Úc: Cuộc giải phẫu đầu tiên trên thế giới tại Melbourne có thể thay đổi cuộc đời một bé gái

Monday, 28/11/2016, 09:59 AM

Các bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện Nhi đồng Monash tại Melbourne, đã hoàn tất cuộc giải phẫu phức tạp đầu tiên, khi tái tạo lại chân cho một bé gái mới 2 tuổi. 

Trong cuộc giải phẫu kéo dài đến 7 tiếng đồng hồ, bác sĩ đã thành công trong việc cắt đi chiếc chân thứ ba, mà cô bé người Bangladesh đã có lúc mới chào đời.

Trong phòng chờ đợi giải phẫu có người mẹ bên cạnh, bé gái Choity Khatunto chờ đợi trong những giây phút trước khi được đưa vào phòng phẫu thuật, vốn được xem là cuộc giải phẩu thay đổi cả một đời người.

Bé gái người Bangladesh và người mẹ 22 tuổi, đã trải qua 3 tháng sống tại một nông trại ở phía bắc Melbourne, do Hiệp hội Cứu Cấp Trẻ em làm chủ.

Tổ chức nhân đạo nầy tìm ra các trẻ em cần được chữa trị từ các quốc gia đang phát triển và kết hợp với các bác sĩ giải phẩu và các toán y tế.

Với dáng vẻ bên ngoài khỏe mạnh, cô bé được chẩn đoán phức tạp.

Cô sinh ra với một cái chân thứ ba, đã được cắt đi một phần tại một bệnh viện ở Bangladesh ngay sau khi sinh ra, và cô bé sống với 2 vết mổ ruột già cho ra ngoài và quả thận không hoạt động. Cô bé còn có thị lực yếu kém.

Người đứng đầu khoa giải phẩu tại Bệnh viện Nhi đồng Monash, giáo sư Chris Kimber đã mất 2 tháng tham vấn các chuyên gia trên khắp thế giới, để hoạch định kế hoạch giải phẩu cho cô bé.

Tuyên bố trước khi giải phẩu, ông cho biết.

Kết quả hình ảnh cho bệnh viện Nhi đồng Monash

“Để cắt đi cái chân mọc từ xương chậu, chúng tôi phải tại tạo bộ phận sinh dục và xương chậu bình thường cho cô bé, do hiện nay chưa có”.

Bác sĩ Kimber cho biết, một mục tiêu khác của cuộc giải phẩu là có thể cho hai đoạn ruột già vào trong bụng và chắc chắn cô bé 2 tuổi có thể trở về ngôi làng xa xôi, để sống còn với một vài hạn chế.

“Chúng tôi không thể để cho cô bé xử dụng bình thoát nước tiểu, cũng như không thể để cho cô lệ thuộc vào các dụng cụ vệ sinh. Chúng tôi phải tiến hành một cuộc giải phẩu, để cho phép cô bé có thể sống tại cộng đồng địa phương và không bị nguy cơ nhiễm trùng bất ngờ, hoặc chết do nhiễm trùng”.

“Chúng tôi hy vọng cô bé có thể kiểm soát được đầy đủ việc tiểu tiện, vì vậy trong khi mọi việc diễn tiến như kế hoạch, chúng tôi hết sức vui mừng với diễn biến và kết quả của cuộc giải phẩu”. Người đứng đầu khoa giải phẩu tại Bệnh viện Nhi đồng Monash, giáo sư Chris Kimber nói.

Còn ông Atom Rahman, hiện điều hành một tổ chức tại Bangladesh, cung cấp các trợ giúp y khoa cần thiết tại nhiều khu lao động tại quốc gia nầy.

Ông đã khám phá ra trường hợp của bé Choity Khatunto và cho biết, ông ở Úc để cung cấp những hỗ trợ cho mẹ cô bé, trong suốt thời gian giải phẩu và hồi phục.        

“Đối với cô bé, cuộc giải phẩu thành công tại Úc hoàn toàn là một cuộc giải phẩu đổi đời. Không có chuyện nầy, cô bé sẽ gặp khó khăn suốt cả đời”.    

Mẹ cô bé, bà Shima Khatunto cho biết bà hiểu được hậu quả của cuộc giải phẩu đổi đời.        

“Tôi hết sức vui mừng nếu cháu khỏe mạnh hơn, không có lời nào diễn tả được nỗi hạnh phúc và phấn khởi của tôi nếu cháu khá hơn. Hy vọng là con gái tôi sẽ được chữa trị và khỏe mạnh”.

Được biết bác sĩ Kimber hướng dẫn một toán các bác sĩ giải phẩu, từ Myanmar, Bhutan, Fiji và Việt Nam trong cuộc giải phẩu gay go, kéo dài suốt 7 tiếng đồng hồ.

Đây là cuộc giải phẩu có nhiều thử thách, thế nhưng chỉ vài phút sau khi hoàn tất, bác sĩ Kimber tỏ vẻ lạc quan.

“Chúng tôi hy vọng cô bé có thể kiểm soát được đầy đủ việc tiểu tiện, vì vậy trong khi mọi việc diễn tiến như kế hoạch, chúng tôi hết sức vui mừng với diễn biến và kết quả của cuộc giải phẩu”.

Sau cuộc giải phẩu, bé Choity Khatunto sẽ còn vài lần nữ gặp bác sĩ Kimber và toán của ông.

Sau đó là đến phần các chuyên viên vật lý trị liệu, để giúp cô bé biết cách xử dụng các cơ bắp đã được tái tạo.

Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, bác sĩ Kimber cho biết cô bé sẽ có thể chạy đi lại được.

Và sau lễ Giáng sinh tại Úc, cô bé Choity Khatunto có thể hồi phục đầy đủ, để có thể trở về quê nhà ở Bangladesh.

Theo sbs

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm