạn.

“Danh sách những điều cần tránh bằng mọi giá”

Giảm thiểu đã trở thành một chủ đề nóng hổi khi đề cập đến điều mà chúng ta có thể làm để khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn và điều này cũng có thể áp dụng cho danh sách mục tiêu.

Giống như những thứ vật chất, thật khó để quyết định nên bỏ đi mục tiêu nào và nên giữ lại cái nào quan trọng, nhưng trong quá trình làm việc, bạn sẽ tự nhận thấy điều gì là tốt nhất cho bản thân.

Hãy thử viết ra 25 mục tiêu – bao gồm cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn – sau đó bắt đầu quá trình chọn lọc để tìm ra top 5 của bạn.

Tiếp đến, thay vì bỏ qua hoàn toàn danh sách 20, hãy đặt chúng vào mục nhắc nhở những điều bạn không tập trung vào. Nếu bắt đầu làm việc trong danh sách này, bạn đang có nguy cơ đạt được 20 mục tiêu nhỏ thay vì 5 mục cực kỳ quan trọng cần hoàn thành.

Cho dù 5 mục tiêu hàng đầu là muốn học một ngôn ngữ, một kỹ năng mới hay hướng tới một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, hãy nỗ lực để thực hiện những mục tiêu này.

Hãy giữ động lực để đạt được mục tiêu và đừng sa đà vào danh sách thứ hai. Bạn nên nhớ rằng, thời gian chính là chìa khóa thành công.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm