Điều gì sẽ diễn ra sau khi thành lập thành phố Sầm Sơn?

Thursday, 20/04/2017, 13:24 PM

Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 19/4 đã xem xét, quyết định thành lập 4 phường thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Điều gì sẽ diễn ra sau khi thành lập thành phố Sầm Sơn?

Kênh truyền hình Quốc Hội Việt Nam mới đưa tin về việc UBTVQH ra Nghị quyết thành lập 4 phường thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Theo tờ trình của Chính phủ, sau khi thành lập 4 phường và thành phố Sầm Sơn. Thành phố Sầm Sơn có 44,94km2 diện tích tự nhiên, hơn 150 nghìn người và 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phương và 3 xã. Việc thành lập 4 phương thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng quá trình đô thị hóa của thị xã Sầm Sơn, tạo động lực cho việc phát triển thị xã Sầm Sơn phát triển toàn diện theo định hướng trở thành đô thị du lịch cấp quốc gia

Theo báo cáo thẩm tra của UB Pháp luật, việc thành lập 4 phường thuộc thị xã và thành phố Sầm Sơn nhằm phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. 4 xã được đề nghị thành lập phường và thị xã Sầm Sơn đã đạt các tiêu chuẩn đô thị loại III. Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết thành lập 4 phường thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Đa số các thành viên UBTV Quốc hội cho rằng đề án đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc. Hồ sơ đã đầy đủ, đáp ứng theo luật chính quyền địa phương và Nghị quyết 1211 UBTVQH. Các đại biểu cũng đánh giá cao với nội dung tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của UB Pháp luật tán thành việc thành lập 4 phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở không làm tăng biên chế

“Đứng về tiêu chuẩn, từ tờ trình cho đến thẩm định của UB Pháp luật đều đã báo rằng đủ 4 tiêu chuẩn “ – Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nien và Nhi đồng của Quốc hội.

“Tôi nhất chí với chủ trương. Do hoàn cảnh điều kiện xem xét vào thời điểm này nên khi thực hiện nghị quyết của Quốc hội cũng là quá trình vừa làm, vừa hoàn thiện. Do đó tôi nhất trí với các đồng chí là lập 4 phường và nâng thị xã Sầm Sơn lên thành phố Sầm Sơn” – Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng đến đề tư hạ tầng, chú trọng xây dựng văn hóa đô thị đặc biệt là môi trường sinh thái, vấn đề văn hóa du lịch, văn hóa ăn ở, văn hóa giao tiếp để không còn những hiện tượng chặt chém du khách khi tới du lịch biển Sầm Sơn.

Đồng tình thành lập thành phố Sầm Sơn phù hợp với nhu cầu phát triển, nhu cầu đầu tư của tỉnh Thanh Hóa, một số ý kiến cũng cho rằng tỉnh cần quan tâm đến công tác tư tưởng, nghề nghiệp và cuộc sống của người dân.

“Tôi đề nghị trong quá trình lên thành phố, thành phố phải làm tốt công tác tư tưởng với người dân vì người dân sẽ phải biết mấy điều: thuế sử dụng sẽ tăng, phí môi trường tăng lên, con em học sinh sẽ không còn được cộng 1 điểm ưu tiên khi thi vào đại học” – Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội.

“Ngoài quyền lợi của nhân dân thì các doanh nghiệp cũng vào. Khi nâng cấp thị xã lên thành phố, giá đất khu vực sẽ tăng lên. Có những tích cực về mặt lợi thế thương quyền, nhưng giá đất sẽ ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Đề nghị các đồng chí ở Thanh Hóa quan tâm đến vấn đề này.” – ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội.

Các ý kiến cũng cho rằng, khi lên thành phố vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần đảm bảo ở mức cao hơn, năng lực quản lý đô thị tốt hơn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Sầm Sơn có đủ điều kiện để nâng cấp lên thành phố.

“Vấn đề là đã đủ điều kiện thì cho giải quyết theo đúng quy định. Tôi đề nghị thế này, cơ quan Chính phủ và địa phương được xét, Bộ Nội vụ rà soát lại để sử dụng từ ngữ, câu cú cho đúng, thiếu gì thì bổ sung vào. Tôi thấy có thể thông qua được Nghị quyết này”.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh việc cần thiết thành lập 4 phường thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa theo các tiêu chí, điều kiện quy định. 100% các thành viên UBTVQH có mặt biểu quyết đồng ý đề án thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và UBTVQH ra nghị quyết về vấn đề này.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tiềm năng du lịch biển nhìn từ quyết định đầu tư vào hòn đảo chưa có điện của tập đoàn FLC

Tại diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2 mới diễn ra ngày 31/7, du lịch là một trong 4 nội dung được trao đổi thảo luận giữa các doanh nghiệp và Chính phủ. Đảo Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn. Luật Du lịch (sửa đổi) đã được đa số đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua trong kỳ họp Quốc hội cuối tháng 6 vừa qua. Nhiều… Continue readingTiềm năng du lịch biển nhìn từ quyết định đầu tư vào hòn đảo chưa có điện của tập đoàn FLC

Chính phủ chấp thuận bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Doanhnhanvietuc – Cụ thể, với nhóm thủ tục Đăng ký thường trú (tại cấp huyện, cấp xã) sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Ngày 30/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc… Continue readingChính phủ chấp thuận bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

“Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán không muốn phản ánh nữa”

“Doanh nghiệp đã kêu như vậy, Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng đã chỉ đạo sửa đổi, tôi cho rằng cần bỏ thủ tục này và chuyển sang một phương thức quản lý khác tốt hơn. Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán nản không muốn phản ánh nữa”, TS. Nguyễn Đình Cung nói. Tại buổi kiểm tra 11 bộ về tình hình cải cách các hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành… Continue reading“Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán không muốn phản ánh nữa”

Thống đốc NHNN: Năm 2017, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng là rất nặng nề

NHNN dự kiến, năm 2017 điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát các cân đối vĩ mô, tiền tệ; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất trung, dài hạn; kiểm soát quy mô tín dụng hợp lý bảo đảm an toàn, hiệu quả, tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn; tập trung tín dụng cho những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ… 2016 – một năm ổn định Năm… Continue readingThống đốc NHNN: Năm 2017, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng là rất nặng nề

Nợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Doanhnhanvietuc – Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, ứng trước dự toán và tồn ngân kho bạc bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an toàn tài chính quốc gia. Ngày 22/5 tới đây, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ được khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc… Continue readingNợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm