DN Công nghiệp hỗ trợ muốn được ưu đãi như Samsung

Wednesday, 09/08/2017, 17:24 PM

Các doanh nghiệp hỗ trợ cần được ưu đãi hỗ trợ như với Samsung hoặc ít nhất cũng phải bằng 50% vì như hiện nay là quá chênh lệch.

DN Công nghiệp hỗ trợ muốn được ưu đãi như Samsung

Số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp còn rất hạn chế.(Ảnh minh họa: KT)

Tại Hội nghị đóng góp xây dựng đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025 ngày 7/8, các doanh nghiệp, giới chuyên gia cùng chung nhận định, Hà Nội có ngành cơ khí phát triển rất mạnh, nhưng các doanh nghiệp cần có sự kết nối mạnh mẽ, bởi đây là mấu chốt để nâng cao sức cạnh tranh và cơ hội trong tiến trình hội nhập.

Công nghiệp hỗ trợ mờ nhạt

Theo nhận định của Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam thời gian qua phát triển khá khiêm tốn. Những lĩnh vực được coi là “chủ chốt” của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ nội địa hóa rất nhỏ.

Đơn cử như trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may – da giày, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt thấp (tỷ lệ giá trị gia tăng năm 2015 đạt 51,1%). Ngành da giày tỷ lệ cung ứng chỉ khoảng 20- 25%, còn lại phải nhập khẩu, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu…

Hoặc là trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô vốn được kỳ vọng là sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới đạt bình quân khoảng 7-10%.

Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng cũng thừa nhận, sở dĩ ngành CNHT chưa phát triển là do dung lượng thị trường nhỏ. Ngành công nghiệp vật liệu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư của nhà nước về tín dụng, ưu đãi và các hỗ trợ khác… còn hạn chế; các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thường sử dụng các nhà cung cấp cùng quốc gia…

Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, hiện cơ cấu giá trị sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp nội địa, rất thấp. Trong khi đó, với những cơ cấu giá trị sản phẩm lớn, các doanh nghiệp trong nước chỉ mới tham gia khâu gia công.

Con số thống kê mới nhất cho thấy, Hà Nội hiện có 200 – 250 doanh nghiệp có sản phẩm CNHT và mục tiêu của Hà Nội hướng đến năm 2020 sẽ có 900 – 1.000 doanh nghiệp CNHT.

Mặc dù đây là một con số “không đơn giản”, song theo ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HASIBA), để đạt được con số này, cần phải tạo các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập mới để đạt mục tiêu trên.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa hiệu quả

Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng CNHT chậm phát triển, nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan ngại, mặc dù muốn đầu tư để phát triển nhưng khâu thủ tục xin chứng nhận doanh nghiệp CNHT khá phức tạp, đây là một phần nguyên nhân khiến số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này còn hạn chế.

Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, đất đai, vốn tín dụng, tài chính… đối với các doanh nghiệp trong nước còn chưa thật sự công bằng so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bà Phan Nhật Minh, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Minh cho rằng, các doanh nghiệp nội địa cần được ưu đãi hỗ trợ như với Samsung hoặc ít nhất cũng phải bằng 50%, còn như bây giờ vẫn là quá chênh lệch. Ngoài ra, một số ý kiến doanh nghiệp còn cho rằng, chính sách hỗ trợ ngành CNHT hiện nay còn chưa thật sự hiệu quả, tính rủi ro cao.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, thực hiện mục tiêu hướng tới năm 2020, Hà Nội có 900-1.000 doanh nghiệp CNHT, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phải tốt hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục, khâu xin giấy phép…

Theo ông Lại Minh Đức, đại diện Sở Công Thương TP Hà Nội, Hà Nội có ngành cơ khí rất mạnh, nhưng vẫn thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành. Điều này phải được khắc phục ngay, phải phát huy vai trò kết nối các doanh nghiệp nội khối để khi cơ hội đến là có thể tận dụng ngay. “Kết nối mạnh mẽ trong nội khối mới có thể nâng cao sức cạnh tranh trong thời buổi nền kinh tế hội nhập hiện nay”, ông Đức nêu rõ.

Đưa ra giải pháp để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung, ngành CNHT của TP Hà Nội lớn mạnh, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, cần có các giải pháp thúc đẩy nguồn nhân lực ngành CNHT, đặc biệt, cần hình thành khu CNHT chuyên sâu, vườn ươm doanh nghiệp để tạo ra liên kết nội khối, xây dựng những doanh nghiệp đầu tàu để các doanh nghiệp khởi nghiệp đi theo.

“Chính những doanh nghiệp đầu tàu này sẽ là cầu nối để doanh nghiệp nội bắt tay với các doanh nghiệp FDI tạo ra sản phẩm CNHT có thế mạnh”, ông Hoàng nhận định.

Theo VOV

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TP.HCM phấn đấu thành lập mới 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017

Trong năm 2016, Tổng sản phẩm trên địa bàn Tp.HCM (GRDP) đạt 8,05%, hoàn thành kế hoạch năm và đạt cao nhất trong 5 năm gần đây. Trong buổi Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày hôm nay, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong báo cáo một số kết quả Thành phố đã đạt được trong năm 2016; kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh khởi nghiệp, phát triển… Continue readingTP.HCM phấn đấu thành lập mới 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Ồ ạt mở rộng chẳng kém gì doanh nghiệp điện máy, PNJ đang nắm trong tay hơn 1/4 thị phần trang sức vàng

Doanhnhanvietuc – Không chỉ liên tục mở rộng cửa hàng trên cả nước, PNJ còn kinh doanh trang sức trực tuyến. Doanh thu bán hàng online năm nay đạt hơn 15 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm trước. Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, mua bán vàng miếng và các loại phụ kiện thời… Continue readingỒ ạt mở rộng chẳng kém gì doanh nghiệp điện máy, PNJ đang nắm trong tay hơn 1/4 thị phần trang sức vàng

Nếu được Quốc hội thông qua, 97% doanh nghiệp sẽ được giảm thuế

Doanhnhanvietuc – Chiều nay, dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được thảo luận tại nghị trường. Báo Trí Thức Trẻ có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Khương, Trưởng phòng Phát triển DNNVV, Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người đã tham gia soạn thảo dự thảo Luật này. Dự thảo Luật DNNVV đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của… Continue readingNếu được Quốc hội thông qua, 97% doanh nghiệp sẽ được giảm thuế

Phát triển tài nguyên nhìn từ kinh nghiệm Nhật và Israel

Doanhnhanvietuc – Đó là một trong những chủ đề được trao đổi tại Diễn đàn Mekong Connect 2017 do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 26.10, tại Thành Phố Bến Tre. Diễn đàn hội tụ 30 diễn giả toạ đàm cùng các doanh nghiệp, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách để bàn về 25 đề tài quan trọng, xoay quanh câu chuyện làm thế nào để phát… Continue readingPhát triển tài nguyên nhìn từ kinh nghiệm Nhật và Israel

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm