Nông, lâm nghiệp tăng trưởng tốt trong quý 1

Wednesday, 12/04/2017, 14:20 PM

Doanhnhanvietuc – Sau hai quý phục hồi, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,1% (theo năm) trong quý 1, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (Q1/2015: 6,12%; Q1/2016: 5,48%). Đáng chú ý, suy giảm tăng trưởng quý 1 đến từ hầu hết các nhóm ngành công nghiệp.

Đó là thông tin từ báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo báo cáo này, công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 8,3% (theo năm), thấp hơn mức 9,7% và 8,94% trong hai năm 2015-2016.

Công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm mạnh, làm giảm 0,76 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế quý 1. Tính chung lại, ngành công nghiệp chỉ tăng trưởng 3,85% (theo năm) trong quý 1, thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây.

Ngành xây dựng cũng chỉ đạt mức tăng trưởng 6,1% (theo năm) và đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau một năm suy giảm.

Tăng trưởng khu vực này đạt 2,03% (theo năm), xấp xỉ mức tăng trưởng các năm trước đó. Trong đó, nông nghiệp tăng 1,38% (Q1/2016: -2,69%), lâm nghiệp tăng 4,94% và thủy sản tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016

Khu vực dịch vụ vẫn duy trì ổn định và tăng trưởng ở mức 6,52% (theo), cao hơn so với cùng kỳ hai năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ suy giảm mạnh trong khi tồn kho tăng đáng kể trong hai tháng đầu năm. IPI ba tháng đầu năm chỉ tăng 0,7% – 2,4% – 4,1%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Trong đó, IPI ngành công nghiệp chế biến chế tạo quý 1 cũng chỉ tăng 8,3% (hàng năm) so với mức tăng 9,4% cù ng ký̀ năm 2016. Chỉ số tiêu thụ thậm chí giảm 4,4% trong tháng 1 trước khi phục hồi lại mức 7,9% (theo năm) trong tháng 2.

Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp đã tăng lên mức 13,3% và 12,5% (theo năm) trong hai tháng đầu năm. Điều này cũng phản ánh đúng hiệu ứng tháng Tết Nguyên đán, khi mà nhiều hoạt động sản xuất, tiêu thụ công nghiệp suy giảm mạnh.

Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic Performance Index) được VEPR thử nghiệm tính toán và tổng hợp dựa trên số liệu về sản lượng điện thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa nội địa, tăng trưởng tín dụng và PMI sản xuất.

Chỉ số VEPI cũng cho thấy sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khác với tăng trưởng kinh tế, chỉ số VEPI vẫn đạt mức 5,8%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tăng mạnh kết hợp với tăng trưởng tín dụng cao từ những quý trước đã giúp chỉ số VEPI vẫn được đánh giá tích cực trong quý 1.

Trí thức trẻ

 

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Những ông chủ nhà băng Việt trở về từ Đông Âu (Kỳ 1)

Làn sóng các doanh nhân thành đạt ở khu vực Đông Âu trở về nước đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều doanh nghiệp nổi tiếng, có quy mô lớn và những sản phẩm mang tầm vóc quốc tế. Đó là giai đoạn khi đất nước mở cửa cho tới đầu những năm 2000, khi những doanh nhân ở Liên Xô cũ âm thầm trở về Việt Nam tìm kiếm cơ hội… Continue readingNhững ông chủ nhà băng Việt trở về từ Đông Âu (Kỳ 1)

Ngành da giày: Bàn việc phát triển bền vững

Doanhnhanvietuc – Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT, tuần qua, Sở Công Thương, Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, Hội Da Giày TP.HCM đã cùng ngồi lại để ghi nhận ý kiến điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam cho giai… Continue readingNgành da giày: Bàn việc phát triển bền vững

Chuyện cuối tuần: Chuyện Big C làm việc “phi kinh tế”, mua dưa hấu mà nông dân Quảng Ngãi phải làm thức ăn cho bò

Doanhnhanvietuc – Nếu như ai đó trách nông dân sao không tính toán đầu ra để rồi dưa trồng bằng mồ hôi và nước mắt lại phải đem đổ cho bò rồi lại khóc than trên đồng ruộng thì không phải họ không có cái lý của mình. Nhưng, không lau khô được giọt nước mắt cho người nông dân thì khoan hẵng đặt lên vai họ những thứ mà những người sản xuất không… Continue readingChuyện cuối tuần: Chuyện Big C làm việc “phi kinh tế”, mua dưa hấu mà nông dân Quảng Ngãi phải làm thức ăn cho bò

Bá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Doanhnhanvietuc – Tuy mất thị phần ở nước mắm và nước tương nhưng doanh thu từ mảng này của Masan vẫn tăng trưởng 5% trong năm vừa qua, cho thấy quy mô thị trường vẫn đang lớn lên. Theo số liệu từ Masan, năm 2016 thị phần các ngành hàng tiêu dùng của tập đoàn này đồng loạt giảm so với năm trước, chỉ riêng thị phần tương ớt tăng trưởng mạnh nhờ thương vụ mua… Continue readingBá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Cải cách thể chế kinh tế – Đòn bẩy cho tăng trưởng 2018?

Doanhnhanvietuc – CIEM dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 khoảng 6,58%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra; các chuyên gia cho rằng, kết quả sẽ cao hơn nếu tiếp tục cải cách. Không nên chạy theo thành tích “ảo” Tại hội thảo về kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 25/1 tại Hà Nội, ông Nguyễn… Continue readingCải cách thể chế kinh tế – Đòn bẩy cho tăng trưởng 2018?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm