Chuyện doanh nghiệp ôtô Nhật Bản muốn “rút lui”: Làm thật hay đòn gió?

Saturday, 18/02/2017, 08:30 AM

Mới đây, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã đưa ra thông tin một số doanh nghiệp sản xuất ôtô Nhật Bản đang cân nhắc việc rời Việt Nam để sang một số nước lân cận, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam 10 năm vẫn “bế tắc”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây chỉ là cách biện minh.

Chuyện doanh nghiệp ôtô Nhật Bản muốn “rút lui”: Làm thật hay đòn gió?

Sao đổ lỗi hoàn toàn cho Việt Nam?

Trong họp báo gần đây, ông Takimoto Koji đại diện cho JETRO lý giải một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ôtô Nhật không còn “mặn mà” đầu tư là bởi ngành công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam không có dấu hiệu phát triển.

JETRO viện dẫn sau 10 năm, ngành công nghiệp này vẫn ì ạch, tỷ lệ nội địa hoá ôtô vẫn thấp, phần lớn các sản phẩm linh kiện của công nghệ phụ trợ đều phải nhập khẩu khiến chi phí tăng rất nhiều. Việc này khi được đặt trong bối cảnh năm 2018, ASEAN thực hiện chính sách miễn thuế, thuế nhập khẩu ôtô về 0%, ôtô giá rẻ ngập tràn Việt Nam, các công ty Nhật sẽ khó lòng cạnh tranh được.

Trao đổi vấn đề này với PGS.TS Nguyễn Minh Phong (ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội) ông cho biết việc rút đi của các doanh nghiệp Nhật chỉ là chuyện sớm hay muộn, không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi đây là quyền tự do của các doanh nghiêp, cũng là biểu hiện của kinh tế thị trường.

“Họ cân nhắc tính toán ở đâu lợi hơn thì họ làm thôi. Vấn đề này Chính phủ cũng đã nhìn được trước khi quyết định hạ thuế để tăng tính cạnh tranh”, ông nói.

Chuyên gia kinh tế này cho rằng Việt Nam không nên cảm thấy “nặng nề” với thông tin này. Trên thực tế, Việt Nam đã hỗ trợ, bảo hộ rất nhiều cho các doanh nghiệp Nhật, nhưng họ không chịu phát triển nội địa hoá. Như vậy, lý do họ đưa ra để “bỏ đi” là không thuyết phục, chỉ là hình thức để biện minh và đang đổ hoàn toàn trách nhiệm cho phía Việt Nam.

“Chúng ta đã hỗ trợ đóng cửa bảo hộ suốt mấy chục năm nhưng họ không phát triển hoặc không muốn phát triển. Việt Nam vẫn cần phải thực hiện lộ trình hội nhập với các chính sách cạnh tranh chung, vì cộng đồng. Họ bỏ đi là chuyện bình thường thường, không cần quá nặng nề. Quan trọng là chúng ta phải có một môi trường kinh doanh lành mạnh, công khai, minh bạch, lúc đấy tự khắc có nhiều doanh nghiệp khác, như Nga chẳng hạn, tìm đến”, ông Lê Minh Phong cho biết.

Chỉ là cách gây áp lực?

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại cho rằng thông tin đưa ra từ phía JETRO có thể là một cách gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam.

“JETRO khi nói đến việc doanh nghiệp Nhật bản rời đi, nhưng lại không nói cụ thể là doanh nghiệp nào, có khả năng đây là đòn cân não nhằm gây áp lực đối với Chính phủ. Hiện họ đang có đề nghị giảm thuế đối với linh kiện nhập vào để tiếp tục thực hiện lắp ráp”, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết.

Khi được hỏi tác động đối với kinh tế Việt Nam nếu doanh nghiệp Nhật Bản thực sự rút đi, vị chuyên gia này đánh giá là không đáng kể. Bởi lẽ, xu hướng hiện tại là toàn cầu hoá, không doanh nghiệp này thì sẽ có doanh nghiệp khác, chỉ cần Việt Nam đảm bảo là một thị trường đầu tư hấp dẫn với được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đảm bảo được lợi ích lâu dài của nó. Có thể trong ngắn hạn, việc rút đi này sẽ tác động lên GDP Việt Nam cũng như yếu tố việc làm nhưng về dài hạn, sẽ lại được cân bằng.

Trên thực tế, hầu hết các hãng ôtô đều đánh giá thị trường ô tô Việt Nam về dài hạn là rất tiềm năng.

Xét về thị trường, nghiên cứu của IPSI cho thấy Việt Nam hiện được đánh giá là một trong ba thị trường có tiềm năng tiêu thụ ôtô lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Indonesia và Philippines.

Được biết, thị trường ôtô được đánh giá tiềm năng là dựa vào quốc gia đó có tỷ lệ người sở hữu xe dưới mức 250 xe/1.000 người dân. Dựa vào cách tính này thì Malaysia (hiện đã trên 400 xe/1.000 dân) và Thái Lan (trên 250 xe/1.000 dân) là đang ở giai đoạn bão hòa, không còn tiềm năng. Trong khi đó, Việt Nam chỉ mới ở ngưỡng gần 50 xe/1.000 dân.

Đặc biệt, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngày, khoảng 2 năm nay, thị trường ôtô Việt Nam có chiều hướng tăng trưởng mạnh và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn motorization (ôtô hóa) khi nhu cầu sở hữu ôtô của người dân sẽ tăng cao.

“Vậy có sợ vì thị trường sắp tràn ngập ôtô giá rẻ khi ASEAN đưa thuế nhập khẩu về 0% vào năm 2018 khiến cho doanh nghiệp nước ngoài không còn muốn sản xuất ôtô hay không?”.

“Tôi khẳng định Việt Nam đừng có mơ ô tô giá rẻ. Một ô tô cõng trên đầu 10 loại thuế và phí. Ví dụ cụ thể là xe Ấn, nhập vào khoảng 84 triệu đồng, giá bán lẻ trên thị trường gấp 5 lần, xấp xỉ 400 trăm triệu đồng/chiếc”, ông Ngô Trí Long trả lời.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

17 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lỗ lũy kế trên 12.000 tỉ đồng

Doanhnhanvietuc – Báo cáo về quản lý vốn Nhà nước Chính phủ trình Quốc hội vừa qua cho thấy tổng doanh thu và lợi nhuận của khối các doanh nghiệp Nhà nước đều giảm so với năm 2015. Cụ thể, doanh thu của 583 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con thuộc khối DNNN đạt đạt 1.515.821 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2015. Về lợi nhuận, Lợi nhuận trước thuế… Continue reading17 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lỗ lũy kế trên 12.000 tỉ đồng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nhật Bản

Doanhnhanvietuc – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng ngày 04/06 rời Hà Nội, lên đường sang Nhật Bản theo lời mời của người đồng cấp Nhật Shinzo Abe. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 4 – 8/6. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam còn tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 ở thủ đô Tokyo, theo TTXVN. Mục đích chuyến thăm nhằm… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Nhật Bản

Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì cho phá sản

Doanhnhanvietuc – Đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính Ngân sách đã thống nhất trường hợp nếu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định. Sáng nay (25/5), sau phần trình bày của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về Tờ trình dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài… Continue readingDoanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì cho phá sản

Nhật Bản muốn tiếp tục TPP không cần Mỹ

Với diễn biến này, Nhật Bản muốn thiết lập hiệp định TPP mà không có Mỹ trong hiện tại nhưng vẫn có thỏa thuận thương mại tự do song phương với nền kinh tế số 1 thế giới. Hiệp định kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã gặp thử thách lớn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút ra khỏi thỏa thuận này. Tuy nhiên, chính quyền Tokyo vẫn không mất hy… Continue readingNhật Bản muốn tiếp tục TPP không cần Mỹ

Nước Mỹ chứng kiến thế hệ doanh nghiệp mới “ngại” IPO và lên sàn

Doanhnhanvietuc – Một xu hướng lớn đang chi phối giới doanh nghiệp Mỹ hiện nay là sự sụt giảm trong số lượng các doanh nghiệp được niêm yết, hiện đang ở mức 3.671, chưa bằng một nửa con số ghi nhận năm 1996 dù TTCK Mỹ bùng nổ. Airbnb là website cung cấp dịch vụ chia sẻ phòng được giới đầu tư tư nhân định giá ở mức 31 tỷ USD. Thế nhưng, khi được… Continue readingNước Mỹ chứng kiến thế hệ doanh nghiệp mới “ngại” IPO và lên sàn

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm