Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa 137 DNNN, đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công đến cuối năm 2020

Wednesday, 31/05/2017, 20:02 PM

Doanhnhanvietuc – Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020”.

 Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại 

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ; ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng xây dựng nền kinh tế tri thức, có hàm lượng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

 Sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước 

Đề án tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.

Hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; sớm tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương.

 Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp 

Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2016 – 2020 là hoàn thành cổ phần hóa 137 doanh nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2020, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại 103 doanh nghiệp (chưa bao gồm các công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Công ty mua bán nợ Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty thủy nông thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng lộ trình và tổ chức bán phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016.

Đề án tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, sắp xếp lại doanh nghiệp; nâng cao năng lực tài chính; đổi mới công tác quản trị, công nghệ; đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; cơ cấu sản phẩm, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan. Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, Đề án còn đề ra nhiệm vụ thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng theo yêu cầu nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Doanhnhanvietuc – Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, ứng trước dự toán và tồn ngân kho bạc bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an toàn tài chính quốc gia. Ngày 22/5 tới đây, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ được khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc… Continue readingNợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: Hàng loạt doanh nhân nổi tiếng góp mặt

Doanhnhanvietuc – Thành viên Ban nghiên cứu vừa được thành lập xuất hiện những cái tên như Trương Gia Bình, Trần Trọng Kiên, Vũ Văn Tiền hay Don Lam… Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ngày 3/10 đã ký ban hành Quyết định số 842 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (gọi tắt là… Continue readingThành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: Hàng loạt doanh nhân nổi tiếng góp mặt

Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị WTO hỗ trợ các kỹ thuật cần thiết để Việt Nam thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam với WTO và các hiệp định của WTO. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo. Ảnh: VGP/Thành Chung Sáng 15/9 (giờ Thụy Sĩ), tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng… Continue readingViệt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO

Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế

Doanhnhanvietuc – Một Phó thủ tướng, 10 Bộ trưởng và một số lãnh đạo địa phương, cơ quan của Quốc hội sẽ tham gia Ban chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế … Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Theo quyết định của Thủ tướng,… Continue readingThủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế

Thủ tướng phê bình Hà Nội cho xây quá nhiều nhà cao tầng nội đô

Thủ tướng cho rằng, ùn tắc giao thông ở Hà Nội có nguyên nhân của việc thành phố cấp phép tràn lan nhà cao tầng khu vực nội đô… “Hà Nội ùn tắc giao thông cũng có phần do thành phố cho xây quá nhiều nhà cao tầng. Tôi nói thật để các đồng chí biết, thành phố đã cấp phép tràn lan, cho xây dựng quá nhiều chung cư cao tầng trong nội đô.… Continue readingThủ tướng phê bình Hà Nội cho xây quá nhiều nhà cao tầng nội đô

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm