Vì sao hành khách “bỏ rơi” ngành đường sắt?

Tuesday, 15/08/2017, 00:42 AM

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho rằng hành khách “bỏ rơi” ngành đường sắt không phải vì giá vé mà vì chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng vệ sinh của đường sắt còn thấp…

Vì sao hành khách “bỏ rơi” ngành đường sắt?

Ngày 14/8, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã kiểm tra Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng cho biết tính từ đầu năm 2016 tới ngày 10/8, Chính phủ, Thủ tướng đã giao Tổng công ty 57 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 56 nhiệm vụ, còn 1 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành.

Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty báo cáo toàn bộ các giải pháp bảo đảm vấn đề tăng trưởng, thực hiện Chỉ thị 24 của Thủ tướng. Cụ thể là các giải pháp tăng sản lượng, doanh thu vận tải để góp phần vào mục tiêu tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ năm 2017 là 7,19% và khách du lịch tăng trên 30%?

Đồng thời, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty báo cáo, làm rõ 6 vấn đề được cả nước quan tâm, với yêu cầu cần thực sự đổi mới, thay đổi căn bản ngành vận tải này.

Thứ nhất, về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác quản trị. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt hơn 6.500 tỷ đồng, tuy nhiên so với 2015 giảm 12%.

“Trong thời điểm hiện nay, có thể nói với hành khách, đường sắt kém hấp dẫn, kém cạnh tranh so với các ngành khác, từ chất lượng, an toàn, thị phần giảm dần qua các năm. Chúng ta có hạ tầng đầu tư từ Bắc tới Nam nhưng rất lâu đời, các vấn đề khổ đường sắt, chất lượng hạ tầng, toa xe… còn ít được quan tâm. Việc đầu tư kho bốc xếp, cảng bốc xếp, kết nối đường sắt với ga hàng không, đường biển, các khu công nghiệp… cũng ít được quan tâm”, Tổ trưởng Tổ công tác nói.

“Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty tính toán để nâng sức cạnh tranh. Hay nói cách khác là có vẻ tư tưởng bao cấp vẫn còn đè nén trong thời kinh tế thị trường. Thủ tướng nhắc các anh suy nghĩ thêm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng.

Thứ hai, Thủ tướng nhắc nhở vấn đề an toàn đường sắt, chất lượng lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động. Đặc biệt người dân rất lo ngại tình hình tai nạn giao thông đường sắt, tuy có giảm so với năm 2016 nhưng các vụ việc xảy ra gần đầy liên quan đến an toàn tàu chạy, gây hư hỏng toa xe, kết cấu hạ tầng gây thiệt hại về người…

Vấn đề thứ ba là việc kêu gọi các nhà đầu tư tham gia khai thác, triển khai xã hội hóa các dịch vụ hạ tầng.

“Trước buổi làm việc, Chủ tịch Tổng công ty, anh Vũ Anh Minh có nói mấy vấn đề rất đáng mừng, đó là đang kêu gọi các nhà đầu tư vào các kho bãi, phương tiện bốc xếp, kết nối các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển… Nếu làm được thì rất tốt. Các container vận chuyển qua đường sắt rẻ hơn nhiều so với đường bộ, nếu có đường kết nối từ đường sắt tới các khu công nghiệp, cảng biển thì nhiều nhà đầu tư sẵn sàng. Ngoài phần đầu tư của nhà nước, thì ngành cần hết sức chú ý cái này, nếu không thì không thể cạnh tranh”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới công nghệ điều hành, hiện còn sử dụng thủ công quá nhiều.

Thứ tư, cần phải quan tâm đẩy mạnh khai thác hạ tầng hiện có. Trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư, cần có giải pháp duy trì an toàn, tập trung khai thác tối đa năng lực trên từng tuyến cụ thể.

Thứ năm, Thủ tướng nhắc nhở Tổng công ty về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo các đường ngang, nhất là việc phối hợp với địa phương xây dựng các đường gom.

Thứ sáu là vấn đề cổ phần hóa. Tổ công tác cho biết Tổng công ty đã làm khá sớm nhưng việc thoái vốn đến nay chưa đạt yêu cầu, mặc dù có thể do sự hấp dẫn, do thị trường nhưng phải đẩy mạnh thực hiện.

Cũng tại buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý 2 nhiệm vụ liên quan tới Bộ Giao thông vận tải . Cụ thể, cần rà soát lại, báo cáo việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt từ 7.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Thứ hai, tại phiên họp Chính phủ tháng 3 vừa qua, từ kiến nghị của Tổ công tác, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương rà soát các đường ngang, lối đi dân sinh để kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn, tổ chức cánh báo, cảnh giới kịp thời, Bộ cần báo cáo lại kết quả.

“Trong quá trình làm việc, nếu Tổng công ty cần sự vào cuộc tháo gỡ của các bộ, Văn phòng Chính phủ thì Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo, nghe khó khăn để tháo gỡ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Giải trình với Tổ Công tác, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết thực trạng hiện nay kết cấu hạ tầng đường sắt rất lạc hậu, tốc độ bảo trì cũng rất chậm.

“Theo tốc độ bảo trì hiện nay thì phải mất 70 năm nữa mới quay hết một vòng bảo trì. Nhưng nếu đến 70 năm nữa thì không biết sản phẩm còn lại gì? Rồi khi ấy sẽ có những hạng mục bị hỏng nặng hơn thì tính thế nào?”, ông Minh cho biết.

Ông Minh cho rằng đường sắt vẫn là nền kinh tế xương sống của ngành giao thông vận tảu nên Tổng công ty quyết tâm giữ những ưu điểm của đường sắt như vận tải khối lượng lớn, tính an toàn, chỉ số đúng giờ cao, các ga đường sắt tạo điều kiện cho dân đi lại… Bên cạnh đó, khắc phục những nhược điểm như tốc độ di chuyển còn chậm, chất lượng dịch vụ kém.

“Khi các phương thức khác đã tiệm cận nhu cầu của dân thì đường sắt vẫn rất lạc hậu, hạ tầng và thiết bị cũng như vậy”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, hành khách bỏ đường sắt đi không phải vì giá vé mà hành khách bỏ đi vì chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng vệ sinh của đường sắt còn thấp. Do vậy, Tổng công ty sẽ sẽ khắc phục tất cả nhược điểm đã nêu, đồng thời đưa ra các giải pháp như bán vé sớm, bán vé linh hoạt, đa hình thức…

Theo bizlive

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đây là ngành nghề có mức lương kỷ lục trong quý I, đạt 240 triệu đồng/tháng

Doanhnhanvietuc – Báo cáo ngày 10/4 của Navigos Search cho biết mức lương cao nhất của quý I/2017 thuộc về một vị trí quản lý cấp cao thuộc lĩnh vực bất động sản, với mức 240 triệu đồng/tháng. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tiếp tục tăng trưởng mạnh Căn cứ vào dữ liệu, Navigos Search cho biết nhu cầu tuyển dụng ở phân khúc trung và cao cấp tiếp tục… Continue readingĐây là ngành nghề có mức lương kỷ lục trong quý I, đạt 240 triệu đồng/tháng

Empire Group hợp tác cùng hai thương hiệu lớn của ngành quản trị khách sạn thế giới

Ngày 9/1/2017, Empire Group đã tiến hành ký hợp tác chiến lược với hai tập đoàn hàng đầu thế giới về quản trị khách sạn là Dream Hotel Group (Mỹ) và Louvre Hotels Group (Pháp) đồng thời chính thức ra mắt Empire Hospitality – Hệ thống quản lý vận hành khách sạn với mô hình tiên phong và chất lượng cao tại Việt Nam. Hình ảnh đại diện 3 tập đoàn tại lễ ký kết… Continue readingEmpire Group hợp tác cùng hai thương hiệu lớn của ngành quản trị khách sạn thế giới

Lần đầu công khai số liệu hợp nhất, Tổng Công ty Đường sắt cho thấy hiệu quả kinh doanh kém hơn hẳn các doanh nghiệp vận tải khác

Doanhnhanvietuc – Kinh doanh ngày càng thụt lùi như Tổng Công ty Đường Sắt vẫn nuôi tham vọng tăng sản lượng lên gấp đôi. Lần đầu tiên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) công bố thông tin đầy đủ nhất về hoạt động kinh doanh và tình hình tài sản mà VNR đang quản lý. Dù vậy, Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của VNR được kiểm toán bởi Công ty TNHH… Continue readingLần đầu công khai số liệu hợp nhất, Tổng Công ty Đường sắt cho thấy hiệu quả kinh doanh kém hơn hẳn các doanh nghiệp vận tải khác

Apple thu hàng chục tỷ USD từ dịch vụ như thế nào

Doanhnhanvietuc – Dù chỉ là số lẻ so với số tiền thu được từ iPhone hay Macbook song doanh thu mảng dịch vụ đang ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Apple. Đại gia công nghệ của Mỹ lâu nay vẫn kiếm tiền bằng cách bán các thiết bị có biên lợi nhuận lớn như điện thoại iPhone hay máy tính Macbook, iMac… Tuy nhiên, các nhà đầu tư và công ty này đang… Continue readingApple thu hàng chục tỷ USD từ dịch vụ như thế nào

Đại biểu Quốc hội hiến kế kiếm tiền làm đường sắt tốc độ cao

– Một số đại biểu Quốc hội đã hiến kế kiếm tiền để làm đường sắt tốc độ cao, giúp ngành đường sắt Việt Nam có cơ hội “lột xác”. Để đường sắt tốc độ cao tự sinh ra tiền Ngày 18/11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khẳng định: Việt Nam không thiếu tiền, không phải lo xoay tiền… Continue readingĐại biểu Quốc hội hiến kế kiếm tiền làm đường sắt tốc độ cao

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm