Hệ quả của tăng trưởng kinh tế: Xung đột giữa doanh nghiệp, người dân sẽ được giải quyết như thế nào?

Friday, 26/01/2018, 04:10 AM

Doanhnhanvietuc – Theo tính toán, ô nhiễm do công nghiệp làm giảm 12% GDP mỗi năm. Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí, nước đã gia tăng liên tục do phát triển công nghiệp. Hiện Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất.

Hệ quả của tăng trưởng kinh tế: Xung đột giữa doanh nghiệp, người dân sẽ được giải quyết như thế nào?

Nhiều năm trước đây, các quốc gia có thể đánh đổi yếu tố môi trường cho phát triển kinh tế nhưng ở thời điểm hiện tại, sự “đổi chác” này đã không còn được chấp nhận. Mất cân bằng về môi trường đã tạo ra sự xung đột. Cụ thể hơn, nó đến từ hai nguyên nhân: tổn thất do mức độ ô nhiễm cao và bất công về môi trường.

Hiện nay, các bất công về môi trường ít khi được nghiên cứu, nhắc đến một cách chi tiết dẫn đến xung đột ngày một gia tăng giữa doanh nghiệp và người dân.

Nhằm đảm bảo tốt công lý môi trường và giúp người dân có thể tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình quyết định các vấn đề này, trường Đại học Kinh tế Quốc dân và UNDP đã phối hiện thực hiện chương trình toạ đàm: “Xung đột môi trường, tác động xã hội, và công lý môi trường, nghiên cứu các trường hợp, phân tích  và gợi ý chính sách đối với Việt Nam”, sáng này 25/1.

Theo số liệu PAPI 2016, các vấn đề môi trường đứng thứ 2, sau đói nghèo, trong những vấn đề khẩn cấp nhất mà người dân mong muốn giải quyết. Cụ thể, 77% số người được hỏi cho rằng Nhà nước nên bằng mọi giá ưu tiên bảo vệ môi trường hơn là tăng trưởng kinh tế.

Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP Việt Nam nhấn mạnh rằng cần phải phải hiểu rõ những động thái xung đột môi trường đang diễn ra, những tác động chính trị và kinh tế xã hội để bảo vệ quyền về môi trường cũng như tiếp cận công lý cho những ng chịu ảnh hưởng.

Bà cho biết có 3 yếu tố quan trọng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quyền về môi trường từ các trường hợp được nghiên cứu và kinh nghiệm các nước, gồm: Chính phủ lấy ý kiến của cộng đồng trước khi tiến hành những hoạt động ảnh hưởng đến môi trường; Đảm bảo cho người dân có thể tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định các vấn đề môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của họ; Đảm bảo tiếp cận với toà án hoặc bất kỳ cơ chế hoà giải nào để giải quyết xung đột môi trường.

GS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết xung đột môi trường không chỉ là yếu tố kỹ thuật mà còn là vấn đề xã hội. Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu chỉ dựa vào kênh quản lý hành chính của nhà nước thì không thể quản lý hiệu quả ô nhiễm, giải quyết được cá xung đột môi trường. Do vậy, GS. Đạt khuyến nghị cần có sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chuyên môn để tháo gỡ xung đột này.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chủ tịch Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp nợ phí hạ tầng cảng biển

Chủ tịch TP Hải Phòng khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mức thu phí hạ tầng khu vực cảng biển Hải Phòng cho phù hợp nhưng cũng kiên quyết hơn đối với các doanh nghiệp nợ phí. Ngày 29-9, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đã chủ trì cuộc đối thoại với đông đảo các doanh nghiệp (DN) nợ đọng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công… Continue readingChủ tịch Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp nợ phí hạ tầng cảng biển

Sau 10 năm, VN-Index mới vượt 1.000 điểm

Doanhnhanvietuc – Không mất quá nhiều công sức, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm ngay trong buổi sáng của phiên giao dịch thứ 2 năm 2018. Dòng tiền vẫn tiếp tục xoay quanh các cổ phiếu lớn trong phiên sáng nay. Sau khi nhóm ngân hàng chậm lại thì nhà đầu tư đã chuyển hướng sang các mã trụ khác. Dẫn đầu nhóm cổ phiếu Bluechips, SAB đã có lúc tăng được xấp… Continue readingSau 10 năm, VN-Index mới vượt 1.000 điểm

Tại sao ở Mỹ, nghèo thực sự là một cái tội?

Doanhnhanvietuc – Người nghèo đã không có tiền nhưng doanh nghiệp và ngân hàng lại đua nhau nâng mức phí áp với những người vốn thậm chí không có cả tiền để ăn, cuộc sống của họ vì thế càng khó khăn. Mới đây, ngân hàng Bank of America công bố áp phí đối với những khách hàng có số dư tài khoản ngân hàng thấp. Rõ ràng ở Mỹ, nghèo đã khổ, nhưng sự… Continue readingTại sao ở Mỹ, nghèo thực sự là một cái tội?

Bãi bỏ nhiều quy định bất hợp lý, gây khó doanh nghiệp

Chính phủ vừa thể hiện quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc bãi bỏ, sửa đổi nhiều quy định bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp. Ngày 6/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Nghị… Continue readingBãi bỏ nhiều quy định bất hợp lý, gây khó doanh nghiệp

Sau đề xuất tăng VAT lên 12%, Bộ Tài chính đề nghị giảm một loạt phí, có loại giảm trên 80%

Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các đơn vị liên quan lấy ý kiến về dự thảo cắt giảm hàng loạt loại thuế, phí, biểu phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm từ 10% đến 83% đối với từng mức thu phí thẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm; phí thẩm định nội… Continue readingSau đề xuất tăng VAT lên 12%, Bộ Tài chính đề nghị giảm một loạt phí, có loại giảm trên 80%

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm