Lần đầu tiên trong lịch sử, chứng khoán Việt có gần 20 doanh nghiệp tỷ đô

Wednesday, 04/01/2017, 02:49 AM

CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vẫn giữ vững vị trí vốn hóa thị trường cao nhất với hơn 8 tỷ USD, bỏ xa vị trí kế tiếp là Ngân hàng Ngoại thương (VCB) với 5,62 tỷ USD.

Lần đầu tiên trong lịch sử, chứng khoán Việt có gần 20 doanh nghiệp tỷ đô

Nếu như 10 năm trước đây, vào năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp xếp hạng “tỷ đô” theo tiêu chí về vốn hóa thì đến năm 2016, số lượng này đã tăng lên đến gần 20 doanh nghiệp.

Khi “khủng long” lên sàn

Năm 2006, thị trường câu lạc bộ tỷ đô chỉ có 3 thành viên bao gồm: CTCP FPT (FPT), CTCP Sữa Việt Nam ( VNM ) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Đến cuối năm 2016, riêng sàn HoSE góp mặt 14 đại diện cho câu lạc bộ này với tổng quy mô hơn 1 triệu đô, tương ứng khoảng 70% vốn hóa của sàn HOSE.

CTCP Sữa Việt Nam (VNM) vẫn giữ vững vị trí vốn hóa thị trường cao nhất với hơn 8 tỷ USD, bỏ xa vị trí kế tiếp là Ngân hàng Ngoại thương ( VCB ) với 5,62 tỷ USD. Cả 2 ông lớn này đều tăng so với mức vốn hóa thị trường cuối năm 2015. Tổng công ty Bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn ( SAB ) ở vị trí thứ 3 với mức vốn hóa thị trường 5,58 tỷ USD.

Một dàn doanh nghiệp “khủng long” như Novaland ( NVL ), Sabeco (SAB), Habeco ( BHN ), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ( ACV ) là những đại diện mới lên sàn trong năm qua. Nhiều phiên trần liên tiếp ngay khi chào sàn với khối lượng dư mua lớn đã khiến cho những mã cổ phiếu này được săn lùng và tạo nên cơn sốt thời gian vừa qua. BHN đã có chuỗi 8 phiên liên tiếp tăng trần sau khi lên sàn UPCoM và thị giá tăng vọt từ 39.000 đồng lên gần 145.000 đồng. Tương tự BHN, cổ phiếu ACV cũng tăng một mạch từ 25.000 đồng lên 44.000 đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch. Với mức lợi nhuận đáng mơ ước, nhiều cổ phiếu mới lên sàn đã thực sự tạo nên cơn sốt trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, một cổ phiếu khác là ROS của CTCP FLC Faros cũng đã tăng đáng kinh ngạc chỉ sau 4 tháng niêm yết.

Những “đại gia” đầu ngành

Trong danh sách nói trên, chiếm 4 vị trí và thậm chí đứng đầu, là những cái tên thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng: Vinamilk, Sabeco, Masan Consumer và Habeco. So kè được với các ông lớn ngành hàng tiêu dùng chỉ có ngân hàng và bất động sản. Theo đó, Vietcombank (VCB), Vietinbank ( CTG ), BIDV ( BID ), MB Bank ( MBB ) là những ông lớn ngân hàng có quy mô vốn hóa tỷ đô.

Ngành dầu khí chỉ có một cái tên duy nhất là PV Gas (GAS) – đứng ở vị trí thứ 4 với vốn hóa 5,1 tỷ đô. Còn Hòa Phát ( HPG ) là đại diện duy nhất ngành thép tham gia “câu lạc bộ” tỷ đô. Hòa Phát đã có một năm bứt phá khi lợi nhuận dự báo vượt 5.000 tỷ đồng. Cùng với kết quả kinh doanh, cổ phiếu HPG đã tăng gấp đôi thị giá trong năm qua.

6 tháng trước, CTCP Đầu tư Thế giới di động ( MWG ) mới chỉ ngấp nghé gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô” nhưng đà tăng giá bền bỉ đã giúp cho MWG trở thành ứng viên chính thức bước vào top. MWG hiện đang được xem như doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số. Tham vọng của ông lớn này trong năm tới đạt doanh thu 63.000 tỷ đồng.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chốt lời cổ phiếu Bibica, ông chủ cũ của Maximark thu hơn 1 triệu USD

Doanhnhanvietuc – Ông Võ Ngọc Thành đã có hơn chục năm tham gia vào HĐQT quản trị Bibica và từng là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này. Theo công bố thông tin mới đây, 2 thành viên HĐQT lâu năm của Bibica là ông Trương Phú Chiến và ông Võ Ngọc Thành đều đăng ký bán ra phần lớn số cổ phần đang nắm giữ. Tổng lượng cổ phần 2 thành viên này dự… Continue readingChốt lời cổ phiếu Bibica, ông chủ cũ của Maximark thu hơn 1 triệu USD

Sau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Cuộc đổ bộ vào ngành bán lẻ dường như chưa đủ với sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Thái. Họ đang để ý và tiến tới thị trường bất động sản Việt Nam. Cách đây hơn một năm, thị trường chứng kiến cuộc đổ bộ chưa từng có của các doanh nghiệp Thái Lan vào ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Central Group mua lại… Continue readingSau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam TP Hà Nội năm 2016

– Tối 19-11, Lễ khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam TP Hà Nội năm 2016 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP Hà Nội và UBND TP Hà Nội đã diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (489 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tới dự… Continue readingKhai mạc Hội chợ hàng Việt Nam TP Hà Nội năm 2016

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Thành phố đánh giá cán bộ bằng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Doanhnhanvietuc – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết thành phố sẽ lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp, Chủ tịch Chung cho biết trong một năm thực hiện nghị quyết 35 của Chính phủ, Thành phố Hà Nội đã quyết liệt thực… Continue readingChủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Thành phố đánh giá cán bộ bằng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Chuyện doanh nghiệp ôtô Nhật Bản muốn “rút lui”: Làm thật hay đòn gió?

Mới đây, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã đưa ra thông tin một số doanh nghiệp sản xuất ôtô Nhật Bản đang cân nhắc việc rời Việt Nam để sang một số nước lân cận, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam 10 năm vẫn “bế tắc”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây chỉ là cách biện minh. Sao đổ lỗi hoàn toàn cho Việt… Continue readingChuyện doanh nghiệp ôtô Nhật Bản muốn “rút lui”: Làm thật hay đòn gió?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm