Phân hạng chung cư từ ngày 15.2: Tránh việc chủ đầu tư tự phong

Wednesday, 15/02/2017, 12:48 PM

Ngày 15.2 tới đây, Thông tư 31 của Bộ Xây dựng quy định về phân hạng nhà chung cư có hiệu lực. Mục đích việc phân hạng nhà chung cư, Bộ Xây dựng cho rằng, nhằm xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường.

Phân hạng chung cư từ ngày 15.2: Tránh việc chủ đầu tư tự phong

Thông tư 31 là cần thiết để tránh việc chủ đầu tư tự phong cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với việc phân hạng nhà chung cư sau khi hoàn thành, theo nhiều ý kiến, người mua nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa biết được hưởng lợi gì.

Vào ở rồi mới xếp hạng…

Thông tư 31 quy định về việc phân hạng, tiêu chí đánh giá phân hạng, hồ sơ đề nghị công nhận hạng, thẩm quyền và trình tự, thủ tục công nhận hạng nhà chung cư thương mại, nhằm mục đích chính là xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường và chỉ thực hiện đối với chung cư nào có đề nghị phân hạng. Theo thông tư, các tiêu chí phân hạng nhà chung cư được xác định theo 4 nhóm: Quy hoạch kiến trúc; hệ thống, thiết bị kỹ thuật; dịch vụ, hạ tầng xã hội; chất lượng, quản lý, vận hành. Nhà chung cư được phân 3 hạng: A, B, C. Trong đó, hạng A và B phải đáp ứng tối thiểu 18 trong 20 tiêu chí.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, đại diện Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, việc xây dựng tiêu chí phân hạng là rất cần thiết để tránh việc chủ đầu tư tự phong cho sản phẩm của mình. Theo đại diện Bộ Xây dựng, tình trạng phổ biến hiện nay là một số doanh nghiệp, người mua, sàn giao dịch tự nhận là chung cư cao cấp, chung cư hạng A, đô thị xanh, khu đô thị sinh thái. Trong Luật Nhà ở 2014 đã quy định việc phân hạng hay công nhận chất lượng là trách nhiệm của cơ quan quản lý, thay vì do doanh nghiệp quyết định như trước đây.

“Nhà nước phải tham gia việc này như là trọng tài xác định dự án đó có đúng tiêu chuẩn quy định tên gọi đó hay không, và trên cơ sở đó, người mua và doanh nghiệp đánh giá với mức tiền bỏ ra thì có phù hợp với dự án đã mua không” – ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản – nói.

Không ý nghĩa với nhiều người mua nhà

Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 13.2, lãnh đạo Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản cho biết, Thông tư 31 quy định việc xếp hạng nhà chung cư sẽ không áp dụng với các dự án nhà ở đang xây dựng, mà chỉ áp dụng với các dự án nhà chung cư đã hoàn thành. Điều này có nghĩa, với những người mua nhà chung cư hình thành trong tương lai sẽ không có thông tin về việc chung cư mình sẽ mua là hạng A, B

hay C.

Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu Thông tư 31 “Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường” không có nhiều ý nghĩa. Anh Trần Nguyên (quận Hoàng Mai, Hà Nội, người đang tìm mua nhà chung cư) khi đọc Thông tư 31 thắc mắc, hiện nay người mua nhà chỉ quan tâm đến chất lượng xây dựng, uy tín chủ đầu tư nhưng rất khó tìm kiếm thông tin và cơ quan thẩm định. “Còn việc đánh giá, phân hạng sau khi xây nhà xong thì việc đã rồi. Thực tế không giúp ích được người tìm hiểu thông tin để chọn lựa mua nhà” – anh Nguyên nói.

Trao đổi với Lao Động, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM – cho rằng, điều quan trọng nhất với người mua nhà chung cư là khi mua có thêm được nhiều thông tin về dự án nhà ở của mình ngoài những lời chủ đầu tư giới thiệu, tuy nhiên Thông tư 31 không làm được điều này. Ông Châu đặt vấn đề, ai thẩm định được dự án nhà chung cư mà chủ đầu tư sắp bán là cao cấp, đẳng cấp, sang trọng. “Có nhiều trường hợp, khi hoàn thành rồi người mua nhà mới ngã ngửa khi dự án nhà cao cấp nhưng không có lối đi vào, chưa bảo đảm an ninh, hay an toàn cháy nổ” – ông Châu nói.

Bởi vậy, ông Châu cho rằng, ngoài việc phân hạng chung cư sau khi hoàn thành thì Bộ Xây dựng nên quy định cấm các chủ đầu tư khi quảng bá dự án gắn mác “cao cấp”, “đẳng cấp”, “sang trọng” vào sản phẩm của mình để bảo vệ người mua nhà. “Chủ đầu tư chỉ được đưa những thông tin cơ bản về dự án như vị trí, tiện ích hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội là đủ. Còn việc cao cấp, đẳng cấp do người mua nhà và thị trường tự quyết định” – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM nói.

Phân hạng nhà chung cư không bắt buộc

Theo quy định của Thông tư 31, Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà chung cư thực hiện công nhận hạng nhà chung cư. Sở Xây dựng phân hạng nhà chung cư khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân gồm: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư; chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Như vậy, việc phân hạng nhà chung cư, theo Thông tư 31 không hoàn toàn bắt buộc với tất cả tòa nhà mà chỉ áp dụng khi có đề nghị của chủ đầu tư, ban quản trị, chủ sở hữu nhà chung cư.

Theo laodong

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Kích cầu tiêu dùng, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 12/8, Thủ tướng nhất trí các giải pháp về tăng tiêu dùng hộ gia đình; yêu cầu đẩy mạnh giảm chi phí cho doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh giải ngân để tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34 – 35% GDP… Tại cuộc họp ngày 12/8, Thường trực Chính phủ đã rà soát lại từng mục tiêu, chỉ tiêu,… Continue readingThủ tướng: Kích cầu tiêu dùng, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Phát Đạt đã chuyển nhượng toàn bộ dự án The EverRich 3 cho một doanh nghiệp lớn trong nước

Vào ngày 11/04/2017 vừa qua, công ty CP Phát Triển Bất Động Sản Phát Đạt (PDR) đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ khu căn hộ cao tầng của dự án The EverRich 3 ở phường Tân Phú, Quận 7. Theo đó, Phát Đạt đã tìm được nhà đầu tư và tiến hành ký kết thỏa thuận chuyển nhượng một phần dự án The EverRich 3, bao gồm toàn bộ khu căn hộ… Continue readingPhát Đạt đã chuyển nhượng toàn bộ dự án The EverRich 3 cho một doanh nghiệp lớn trong nước

M&A bất động sản: Thị trường tiếp tục sôi động, lộ diện nhiều gương mặt mới

Việc M&A các dự án giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến đền bù và giải tỏa mặt bằng là nguyên nhân chính khiến ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt ưu chuộng phát triển dự án thông qua loại hình này. Trong thời điểm suy thoái của thị trường BĐS, giai đoạn 2009-2013, phần… Continue readingM&A bất động sản: Thị trường tiếp tục sôi động, lộ diện nhiều gương mặt mới

Thúc đẩy thị trường trái phiếu, khơi vốn cho doanh nghiệp

Doanhnhanvietuc – Quan điểm chỉ đạo chung của Chính phủ về lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là, xây dựng phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường tiền tệ- tín dụng… Continue readingThúc đẩy thị trường trái phiếu, khơi vốn cho doanh nghiệp

Giá điện ở Việt Nam quá rẻ nên dân không cần tiết kiệm?

Giá điện thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, Thái Lan, khiến khách hàng không quan tâm đến tiết kiệm điện và các DN có vốn nước ngoài đưa công nghệ lạc hậu vào sản xuất để kiếm lời – lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương nói. Tại Hội nghị “Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, ông Đỗ Đức… Continue readingGiá điện ở Việt Nam quá rẻ nên dân không cần tiết kiệm?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm