Thủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Tuesday, 17/10/2017, 02:54 AM

Doanhnhanvietuc – Đây là một phần trong chỉ đạo tại Nghị quyết số 106/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký mới đây.

 Thủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Nghị quyết này được ban hành thể hiện yêu cầu của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Theo đó, phấn đầu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.

Theo Nghị quyết, với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn dân, tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các quý, trong đó quý III đạt mức tăng bứt phá 7,46%. Tính chung 9 tháng đạt 6,41%, cao hơn cùng kỳ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước được nâng lên, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên.

Các báo cáo kinh tế cũng cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tín dụng đối với nền kinh tế tăng gần 12%, mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức như khu vực công nghiệp, xây dựng tăng thấp hơn cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm dừng và chấm dứt hoạt động có xu hướng tăng. Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp.

Do vậy, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chủ động, quyết liệt hành động, tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017.

Một trong những yêu cầu đó là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ; phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Ngân hàng tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện quyết liệt, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.

Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh theo thẩm quyền và đề xuất cơ quan có thẩm quyền phương án điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2017 giữa các chương trình, giữa bộ, ngành, địa phương. Đối với trường hợp giải ngân chậm, kiên quyết cắt giảm và điều chuyển vốn để thực hiện nhiệm vụ cấp bách khác theo quy định.

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ Bộ Công thương tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường; xây dựng hệ thống thông tin thị trường; phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tranh thủ lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bộ cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhất là quy trình thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao có các biện pháp ứng phó với rào cản thương mại tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các chương trình thúc đẩy tiêu dùng và phát triển thị trường trong nước; tăng cường phối hợp quản lý thị trường, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch và các hoạt động tạm nhập, tái xuất, nhất là những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và không khuyến khích nhập khẩu.

Cũng theo Nghị quyết Chính phủ, nông nghiệp phải bảo đảm tăng trưởng đạt 3,05%. Để làm được điều này, Bộ Nông nghiệp cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, có phương án phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại. Hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, vật tư nông nghiệp. Phối hợp với Bộ Công Thương tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông sản có tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cuộc chiến gạo và ‘thách thức 109’ của Việt Nam

Cứ thấy cách Campuchia táo bạo vác bao gạo tặng cho Hoa hậu ngày đăng quang, cách Thủ tướng Thái nhìn đăm đăm rồi hỏi thật kỹ về gạo Việt, và cả những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về sửa đổi điều kiện xuất khẩu gạo, mới thấy cuộc chiến gạo nóng lắm rồi. Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam vướng nhiều quy định tại Nghị định 109. ​Cứ… Continue readingCuộc chiến gạo và ‘thách thức 109’ của Việt Nam

Hơn 35 nghìn tỷ đồng đầu tư vào Đà Nẵng, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng hành lang pháp lý phát triển condotel

Doanhnhanvietuc – Sáng 15/10, tại Đà Nẵng diễn ra diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2017. Đây là diễn đàn đầu tư lớn nhất của Đà Nẵng trong nhiều năm qua, thể hiện quyết tâm của thành phố trong phát triển kinh tế, xã hội, thu hút nguồn lực để Đà Nẵng trở thành đô thị động lực miền Trung – Tây nguyên. Tại đây, thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh đây là ngành kinh… Continue readingHơn 35 nghìn tỷ đồng đầu tư vào Đà Nẵng, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng hành lang pháp lý phát triển condotel

20 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố

Doanhnhanvietuc – Theo tư lệnh ngành ngân hàng, tổng nợ xấu hiện khoảng 10,08% dư nợ. Liên quan đến xử lý trách nhiệm, chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ ngân hàng, trong đó có nhiều đối tượng là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc… Sau phần thảo luận… Continue reading20 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố

Nhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký văn bản thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo chỉ đạo của Thủ tướng, giai đoạn từ này đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các Tập đoàn nói trên và do… Continue readingNhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Ngân hàng bớt lo chuyện đòi nợ

Doanhnhanvietuc – Nghị quyết Xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua quy định trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu… Continue readingNgân hàng bớt lo chuyện đòi nợ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm