Đã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Tuesday, 23/05/2017, 14:37 PM

Doanhnhanvietuc – Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08%.

Báo cáo tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 22/5 về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”(VAMC) ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013, đến nay, việc xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định.

Có thể kể đến như các TCTD đã xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng. Trong 4 năm (từ 2012-2016), toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần giúp các TCTD mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, ngành chiến lược theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. VAMC bước đầu góp phần xử lý nợ xấu. Tính đến cuối năm 2016, VAMC đã cùng với các TCTD xử lý được 50.139 tỷ đồng nợ xấu trong tổng số 245.924 tỷ đồng nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt…

Bên cạnh kết quả nêu trên, quá trình xử lý nợ xấu đến nay cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Chẳng hạn quá trình xét xử, thi hành án với nhiều thủ tục phức tạp, kéo dài làm cho việc xử lý nợ xấu thông qua tòa án, thi hành án rất chậm, không hiệu quả; hay việc xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm, bán khoản nợ theo cơ chế thị trường, thu nợ khách hàng vay còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó xử lý nợ xấu một cách triệt để; nhiều khoản nợ xấu tại các TCTD bị kiểm soát đặc biệt có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố nên thời gian giải quyết bị kéo dài; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu…

Ngoài ra, nợ xấu, nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu cũng có nguy cơ tăng trở lại. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm 5,8% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế; nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ này sẽ là 10,08% trên tổng dư nợ cho vay, đầu tư đối với nền kinh tế.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thống đốc NHNN: 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng

Doanhnhanvietuc – Theo tư lệnh ngành ngân hàng, với mức tăng trưởng dư nợ đầu tư nền kinh tế bình quân 16% một năm, dự kiến nợ xấu phát sinh thêm trong 5 năm tới là 350.000 tỷ đồng. Giải trình dự thảo Nghị quyết nợ xấu lần 2 với các đại biểu Quốc hội chiều nay, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết mục tiêu của tờ trình về dự thảo nghị quyết xử… Continue readingThống đốc NHNN: 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng

Bán nợ xấu theo giá thị trường: Ai mua, ai định giá để không bị trục lợi?

Doanhnhanvietuc – Thảo luận tại tổ về vấn đề xử lý nợ xấu chiều nay ngày 26/5 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh nhất trí việc ban hành Nghị quyết để xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn. Băn khoăn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng việc ra… Continue readingBán nợ xấu theo giá thị trường: Ai mua, ai định giá để không bị trục lợi?

5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Doanhnhanvietuc – Theo khuyến nghị của Vụ pháp chế, NHNN, Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu và có thể xem xét áp dụng các bài học kinh nghiệm các nước khác. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế, Vụ Pháp chế NHNN cho biết có một số điểm có thể xem xét áp dụng tại Việt Nam. Thứ nhất, để nhanh chóng xử lý nợ xấu tại các tổ chức… Continue reading5 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế

Ngân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Doanhnhanvietuc – Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ… Continue readingNgân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Xử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao

Doanhnhanvietuc – Theo TS. Võ Trí Thành, quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu rất khó khăn không chỉ do vấn đề nội tại nền kinh tế mà cả về nguồn lực. Tham luận tại Hội thảo về xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước phối hợp Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều ngày 23/5, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đến thời điểm này, không chỉ có ngân… Continue readingXử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm