Úc: Thị trường bất động sản bị phá vỡ

Saturday, 22/09/2018, 20:37 PM

Một phần ba những chủ nhà người Úc “nằm ngoài khả năng chi trả” cho chính căn nhà của mình

Khi nhiếp ảnh gia Rose Le Febvre và chồng mua nhà ở Putney, một vùng ngoại ô bên sông Parramatta cách tây bắc Trung tâm Sydney khoảng 10km, “không ai muốn sống ở đó”. Năm 1999, họ chỉ phải trả 365.000 đô la cho ngôi nhà, hướng nhìn ra dòng sông. Năm ngoái, ngôi nhà đó có giá từ 1,8 đến 2 triệu đô la.

Theo trang dữ liệu bất động sản CoreLogic, giá bán nhà trung bình ở Putney hiện nay là 2,4 triệu đô la. Với việc giá nhà đất tăng vọt từ cuối những năm 2000, bà Le Febvre nằm trong số hơn một phần ba những chủ nhà người Úc “nằm ngoài khả năng chi trả” cho chính căn nhà của mình. Nghiên cứu mới của trang web so sánh Mozo cho biết 35% chủ nhà nói rằng họ hiện đang sống trong những căn hộ mà họ sẽ không thể chi trả được nếu là mua vào thời điểm hiện tại.

Bà Le Febvre và chồng Glen rất may mắn khi đã mua nhà.

Từ năm 2009, giá tại Sydney và Melbourne đã tăng lần lượt 105% và 93,5%. Trong ba thập kỷ qua, giá bất động sản đã tăng 600%, vượt xa mức tăng thu nhập. “Tôi cảm thấy kể cả chúng tôi bán nhà để mua mới thì cũng không mua được quanh khu vực này mà phải tìm ở một nơi khác. Nếu chúng tôi muốn một căn tương đương thì khả năng là phải trả thêm khoảng 300,000 đến 400,000 đô la.”. Bà Le Febvre, có ba đứa con vẫn đang học đại học, cho biết hầu hết gia đình bà đã chuyển đến Newcastle vì đơn giản là họ không thể mua được nhà ở Sydney.

Chuyên gia bất động sản của Mozo, ông Steve Jovcevski, nói: “Điều đó cho ta thấy là thị trường bất động sản về bản chất đã vỡ. Nếu một phần ba người dân Úc còn không thể chi trả cho tài sản mà họ hiện đang sở hữu, thì có hy vọng gì cho những người chưa tham gia vào thị trường?”

Thời điểm mua nhà của người Úc

Nguồn: Mozo.com.au

Lợi nhuận khủng từ sở hữu bất động sản

Không ngạc nhiên khi 95% chủ nhà không hối hận về việc đã mua nhà. Một phần năm trong số đó ước tính giá nhà của họ đã tăng khoảng 300.000 đô la kể từ khi mua, 20% ước tính mức tăng lên đến 700.000 đô la, trong khi 6% cho rằng lợi nhuận của họ phải tăng đến mức đáng kinh ngạc là hơn 900.000 đô la.

Theo khảo sát, 40% người Úc mua nhà trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2018, 28% mua từ năm 2001 đến 2010. “Một số người đã kiếm được 900.000 đô la mà không phải làm gì nhiều ngoài việc trả hết tiền vay thế chấp “, ông Jovcevski nói. “Một vài trong số những người này đã trở thành triệu phú trong những năm qua chỉ đơn giản bằng cách sở hữu bất động sản.”

Mức tăng giá bất động sản kể từ thời điểm mua.

Nguồn: Mozo.com.au

Khi mà thị trường bất động sản bắt đầu giảm nhiệt, ở Sydney và Melbourne giá cũng đã giảm lần lượt là 5,6% và 3,5% so với mức đỉnh điểm, ông Jovcevski tin rằng vẫn có rất ít cơ hội giá sẽ trở nên phải chăng hơn trong tương lai gần. “Ngay cả khi giá cả từ mức cao nhất so với mức thấp nhất đã giảm 15%, thì nó vẫn nằm quanh mức của năm 2016 khi giá vẫn còn cao. Nếu giá như vậy là hợp lý và được giữ nguyên trong một vài năm thì có thể tiền lương sẽ bắt kịp, nhưng đó chỉ là giả thiết.

Giấc mơ Úc về việc sở hữu một căn nhà khó thành hiện thực

Việc các ngân hàng đưa ra những tiêu chí cho vay chặt chẽ hơn có thể làm giảm nhu cầu đầu tư và giảm áp lực lên giá, nhưng nó là một con dao hai lưỡi có thể gây thiệt hại cho những người mua nhà đầu tiên. Ông Jovcevski tin rằng thông điệp là rất rõ ràng – giấc mơ Úc về việc sở hữu một căn nhà đơn giản là “vượt qua rất nhiều người”. “Nhiều người Úc từng mơ ước sở hữu một ngôi nhà đang xem xét các giải pháp thay thế để bảo vệ tài chính cho tương lai của mình khi họ đối mặt với thực tế rằng việc sở hữu một ngôi nhà có thể không còn khả thi nữa”, ông nói. “Ngoài ra, rất nhiều người đã mua nhà cho rằng vậy là tốt đối với họ, nhưng còn con cái của họ thì sao? Làm thế nào để thế hệ sau cũng chi trả được cho việc sở hữu một ngôi nhà? Rõ ràng là tôi có tài sản rồi, nhưng tôi phải cần thêm bao nhiêu nữa để giúp cho con cái mình đặt được một chân lên chiếc thang bất động sản này?”

Bà Le Febvre cũng đồng quan điểm: “Mối quan tâm lớn nhất của tôi là các con tôi, chúng tôi sẽ khuyến khích các con mua nhà đất nhưng hiện tại chúng vẫn đang học đại học nên điều này sẽ là không thể trong một vài năm sắp tới.” Bà hi vọng giá nhà sẽ giảm xuống “cho con cái của chúng ta, còn thời của chúng ta thì chắc là không được”.

Thu Hà

Báo Doanh nhân Việt Úc

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cựu du học sinh chia sẻ kinh nghiệm du học Australia

Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia (SVAU), Hội Sinh viên Việt Nam tại bang New South Wales (UAVS-NSW) đã tổ chức thành công Ngày hội Du học Australia tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ngày hội du học Australia 2023 – Into the Future hội tụ trên 20 trường đại học Australia, cung cấp cho những người tham gia một cái nhìn tổng quan về du học Australia thông qua những kinh nghiệm,… Continue readingCựu du học sinh chia sẻ kinh nghiệm du học Australia

Khai mạc SEA Games 31: Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn

Sau nhiều ngày chờ đợi, đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 – SEA Games 31, chính thức khai mạc vào 20h tối 12/5 trên SVĐ Quốc gia Mỹ Đình. BTC SEA Games 31 và TP.Hà Nội huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sỹ, nghệ sỹ, diễn viên, VĐV, sinh viên của 14 đơn vị nghệ thuật, thể thao tham gia chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật đặc biệt tại lễ khai… Continue readingKhai mạc SEA Games 31: Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – Nơi doanh nhân kiều bào gửi trọn niềm tin

Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) được thành lập năm 2009; là tổ chức xã hội nghề nghiệp. BAOOV gồm 317 hội viên là các doanh nhân Việt kiều đến từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn có nhiều các chi hội liên kết hoạt động. BAOOV đang dần khẳng định vị trí, vai trò trong tổ chức xã hội nghề nghiệp Việt Nam,… Continue readingHiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài – Nơi doanh nhân kiều bào gửi trọn niềm tin

Giới thiệu tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi” của tác giả Trương Hoà Bình với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tác giả Trương Hòa Bình hằng ngày gánh trách nhiệm với công việc bề bộn của một vị lãnh đạo trong Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực; nhưng trong thế giới tinh thần ông vẫn giữ nét phong phú đầy sắc màu và trong sáng của mình. “Thương nhớ đến vô cùng” là câu thơ rút trong tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi”. Mạch tình cảm thương nhớ đó, đúng hơn là… Continue readingGiới thiệu tập thơ “Tiếng vọng hồn sông núi” của tác giả Trương Hoà Bình với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

ST25 và bài học chọn tên nhãn hiệu

(KTSG) – Dấu hiệu ST25 bị một số công ty ở Mỹ và Úc đăng ký bảo hộ là một thực tế, trong khi Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam khẳng định rằng ST25 chỉ là tên gọi thông thường của sản phẩm nên không được bảo hộ với chức năng là một nhãn hiệu (1). Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý gì để nhãn hiệu được lựa chọn có khả năng đáp ứng… Continue readingST25 và bài học chọn tên nhãn hiệu

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm