Việt Nam: “Con hổ” kinh tế đang vươn mình!

Wednesday, 14/02/2018, 02:45 AM

Doanhnhanvietuc – Dù năm 2017 đầy biến động với nhiều làn gió ngược đến từ việc Mỹ rút khỏi TPP, Brexit… nhưng hầu hết giới chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất ấn tượng trước những thành quả của Việt Nam năm 2017; đồng thời tin tưởng vào triển vọng năm 2018.

Việt Nam: "Con hổ" kinh tế đang vươn mình!

Nền kinh tế thị trường thành công

Trong bài viết trên tờ Manila Bulletin (Philippines) ngày 28-11-2017 với tiêu đề “Việt Nam, con hổ kinh tế đang vươn mình” (Vietnam, the rising tiger economy), Tiến sĩ (TS) Florangel Rosario Braid viết:

“Việc đưa ra các cải cách kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế thị trường thành công của thế giới. Tư nhân được khuyến khích và các doanh nghiệp nhà nước đã được cơ cấu lại để hoạt động dưới những ràng buộc của thị trường. Sản xuất, công nghệ thông tin và kinh doanh công nghệ cao hiện nay là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ nghèo đói đã giảm do các chính sách công bằng như phân bổ đất bình quân nhằm giảm sự bất bình đẳng”.

Một yếu tố có thể giải thích sự tăng trưởng nhanh về năng suất và kinh doanh ở Việt Nam, theo TS. Braid, là việc Nhà nước chú trọng nâng cao năng lực đổi mới thông qua việc khuyến khích khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.

“Việt Nam khuyến khích các thí nghiệm về robot học, các chương trình vũ trụ và khuyến khích các sản phẩm khoa học về đời sống, vật lý, kỹ thuật, toán học và vật lý, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học. Mặc dù giáo dục không miễn phí, nhưng số trẻ em được đi học thuộc hàng những nước cao nhất trên thế giới. Thái độ, hệ thống quản lý và văn hóa kinh doanh của Việt Nam là các nhân tố góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2020”, TS. Braid cho biết.

Việt Nam: Con hổ kinh tế đang vươn mình! - Ảnh 1.

Cảng Tiên Sa – Ðà Nẵng.

Ngoài ra, TS. Braid đánh giá cao các chính sách của Việt Nam như thành lập các khu chế xuất; kiểm soát được lạm phát và cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất thông qua cải cách thể chế; xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia thông qua điện hóa nông thôn và đảm bảo hơn 97% hộ gia đình có điện lưới; mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ và dỡ bỏ những hạn chế để khuyến khích 63 tỉnh, thành cạnh tranh với nhau; hỗ trợ đầu tư nước ngoài (FDI) đạt mức cao kỷ lục 24,4 tỷ USD vào năm 2016…

Tuy nhiên, theo TS. Braid, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đòi hỏi một cơ sở nguồn nhân lực có tay nghề cao, chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) mạnh, và các chính sách tài chính để khuyến khích nâng cấp công nghệ. Quan trọng hơn, Chính phủ phải cố gắng loại trừ tham nhũng tràn lan như hối lộ, chiếm đoạt tài sản Nhà nước…

Dấu ấn APEC 2017

Báo The Diplomat ngày 30-10-2017 viết: “APEC 2006 tại Hà Nội là dịp Việt Nam ra mắt, khởi đầu cho quá trình hội nhập với thế giới. Việc cải thiện quan hệ đã giúp tăng cường thương mại, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), GDP của Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 25 tỷ USD năm 1996 lên 66 tỷ USD năm 2006. Thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người từ 310 USD năm 1996 lên 760 USD năm 2006. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn dừng lại ở mức 2,4 tỷ USD một năm trong thời kỳ này”.

Còn APEC 2017 là nơi Việt Nam tỏa sáng sau nhiều  năm hội nhập với thế giới. “Kể từ APEC 2006, Việt Nam tiếp tục công cuộc hội nhập kinh tế với các nước láng giềng và các đối tác thương mại ở xa hơn… Kết quả của việc gia tăng hội nhập kinh tế là Việt Nam đã đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, thặng dư xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 là 162 tỷ USD. Theo số liệu của WB, năm 2016, GDB Việt Nam đạt 203 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2006. Riêng FDI tăng gấp 4, lên 11,8 tỷ USD vào năm 2015, cho thấy các nhà đầu tư ngoại quốc đang chú ý đến Việt Nam”.

Trong một bài phỏng vấn, GS. Park Tae-kyun, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm Đại học Korea; đồng thời là Chủ tịch Diễn đàn Lương thực Hàn Quốc thuộc Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thực phẩm Hàn Quốc, nhận định Việt Nam là nền kinh tế thành viên tích cực và có nhiều sáng kiến cũng như đóng góp tại nhiều cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…

GS. Park Tae-kyun đánh giá cao sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm (gồm kinh tế, tài chính và xã hội) mà Việt Nam đưa ra; đồng thời cho rằng những sáng kiến cùng vai trò dẫn dắt của nước chủ nhà Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp APEC đẩy nhanh tiến trình hoàn thành mục tiêu Bogor 2020, trở thành cơ chế hợp tác kinh tế thương mại hiệu quả trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng gia tăng. “Đây là lần thứ hai Việt Nam được chọn là chủ nhà tổ chức các sự kiện APEC, chứng tỏ Việt Nam nhận được sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế” – GS. Park nhận định.

Nhà đầu tư sẽ tràn vào “như nước lũ”

Tạp chí Forbes của Mỹ ngày 27-12-2017 có bài viết nhan đề “Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc vào năm 2018 khi các nhà đầu tư tràn vào như nước lũ” (Vietnam’s Economic Growth Will Accelerate In 2018 As Investors Flood The Country).

Theo đó, vào đầu năm 2017, hạn hán đã làm ảnh hưởng tới nông nghiệp Việt Nam, trong khi khai thác mỏ đối mặt với chi phí sản xuất cao và giảm giá bán ra nước ngoài. Quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 1 đã khiến nhiều người lo lắng Việt Nam sẽ bỏ lỡ các mục tiêu tăng trưởng.

“Nhưng những làn gió ngược đó vẫn không cản được Việt Nam, khi GDP tổng thể đạt 202 tỷ USD. Các nhà phân tích cho biết các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử và các nhà máy sản xuất sợi polyester vẫn yêu Việt Nam vì chi phí thấp, lao động dồi dào và quá trình cấp phép thực tế. Sự tăng trưởng cũng đã giúp làm cho người dân giàu có hơn, chỉ còn 13,5% dân số đói nghèo, một sự khích lệ cho các nhà đầu tư”, theo Forbes.

Tờ báo trích lời Hãng nghiên cứu SSI Research: “Chúng ta có thể suy luận hợp lý rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cao vào năm 2017 sẽ dẫn đến FDI giải ngân cao vào năm 2018”. SSI Research cho biết xuất khẩu đã tăng 23% lên 155,24 tỷ USD trong năm 2017. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan, tất cả những nơi mà chi phí sản xuất nhiều hơn ở Việt Nam.

Forbes cũng dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, theo đó vốn FDI đăng ký tăng 44% so với năm trước lên 29,68 tỷ USD. Theo Forbes, các nhà đầu tư bị thu hút vì một lực lượng lao động trẻ trung, có thể đào tạo và sẵn sàng làm việc với mức lương tối thiểu là 172USD/ tháng. Khoảng 60% trong số 93 triệu người Việt Nam đang ở độ tuổi lao động. Theo nghiên cứu của Công ty TNHH PwC, khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đang trở nên có hiệu quả hơn và hầu hết các ngành công nghiệp đều cho phép đầu tư nước ngoài 100%.

“Việt Nam có thể sẽ lại nổi lên sau một cú sốc vào đầu năm 2017. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ đạt tới 6,7%, tốt hơn năm 2017. Ngân hàng Phát triển châu Á đã dự báo mức tăng 6,5%, cao hơn năm 2017 và mạnh hơn các nước đang phát triển châu Á nói chung. Ngay cả WB dù thận trọng hơn cũng dự báo tăng trưởng trong năm tới cao hơn năm nay”. – Theo Forbes – congannhandan
Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Mải ca ngợi Nhật, Mỹ mà ít ai biết ở Việt Nam cũng có một DN xây cao tốc rất giỏi: Làm đường chuẩn tiến độ, bảo hành 5 năm không nứt lún!

Doanhnhanvietuc – Sơn Hải từng gây ấn tượng khi tuyên bố bảo hành đường 5 năm, trong khi các nhà thầu thi công khác chỉ dám bảo hành 2 năm. Tập đoàn này từng bị cho là “đánh bóng thương hiệu”, “chơi trội” nhưng thời gian đã cho thấy, tuyến đường Sơn Hải thi công thực sự cho chất lượng cao vượt trội so với các nhà thầu khác. Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải… Continue readingMải ca ngợi Nhật, Mỹ mà ít ai biết ở Việt Nam cũng có một DN xây cao tốc rất giỏi: Làm đường chuẩn tiến độ, bảo hành 5 năm không nứt lún!

Buổi gặp gỡ cuối năm giữa vị đại sứ mê nhiếp ảnh và hội Doanh nhân Việt tại Úc

Doanhnhanvietuc – Trong những ngày cuối năm 2016, hội doanh nhân Việt nam tại Úc ( VBAA ) đã có dịp đón tiếp thân mật đại sứ Lương Thanh Nghị nhân dịp ông có chuyến tham quan và chúc tết người Việt tại Melbourne. >>> Xem thêm: Muốn bảo lãnh người thân đến Úc? Những thay đổi sau về luật di trú có thể ảnh hưởng đến bạn Đại sứ Lương Thanh Nghị cho biết người Việt… Continue readingBuổi gặp gỡ cuối năm giữa vị đại sứ mê nhiếp ảnh và hội Doanh nhân Việt tại Úc

NutiFood lọt top 10 Doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng

Doanhnhanvietuc – Ngày 12/4, Tổ chức Vietnam Report công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng năm 2017. Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood lọt top 10 của bảng xếp hạng. Ngoài ra, khi công bố bảng xếp hạng Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thịnh vượng năm 2017, NutiFood cũng lọt trong top 5. Đây là bảng xếp hạng do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá… Continue readingNutiFood lọt top 10 Doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng

Trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Úc qua lễ hội “Tase of Australia“

Doanhnhanvietuc – Sự kiện quảng bá về thực phẩm, đồ uống, nền ẩm thực, thời trang và thiết kế của Úc với nhiều hoạt động và sự kiện sẽ diễn ra ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Nha Trang trong suốt tháng 4/2017. Tháng Tư này, chính phủ Úc tại Việt Nam sẽ tổ chức chương trình quảng bá Taste of Australia. Mục đích là quảng bá các món ăn và đồ uống… Continue readingTrải nghiệm tinh hoa ẩm thực Úc qua lễ hội “Tase of Australia“

AirAsia vào Việt Nam, hàng không sắp chia lại thị phần

Doanhnhanvietuc – Trong khi dư luận đang tranh cãi về đề xuất áp giá sàn cho vé máy bay, AirAsia Bhd – công ty điều hành hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á AirAsia – có kế hoạch hợp tác với một công ty nội địa thành lập một hãng hàng không mới ở Việt Nam. Bloomberg đưa tin, hãng hàng không này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm… Continue readingAirAsia vào Việt Nam, hàng không sắp chia lại thị phần

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm