Bốn vấn đề lớn của nền kinh tế Úc năm 2019

Thursday, 31/01/2019, 09:00 AM

Năm 2019 sẽ là một năm với nhiều bước ngoặt và nền kinh tế Úc sẽ khởi sắc hay u ám là tùy thuộc vào bốn vấn đề lớn mà nó phải đối mặt.

Vấn đề nhà đất

Việc giảm giá nhà đất có thể là tin tốt lành đối với khả năng chi trả của người dân nhưng  lại gây ra những tổn thương thực sự to lớn cho nền kinh tế Úc. Giá thì tiếp tục giảm mạnh, trong khi người mua vẫn đứng ngoài quan sát.

Theo thống kê của CoreLogic, giá nhà trung bình ở Úc đã giảm 3,5% so với mức đỉnh, và tại một số thành phố, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Giá ở Perth giảm 25% kể từ mức đỉnh điểm năm 2007, Sydney giảm 8% và Melbourne giảm 6,6% chỉ trong năm nay.

Để đánh giá tình hình tương lai, cần xem xét hai khía cạnh: nguồn cung thị trường nhà đất và khả năng cung cấp các khoản vay. Hiện tại, cung nhà đang ở mức cao do doanh số bán giảm sút. Ở Sydney và Melbourne, rất nhiều cuộc đấu giá đã thất bại và nhà vẫn không bán được. Biểu đồ dưới đây cho thấy lượng cung nhà ở năm 2018 cao hơn 2017 tại một số thành phố lớn, phần nào phản ánh áp lực lên giá cả.

Tình hình cung thị trường nhà đất năm 2018 so với 2017 tại một số thành phố ở Úc  (Nguồn: CoreLogic)

Dự báo nguồn cung sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm 2019, với nhiều dự án căn hộ lớn sắp hoàn thành. Ngay cả khi tất cả các căn hộ được bán trước kế hoạch (điều này chưa bao giờ xảy ra) và tất cả các giao dịch bán trước đều ổn định (điều này cũng thường không xảy ra), thì khi người dân chuyển đến những căn hộ mới này cũng sẽ tạo ra một vòng bất động sản nhàn rỗi thứ hai, trong đó sẽ có một số được rao bán. Điều này có nghĩa là năm 2019 sẽ mang lại cho người mua rất nhiều sự lựa chọn.

Còn về tình hình cung cấp các khoản vay. Báo cáo cuối cùng của Ủy ban Ngân hàng Hoàng gia, dự kiến công bố vào đầu năm tới, được cho là sẽ chỉ trích chính sách cho vay lỏng lẻo trước đó. Điều này có thể khiến các ngân hàng thắt chặt hơn nữa điều kiện đối với các khoản vay và thậm chí sẽ còn kiểm tra chi tiết chi phí sinh hoạt.

Dù vậy, chính phủ Úc sẽ không muốn bóp nghẹt thị trường nhà đất. Một số thay đổi từ cơ quan quản lý có thể làm cân bằng lại tác động của việc thắt chặt điều kiện cho vay và tạo ra sự khác biệt lớn đối với quỹ đạo giá nhà đất.

Yếu tố Trung Quốc

Trung Quốc là bạn hàng lâu dài và lớn nhất của Úc. Sự thịnh vượng của Trung Quốc sẽ mang lại sự giàu mạnh cho kinh tế Úc. Tuy nhiên, theo số liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc, tăng trưởng doanh số bán lẻ của nước này hiện đạt mức thấp nhất trong 15 năm qua và hoạt động sản xuất đang suy yếu. Tình hình này báo hiệu một viễn cảnh không tốt lành cho các đối tác của Trung Quốc, trong đó có Úc.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phát biểu rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự đoán và ông kỳ vọng Trung Quốc sẽ thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện với Hoa Kỳ trong nỗ lực khép lại cuộc chiến này. Nếu nhận định này là chính xác thì các vấn đề sẽ được giải quyết khi chiến tranh thương mại kết thúc và sẽ có lợi cho nước Úc. Tuy nhiên, nếu kịch bản khác xảy ra, đó là Trung Quốc thà chờ đợi một Tổng thống mới của Hoa Kỳ trong khoảng hai năm nữa, hơn là phải chạy theo một thỏa thuận mà mình không dành được ưu thế trong hiện tại, thì một tình huống căng thẳng kéo dài sẽ gây ra những thiệt hại tài sản thế chấp trong nền kinh tế Úc và thậm chí có thể khiến vấn đề tăng lương trở nên tồi tệ hơn.

Kinh tế Hoa Kỳ

Nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu suy thoái và Ngân hàng trung ương Mỹ vẫn đang tăng lãi suất. Sự sụt giảm tại các thị trường ở Mỹ hiện đã xóa sạch những thành quả của năm 2018. Cả thị trường chứng khoán và trái phiếu của Mỹ đều đang hiển thị cùng một tín hiệu đỏ báo hiệu suy thoái trong tương lai.

Mặc dù nước Úc không phụ thuộc trực tiếp vào Mỹ về mặt thương mại, nhưng Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và sự suy thoái của kinh tế Mỹ sẽ gây ra nhiều thiệt hại về tài sản thế chấp mà không dễ dàng để vượt qua được.

“Chú ngựa đen” mang tên Robert Mueller

Ông Robert Mueller từng là Giám đốc của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Ông được bổ nhiệm làm Công tố viên đặc biệt chỉ huy cuộc điều tra về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ mà kết quả đã đưa Donald Trump lên cương vị Tổng thống. Yếu tố thứ tư này không phải là vấn đề kinh tế, mà là chính trị. Tuy nhiên, không ai có thể tưởng tượng các thị trường và nền kinh tế toàn cầu sẽ biến động như thế nào nếu ông Mueller đưa ra một báo cáo luận tội Tổng thống. Trong trường hợp ngược lại, nếu báo cáo chứng mình được sự minh bạch của cuộc bầu cử, những tín hiệu tốt sẽ được bật lên.

Theo Thu Hà

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm