6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Wednesday, 02/08/2017, 20:17 PM

Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị ngân hàng… thì việc sở hữu chéo kỳ vọng sẽ được xử lý quyết liệt hơn trong năm 2017.

6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Giữa tháng 7 vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc tại NHNN và đưa ra 6 nhiệm vụ yêu cầu NHNN đôn đốc thực hiện toàn diện hơn. Xử lý sở hữu chéo là một trong những nhiệm vụ cấp bách và được nhấn tại hội nghị triển khai Đề án 1058 về tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.

Tại hội nghị này quan điểm về sở hữu chéo được đề cập khá chi tiết, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố lũng đoạn của cổ đông đích thực và nhóm người liên quan. Để công việc xử lý sở hữu chéo triển khai có hiệu quả, đề án này nêu bật 6 điểm nhấn lớn.

Một, bổ sung các quy định về tăng cường xử lý sở hữu chéo, ngăn lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

Hai, rà soát, sửa đổi, bổ sung khái niệm “người có liên quan” để đảm bảo bao quát rộng hơn các trường hợp có cùng lợi ích nhằm xác định được “cổ đông đích thực”, “cổ đông hưởng lợi cuối cùng”, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát cổ đông, nhóm cổ đông lớn ở cả hai khâu tiền kiểm (cấp phép, chấp thuận) và hậu kiểm (giám sát).

Ba, những cá nhân có “vết đen” nhân thân khi vi phạm nghiêm trọng quy định về hoạt động ngân hàng sẽ không được phép tham gia quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng.

Bốn, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần nhằm đại chúng hóa cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần và hạn chế sự thao túng của các cổ đông theo hướng giảm giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của một cổ đông pháp nhân so với vốn điều lệ và giảm giới hạn sở hữu cổ phần tối đa của một cổ đông và những người liên quan so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần.

Năm, nghiên cứu trình Chính phủ cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với cam kết quốc tế.

Ngoài ra, Đề án 1058 cũng yêu cầu tổ chức tín dụng phải quản lý việc cấp tín dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.

Về phía Ngân hàng Nhà nước phải tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định: yêu cầu nhà đầu tư, cổ đông chứng minh nguồn vốn góp vốn, mua cổ phần không phải là vốn vay từ các tổ chức tín dụng; định kỳ công khai thông tin về tình hình tài chính và những người có liên quan, kể cả những người được ủy thác đứng tên mua cổ phiếu.

Tổ công tác cũng nhận xét sau khi NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc sở hữu chéo được kiểm soát tốt hơn nhưng vẫn còn tồn tại từ nhóm ngân hàng lớn đến ngân hàng thương mại quy mô nhỏ.

Ví dụ như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giảm tỷ lệ sở hữu Ngân hàng TMCP Quân đội từ 9,8% xuống hơn 7,16%; với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm từ 8,2% xuống 8,19%; với Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thươn giảm từ 5,26% xuống 4,3%.(trước đó là 5,26%); với Ngân Hàng TMCP Phương Đông OCB tăng từ 4,6% lên 5,07%.

Các ngân hàng lớn khác như ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện cũng đều đang sở hữu cổ phần của các TCTD khác.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Doanhnhanvietuc – Đây là một phần trong chỉ đạo tại Nghị quyết số 106/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký mới đây.   Nghị quyết này được ban hành thể hiện yêu cầu của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Theo đó, phấn đầu hoàn thành… Continue readingThủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Các vụ lừa đảo nhắm vào khách hàng Commonwealth Bank gia tăng

Doanhnhanvietuc – Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia đã trở thành mục tiêu mới nhất của những kẻ lừa đảo, thông qua các tin nhắn giả mạo và liên kết mạng đáng ngờ. Nếu bạn nhận được một tin nhắn thông báo rằng tài khoản ngân hàng của bạn đã bị khoá, và yêu cầu bạn nhập số tài khoản và mật khẩu thông qua một liên kết mạng (URL), thì hãy cẩn thận – đó… Continue readingCác vụ lừa đảo nhắm vào khách hàng Commonwealth Bank gia tăng

Phát hiện đường dây chiếm đoạt thông tin ngân hàng: Sau Vietcombank, BIDV ồ ạt tuyển chuyên viên bảo mật, phát triển phần mềm

Doanhnhanvietuc – Thời gian gần đây, tội phạm công nghệ có xu hướng gia tăng và các ngân hàng đang dần nâng cao bảo mật để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Theo tin từ BIDV, ngân hàng này đang tuyển dụng tới 42 cán bộ Công nghệ thông tin cho nhiều vị trí làm việc tại Trụ sở Trung tâm công nghệ thông tin của Ngân hàng này. Cụ thể, BIDV tuyển dụng 4… Continue readingPhát hiện đường dây chiếm đoạt thông tin ngân hàng: Sau Vietcombank, BIDV ồ ạt tuyển chuyên viên bảo mật, phát triển phần mềm

Sáp nhập 2 công ty vào ngân hàng, Agribank còn đầu tư vốn vào những công ty nào?

Doanhnhanvietuc – Tổng số nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối năm 2016 là 15,4 nghìn tỷ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,07% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 2/3, với 10,6 nghìn tỷ. Nợ có khả năng mất vốn hơn 10 nghìn tỷ Theo BCTC riêng lẻ đã được kiểm toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), tính đến… Continue readingSáp nhập 2 công ty vào ngân hàng, Agribank còn đầu tư vốn vào những công ty nào?

Lợi nhuận PGBank sụt giảm, lỗi tại VietinBank?

Doanhnhanvietuc – Cổ đông PGBank yêu cầu lãnh đạo ngân hàng này phải có thái độ dứt khoát với VietinBank và Ngân hàng Nhà nước về việc có sáp nhập hai ngân hàng này hay không. Tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), lãnh đạo ngân hàng cho hay: Kết quả kinh doanh năm qua chưa đạt kế hoạch đề ra là do việc sáp nhập với VietinBank… Continue readingLợi nhuận PGBank sụt giảm, lỗi tại VietinBank?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm