Chỉ số Tự do kinh tế của Việt Nam tăng 0,7 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình khu vực

Tuesday, 06/02/2018, 02:07 AM

Doanhnhanvietuc – Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam xếp thứ 35 trong số 43 quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điểm tự do kinh tế của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.

Chỉ số Tự do kinh tế của Việt Nam tăng 0,7 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình khu vực

Báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế” của Quỹ Heritage công bố ngày 02/02 cho biết Việt Nam xếp hạng 141/180 quốc gia với 53,1 điểm. Điểm số này đã tăng 0,7 điểm so với năm trước nhờ cải thiện tình hình tài khóa, chính phủ liêm chính và gia tăng hiệu quả của bộ máy pháp luật. Tuy nhiên, các chỉ số về tự do thương mại, quyền sở hữu tài sản và tự do lao động vẫn ở mức thấp.

Theo báo cáo, để tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao, Chính phủ cần tiếp tục tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh và hệ thống tài chính, giảm nợ xấu ngân hàng, tự do hóa thương mại và cải thiện các quyền tư hữu tài sản. Báo cáo cho rằng tăng cường sức mạnh thể chế sẽ giúp Việt Nam cải thiện mức độ tự do kinh tế.

Nhìn chung, năm 2017, mức độ tự do kinh tế tiếp tục tăng đạt mức 61,1 điểm – mức cao nhất trong lịch sử xếp hạng. Hơn 100 quốc gia có chỉ số năm 2017 cao hơn so với năm trước đó. Mức độ tự do kinh tế gia tăng giúp GDP tiếp tục tăng trưởng, tình trạng đói nghèo được cải thiện và tác động tích cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội.

 Chỉ số Tự do kinh tế của Việt Nam tăng 0,7 điểm nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình khu vực - Ảnh 1.

Sự tương quan giữa mức độ tự do kinh tế, GDP và tỷ lệ đói nghèo trên thế giới. Tự do kinh tế (biểu đổ bên trái) và GDP (biểu đồ ở giữa) biến đổi cùng chiều, trong khi đó tỷ lệ dân số đói nghèo (biểu đồ bên phải) có xu hướng ngược lại. (Nguồn: heritage.org)

6 nền kinh tế dẫn đầu trong bảng xếp hạng lần lượt là Hong Kong, Singapore, New Zealand, Switzerland, Australia và Ireland. Đặc biệt, Hong Kong và Singapore lần lượt chiếm giữ hai vị trí cao nhất trong suốt 24 năm qua.

Chỉ số tự do kinh tế của Hong Kong là 90,2; tăng 0,4 điểm so với năm 2016. Mức độ tự do cao có được nhờ vào chính phủ liêm chính, tự do kinh doanh và tự do tiền tệ, tuy vậy chỉ số về quyền tư hữu có giảm.

Theo báo cáo, 6 nền kinh tế kể trên được xếp hạng “tự do” (từ 80 điểm trở lên). Ngoài ra, 90 nền kinh tế thuộc hạng “cơ bản tự do” (70 – 79,9 điểm) hoặc hạng “tự do vừa phải” (60 – 69,9 điểm).

Thu nhập bình quân đầu người ở các nền kinh tế “tự do” và “cơ bản tự do” cao gấp hai lần so với bình quân ở các nước khác và cao gấp 5 lần so với thu nhập bình quân ở các nền kinh tế “bị áp chế”.

10 nền kinh tế đứng cuối bảng xếp hạng là CHDCND Triều Tiên, Venezuela, Cuba, Congo, Eritrea, Guinea Xích đạo, Zimbabwe, Bolivia, Algeria và Djibouti.

Báo cáo của Quỹ Heritage nhận xét: “Những kết quả tích cực nhất mà xã hội có được không đến từ việc tái phân phối của cải hay sự can thiệp của Chính phủ”. “Thay vào đó, sự dịch chuyển và tiến bộ xã hội đòi hỏi giảm bớt các rào cản về gia nhập thị trường, tự do hội nhập với thế giới và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ”, báo cáo cho biết.

Chỉ số tự do kinh tế được tính toán dựa trên 12 yếu tố định tính và định lượng thuộc bốn nhóm: Nền pháp trị (Rule of Law), Quy mô của Chính phủ (Government size), Hiệu quả điều tiết kinh tế (Regulatory Efficiency) và Thị trường tự do (Open markets).

Tự do kinh tế được định nghĩa là một quyền cơ bản của mỗi người. Theo đó, mọi người đều có thể kiểm soát sức lao động và tài sản của mình. Trong một xã hội tự do kinh tế, các cá nhân tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo cách họ muốn. Chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa tự do lưu thông, và hạn chế việc chèn ép hay giới hạn tự do kinh tế ngoại trừ những giới hạn tối thiểu cần thiết để họ bảo vệ và duy trì sự tự do đó.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Phó Thủ tướng chỉ đạo dứt khoát đảm bảo lạm phát dưới 4%

Doanhnhanvietuc – “Mục tiêu điều hành lạm phát năm nay dứt khoát bảo đảm bình quân tăng dưới 4%, lạm phát cơ bản tăng 1,6%, góp phần tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 6,7%, không để xảy ra lạm phát kỳ vọng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh. Sáng ngày 13/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều… Continue readingPhó Thủ tướng chỉ đạo dứt khoát đảm bảo lạm phát dưới 4%

6 lý do Chính phủ đề nghị Quốc hội ‘cho phép’ đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành

Trong phiên họp Quốc hội khóa XIV chiều ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình 225 về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nội dung Tờ trình của Chính phủ cho biết, đến nay căn cứ… Continue reading6 lý do Chính phủ đề nghị Quốc hội ‘cho phép’ đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành

Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa 137 DNNN, đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công đến cuối năm 2020

Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020”.  Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại  Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện sắp xếp, cổ phần… Continue readingChính phủ đặt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa 137 DNNN, đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công đến cuối năm 2020

Thủ tướng: Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn

“Chúng ta đã bị dưa hấu mấy trận rồi, bây giờ đến thịt lợn, sắp tới còn bị cái gì nữa?”, Thủ tướng đặt vấn đề tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017 và đề nghị rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, không được để xảy ra những trường hợp tương tự. Sáng… Continue readingThủ tướng: Không để tái diễn tình trạng rớt giá như dưa hấu, thịt lợn

Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị WTO hỗ trợ các kỹ thuật cần thiết để Việt Nam thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam với WTO và các hiệp định của WTO. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo. Ảnh: VGP/Thành Chung Sáng 15/9 (giờ Thụy Sĩ), tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng… Continue readingViệt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm