HSBC: Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cổ phần hóa

Tuesday, 15/08/2017, 17:32 PM

HSBC dẫn lời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết hiện tại có khoảng 97% số DNNN đã được cổ phần hoá nhưng chỉ có 8% cổ phần đã được cổ phần hoá bán lại cho các nhà đầu tư tư nhân.

HSBC: Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cổ phần hóa

“Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm “xốc lại” quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong bối cảnh nợ công ngày càng gia tăng”, ngân hàng HSBC nhận định. Trong những tuyên bố gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã cho rằng việc thoái vốn tại các DNNN chính là một cách thức làm tăng thu ngân sách và giảm chi tiêu của Chính phủ. Ví dụ, ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra Quyết định 58/2016 nhằm đẩy mạnh việc thoái vốn Nhà nước tại các DNNN hiện có bằng cách loại bỏ hoặc giảm mức sở hữu tối thiểu mà Chính phủ nắm giữ trong một số ngành nhất định.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã đưa ra một lộ trình rõ ràng hơn cho việc cổ phần hóa bằng cách thông báo tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở một số các công ty cụ thể đã được lên kế hoạch cổ phần hóa (không chỉ công bố rộng rãi theo các ngành).

HSBC cho rằng việc Chính phủ gần đây đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các DNNN được cho là một tin tức tốt do tốc độ cổ phần hoá đã giảm trong những năm gần đây. Ví dụ, trong giai đoạn 2003 – 2008 Chính phủ đề ra mục tiêu cắt giảm 1.538 DNNN nhưng chỉ có 312 doanh nghiệp đã đáp ứng mục tiêu này.

Vào tháng 2/2017, Thủ tướng Xuân Phúc còn ban hành văn bản hướng dẫn gửi đến Bộ Tài chính yêu cầu những quy định để đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Cải cách DNNN cũng là một chủ đề chính trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm trong tháng Năm vừa qua. Tại đây, các nhà hoạch định chính sách thông qua nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết đẩy mạnh cải cách và cổ phần hóa các DNNN. Bằng chứng về cam kết mạnh hơn, Chính phủ vào năm 2016 và quý I/2017 đã phê duyệt đề xuất cổ phần hóa cho 63 DNNN, trong số đó đa phần là các doanh nghiệp lớn.

HSBC tin rằng các biện pháp cải cách bổ sung vẫn là yếu tố quan trọng để giúp Chính phủ thực hiện đầy đủ chương trình cổ phần hóa của mình. Chẳng hạn, cải cách DNNN căn bản tập trung vào việc bán cổ phần thiểu số, trong khi Chính phủ vẫn duy trì kiểm soát đa số. Điều này đã làm cho các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế khả năng định hình lại các công ty Việt Nam, cải tiến quản trị doanh nghiệp, và giúp các công ty cạnh tranh toàn cầu. Qua đó các nhà đầu tư tư nhân bị cản trở việc tham gia đầy đủ vào tiến trình.

HSBC dẫn lời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết hiện tại có khoảng 97% số DNNN đã được cổ phần hoá nhưng chỉ có 8% cổ phần đã được cổ phần hoá bán lại cho các nhà đầu tư tư nhân. Đây là điều mà Chính phủ biết và đang hướng tới để giải quyết thông qua các quá trình cải cách thêm nữa ví dụ như Quyết định 58/2016.

Ngoài ra theo Phó Thủ tướng Đình Huệ, các đơn vị hành chính địa phương và các DNNN đang thiếu nỗ lực vì họ còn lo ngại nhiều vi phạm có thể bị phơi bày trong quá trình cổ phần hóa. Phó thủ tướng cũng cho biết chỉ có sáu trong số 45 DNNN nằm trong danh sách được cổ phần hoá trong năm nay đã sẵn sàng để hoàn thành nhiệm vụ đó giúp con số DNNN được kỳ vọng sẽ hoàn tất quá trình cổ phần hóa đã giảm xuống còn 40.

Quá trình cổ phần hóa chậm cũng có nghĩa là thu nhập của Việt Nam từ việc thoái vốn các DNNN diễn ra chậm hơn dự kiến. Thông tin trên các phương tiện truyền thông cho thấy việc cổ phần hóa và thoái vốn đã thu được gần 3,4 tỷ USD cho ngân sách Nhà nước giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Con số này tính ra còn khá thấp đối với khoảng thời gian 5 năm, đặc biệt là khi so sánh với con số 130 tỷ USD là tổng tài sản của các DNNN. Tuy nhiên, tình hình hiện đang xoay chuyển. Tính đến quý II.2017, Việt Nam đã thu được 11.600 tỷ đồng ( tương ứng 504 triệu USD) từ việc thoái vốn Nhà nước khỏi các DNNN, tăng 314% so với năm trước.

Một dấu hiệu tích cực là Chính phủ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong các cuộc cải cách liên quan khác như thúc đẩy khu vực tư nhân đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế. Ví dụ, đầu tư ngoài Nhà nước trong vài năm gần đây đã bắt kịp đầu tư của Nhà nước về tỷ lệ % của mỗi khối trong tổng đầu tư trong cả nước. Hơn nữa, khu vực công đóng vai trò tích cực hơn trong việc đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng trong nước và điều này là cơ sở cho dầu tư tư nhân lớn hơn trong tương lai.

HSBC: Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cổ phần hóa - Ảnh 1.

Nhìn chung, HSBC đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cổ phần hóa, đặc biệt khi Việt Nam theo đuổi con đường tăng trưởng kinh tế bền vững và hiệu quả hơn. Hiện tại, còn quá sớm để kỳ vọng việc thoái vốn các DNNN có thể đem lại cho Chính phủ doanh thu gia tăng đáng kể, nhưng các cuộc cải cách tiếp theo có thể đem lại cho Việt Nam những lợi ích mà đã tìm kiếm trong suốt thời gian trung hạn.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Sau yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ KHCN rút ngắn thời gian chậm ban hành văn bản từ 1-2 tháng xuống 15 ngày

Trong khi đang báo cáo kết quả làm việc tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, ông Trần Việt Thanh (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở về Thông tư hướng dẫn mà Bộ này đang chậm ban hành. “Tôi đến vì những cam kết mạnh mẽ” Trong khi Thứ trưởng Trần Việt Thanh đang đọc… Continue readingSau yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ KHCN rút ngắn thời gian chậm ban hành văn bản từ 1-2 tháng xuống 15 ngày

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Lạm phát năm 2018 sẽ dưới 4%

Doanhnhanvietuc – Từ kịch bản giá và phân tích, nhận định của các Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá khẳng định: “Chính phủ hoàn hoàn đủ khả năng kiểm soát lạm phát năm 2018 trong mức Quốc hội giao dưới 4%”. Sáng 27/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì phiên họp cuối năm, đánh giá về công tác điều hành… Continue readingPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Lạm phát năm 2018 sẽ dưới 4%

Phó thủ tướng: Dư địa cho tái cơ cấu rất hạn hẹp

Phó thủ tướng nêu hàng loạt rào cản có thể ảnh hướng đến tiến độ của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế… “Nhiệm vụ nhiều nhưng dư địa thực hiện lại rất hạn hẹp khi nợ công từ đầu nhiệm kỳ là 64,8%, sát trần nợ công Quốc hội cho phép, tỷ lệ trả nợ công trên thu ngân sách là 27,3% trong khi giới hạn là 25%, nợ xấu ngân hàng thì… Continue readingPhó thủ tướng: Dư địa cho tái cơ cấu rất hạn hẹp

Phó thủ tướng: Nhà đầu tư chứng khoán hãy bình tĩnh, tin tưởng

Thông điệp từ Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại lễ khai trương thị trường chứng khoán phái sinh sáng 10/8… “Tôi kêu gọi tất cả các nhà đầu tư hãy bình tĩnh, yên tâm, tin tưởng vào sự công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ của Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính và bộ ngành có liên quan”. Đây là thông điệp từ Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, khi… Continue readingPhó thủ tướng: Nhà đầu tư chứng khoán hãy bình tĩnh, tin tưởng

Bảo Việt (BVH): Chi trả 7.500 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi cổ phần hóa

Doanhnhanvietuc – Ngày 26/5/2017, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017 Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Ông Đào Đình Thi – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt đã thông báo về tình hình phát triển của doanh nghiệp này và kế hoạch phát triển trong thời gian tới. Ông Đào Đình Thi cho biết: “Năm 2016, Tập đoàn Bảo Việt đã cán mốc doanh thu 1 tỷ USD,… Continue readingBảo Việt (BVH): Chi trả 7.500 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi cổ phần hóa

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm