Vinatex đề nghị Chính phủ bán hết gần 2.700 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn

Friday, 04/08/2017, 15:03 PM

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP từ 1/1/2015 với vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinatex là 53,49% – tương ứng 2.675 tỷ đồng.

Vinatex đề nghị Chính phủ bán hết gần 2.700 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn

Vinatex mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có đề xuất được thoái hết vốn Nhà nước tại Tập đoàn nhằm củng cố năng lực, phát triển trong thời gian tới.

Tập đoàn cho biết theo Quyết định 58 ra ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, Vinatex không thuộc đối tượng Nhà nước nắm giữ vốn.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt như ngày nay, để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế, Vinatex bắt buộc phải đưa ra những khoản đãi ngộ phù hợp với nhân sự chất lượng cao mà theo Tập đoàn là “không theo thang bảng lương do Nhà nước quy định”.

Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cần các cổ đông có năng lực quản trị chuyên nghiệp nắm giữ, phát triển thị trường để hỗ trợ Tập đoàn công tác quản lý, tiêu thụ sản phẩm.

Do đó, Vinatex đề nghị Thủ tướng xem xét cho thoái toàn bộ phần vốn là 2.675 tỷ đồng tại Tập đoàn cho các cổ đông bên ngoài.

Một vấn đề khác được Vinatex đề nghị trong văn bản là xin Thủ tướng cho phép Tập đoàn được sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay từ ADB.

Cụ thể, thực hiện Hiệp định của Chính phủ với ADB ngày 10/11/2015, Vinatex đã được ADB cho vay số tiền 100 triệu USD từ nguồn vay thông thường và 5 triệu USD từ nguồn vay vốn đặc biệt, trong đó Bộ Tài chính là cơ quan quản lý khoản vay.

Đến thời điểm hiện tại, Vinatex mới giải ngân được 61 triệu USD, phần còn lại, do vướng mắc về tài sản đảm bảo nên chưa giải ngân được.

Theo Vinatex, Tập đoàn đã nhiều lần đề xuất được dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo, do Vinatex là công ty mẹ nên tài sản chính là cổ phiếu của các đơn vị thành viên. Mặc dù số cổ phiếu này có giá trị cao gấp nhiều lần so với mệnh giá và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao trong nhiều năm liên tiếp và đều là các thương hiệu lớn của Việt Nam (cổ phiếu TCT May Việt Tiến, CTCP Dệt may Hoà Thọ…) nhưng Bộ Tài chính không chấp thuận.

Theo Vinatex, cổ phiếu là tài sản có giá trị trên thị trường chứng khoán, có khả năng thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền hơn các tài sản cố định. Do đó, việc không chấp thuận cho phép sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo sẽ gây nhiều khó khăn cho Tập đoàn.

Hiện Vinatex đang sử dụng tiền mặt để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Đối với những khoản vay chưa giải ngân được, Tập đoàn phải thanh toán phí cam kết đối với ngân hàng gây nhiều lãng phí, đồng thời không giải ngân được vốn vay đã được chấp thuận khiến cho hoạt động kinh doanh của Vinatex cũng như doanh nghiệp thành viên bị ảnh hưởng.

Do đó, Tập đoàn kiến nghị Thủ tướng cho phép được sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho khoản vay ADB.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Một quỹ đầu tư lạ của Mỹ định rót 150 triệu USD vào Tập đoàn Tân Tạo

Trước đây, cũng có một quỹ đầu tư của Mỹ có tên GEM đã công bố sẽ rót những khoản vốn rất lớn vào một loạt doanh nghiệp Việt Nam như CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG), CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS), CTCP Tập đoàn FLC (FLC) và CTCP Tập đoàn Đức Long Gia lai (DLG)… CTCP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA ) vừa… Continue readingMột quỹ đầu tư lạ của Mỹ định rót 150 triệu USD vào Tập đoàn Tân Tạo

Vinamilk tiên phong từ bỏ Ban kiểm soát và vai trò “thực” của Chủ tịch HĐQT Coteccons

Doanhnhanvietuc – Vai trò BKS quy định trong Luật doanh nghiệp 2015 rất lớn, nhưng thực tế theo khảo sát của IFC, BKS không đáp ứng được vai trò giám sát, IFC dùng một từ rất đơn giản để đánh giá tính hiệu lực của BKS ở Việt Nam là “On Paper” CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM ) vừa công bố tài liệu cho ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 với một… Continue readingVinamilk tiên phong từ bỏ Ban kiểm soát và vai trò “thực” của Chủ tịch HĐQT Coteccons

6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị ngân hàng… thì việc sở hữu chéo kỳ vọng sẽ được xử lý quyết liệt hơn trong năm 2017. Giữa tháng 7 vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm… Continue reading6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thượng nghị sĩ, đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và Sản xuất Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Bộ trưởng Tim Ayres sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì Diễn đàn cao cấp OECD-Đông Nam Á 2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thượng nghị sĩ, đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres. (Nguồn: TTXVN) Sáng 17/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thượng nghị… Continue readingThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thượng nghị sĩ, đồng Bộ trưởng phụ trách Thương mại và Sản xuất Australia

Tập đoàn của ông Đặng Văn Thành sắp đầu tư 1 tỷ USD vào điện mặt trời

Doanhnhanvietuc – Các dự án này dự kiến đi vào hoạt động năm 2018. TTC sẽ góp 30% vào các dự án này, phần còn lại sẽ đi vay ngân hàng và các tổ chức tài chính. Công suất dự án lên tới 1.000MW. Thành Thành Công đầu tư 1 tỷ USD vào năng lượng mặt trời Hãng tin Bloomberg cho biết, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) đang có kế hoạch chi 1 tỷ… Continue readingTập đoàn của ông Đặng Văn Thành sắp đầu tư 1 tỷ USD vào điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm