Giá điện ở Việt Nam quá rẻ nên dân không cần tiết kiệm?

Sunday, 18/12/2016, 04:14 AM

Giá điện thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, Thái Lan, khiến khách hàng không quan tâm đến tiết kiệm điện và các DN có vốn nước ngoài đưa công nghệ lạc hậu vào sản xuất để kiếm lời – lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương nói.

Giá điện ở Việt Nam quá rẻ nên dân không cần tiết kiệm?

Tại Hội nghị “Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cho biết, trong thời gian ngắn sắp tới, các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước sẽ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Nước ta sẽ chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu thuần về năng lượng.

Theo đó, nước ta sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho phát điện từ năm 2017 và dự kiến nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023 để đảm bảo nguồn năng lượng cung ứng cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh mới đây, Quốc hội đã phê chuẩn việc dừng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thì việc tìm các giải pháp cung ứng đầy đủ nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế trong tương lai là vấn đề quan trọng và cấp bách.

Theo ông, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu thì việc phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay giá thành năng lượng tái tạo như nhiệt điện mặt trời, gió…còn cao, chưa có khả năng cạnh tranh nên sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần ưu tiên thực hiện.

Mặc dù cường độ năng lượng của nước ta đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2011- 2015 tuy nhiên vẫn ở mức rất cao so với khu vực và thế giới (cao hơn 1,4 lần so với Malaysia và hơn 5 lần so với Nhật Bản).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các ngành công nghiệp Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng từ 25- 40%.

Song theo đánh giá của Tổng Cục Năng lượng, nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn thấp. Doanh nghiệp không muốn chọn giải pháp tiết kiệm năng lượng vì vốn đầu tư ban đầu cao hơn các thiết bị thông thường.

Mặt khác, theo lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, giá năng lượng thấp đang là rào cản cho việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, làm giảm hiệu quả kinh tế, giảm động lực của doanh nghiệp, người dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

“Hiện nay, giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng của nước ta tương đối thấp nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Giá bán lẻ điện bình quân hiện nay là 1.622 đồng/kWh, tương đương với 7,31 US cent/kWh. Giá điện của Việt Nam thấp hơn đáng kể nếu so với Trung Quốc (10,04 cent/kWh), Thái Lan (11,81 cent/kWh), chỉ cao hơn Indonesia (6,72 cent/kWh) là quốc gia còn duy trì cơ chế bao cấp giá năng lượng”, ông Quân cho hay.

Tại Hội nghị, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho rằng, giá điện ở Việt Nam còn thấp so với thế giới và khu vực, dẫn tới khách hàng không quan tâm tiết kiệm điện.

“Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng lợi dụng chính sách giá điện rẻ cho sản xuất công nghiệp để mang những nhà máy có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp để sản xuất, xuất khẩu kiếm lời ở Việt Nam”, đại diện EVN cho biết.

Theo infonet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cần chấp nhận phá sản doanh nghiệp và ngân hàng yếu kém

Doanhnhanvietuc – Đó là một trong những kiến nghị mà đại biểu Quốc hội đề xuất trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội ngày 9/6 trước Quốc hội. Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) –đoàn Quảng Ninh đã đặt câu hỏi, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5,76% cuối tháng 4 năm 2017 so với đầu năm là cao nhất kể từ tháng tư năm… Continue readingCần chấp nhận phá sản doanh nghiệp và ngân hàng yếu kém

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội: Đa số ý kiến thống nhất nợ công không bao gồm nợ DNNN

Doanhnhanvietuc – Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) trước Quốc hội ngày 25/5, ông Nguyễn Đức Hải cho biết, khoản 2 Điều 1 Dự thảo luật quy định về phạm vi nợ công theo hướng giữ như quy định hiện hành, theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Theo ông Hải, việc DNNN và… Continue readingChủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội: Đa số ý kiến thống nhất nợ công không bao gồm nợ DNNN

Doanh nghiệp gửi tâm tư trước thềm cuộc gặp với Thủ tướng

“Nhà nước hiện nay còn có nhiều nhà máy, xí nghiệp bỏ hoang, cần xem xét cho doanh nghiệp tư nhân thuê để tránh tình trạng lãng phí cũng như hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất”, ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam kiến nghị lên Thủ tướng trước cuộc gặp ngày mai 17/5. Những chuyển biến tích cực trong 1 năm qua Chưa có thời điểm nào mà… Continue readingDoanh nghiệp gửi tâm tư trước thềm cuộc gặp với Thủ tướng

Tiềm năng du lịch biển nhìn từ quyết định đầu tư vào hòn đảo chưa có điện của tập đoàn FLC

Tại diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2 mới diễn ra ngày 31/7, du lịch là một trong 4 nội dung được trao đổi thảo luận giữa các doanh nghiệp và Chính phủ. Đảo Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn. Luật Du lịch (sửa đổi) đã được đa số đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua trong kỳ họp Quốc hội cuối tháng 6 vừa qua. Nhiều… Continue readingTiềm năng du lịch biển nhìn từ quyết định đầu tư vào hòn đảo chưa có điện của tập đoàn FLC

Người Việt lo lắng chạy theo chính sách visa của Australia

Doanhnhanvietuc – Việc chính phủ Australia hủy bỏ visa 457 đã khiến một số người Việt muốn ở lại Australia phải thay đổi kế hoạch học tập, xin việc trong khi những người khác cảm thấy bất an. Ngày 18/4, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đột ngột tuyên bố nước này sẽ hủy bỏ visa 457, loại visa tạm thời, phổ biến dành cho các lao động nước ngoài có kỹ năng để ở lại Australia.… Continue readingNgười Việt lo lắng chạy theo chính sách visa của Australia

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm