Ông Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Friday, 09/06/2017, 13:01 PM

Doanhnhanvietuc – Một nút thắt xử lý nợ xấu là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ.

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết tính đến 31/12/2016 như đã báo cáo QH thì nợ xấu nội bảng của các TCTD hiện nay là trên 150.000 nghìn tỷ, chiếm hơn 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 195.000 tỷ hiện đang chiếm 3,29% tổng dư nợ. Nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý đc hiện nay là trên 345.000 tỷ chiếm 5,8% tổng dư nợ.

Theo tính toán của NHNN, trong 5 năm qua, nợ xấu phát sinh hàng năm 1,3-1,5%. Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu tiếp tục gia tăng là do những khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật hiện hành. Chính vì vậy việc ra Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu tại thời điểm hiện tại được các đại biểu quốc hội cũng như giới chuyên gia trong ngành đánh giá là phù hợp.

Tuy nhiên còn nhiều nội dung được bàn luận cần làm rõ để Nghị quyết phù hợp thực tế và phát huy tác dụng. Trong một bài viết được đăng tải trên trang Vneconomy mới đây, ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT CTCP SSI, đã nêu lên 4 điểm cần làm rõ trong Nghị quyết.

Thứ nhất là cần công khai tình trạng nợ xấu, có động cơ để các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Nếu quá nặng nề về các biện pháp xử lý với tổ chức tín dụng, nếu còn nỗi sợ về việc “hình sự hóa” thì sẽ phát sinh tình trạng “nuôi nợ” để “che dấu”. Quan điểm của ông Hưng cho rằng nên có cơ chế cho thời gian để các TCTD khắc phục các trường hợp kết quả kinh doanh thu lỗ.

“Không nên vì sợ tổ chức tín dụng thua lỗ nhất thời mà chưa xử lý nợ hoặc thay đổi chính sách trích lập dự phòng, phân bổ lãi… để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bởi vì, có điều chỉnh bệnh án cũng không thay đổi thể trạng thực của bệnh nhân”, ông Hưng chia sẻ.

Quan điểm này cũng phù hợp với những nguyên nhân khách quan mà Thống đốc Lê Minh Hưng nhắc tới sáng qua. Bất ổn chính trị, kinh tế thế giới, khủng hoảng trên thị trường tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi nguồn vốn chủ yếu từ vay ngân hàng. Ngoài ra các chính sách kinh tế vĩ mô cũng thiếu ổn định làm gia tăng ảnh hướng đến sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Hay có nhiều trường hợp khách hàng chây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Những yếu tố không mong muốn này lại tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Điểm thứ 2 được ông Hưng nêu ra là nút thắt thị trường mua bán nợ. Theo đó hiện tại chưa tạo lập được thị trường, chưa có cơ chế để xác định giá trị khoản nợ, xác định trách nhiệm của người cho vay, người bán nợ; chưa có nhiều chủ thể tham gia mua nợ, các nhà đầu tư chưa coi mua nợ là một cơ hội đầu tư; quyền chủ nợ của các tổ chức tín dụng còn chưa được đảm bảo trên thực tế.

“Ít ai dám mua nợ để kế thừa các quyền khó khả thi này”, ông Hưng phân tích. Điều này cũng được đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc đặt ra. Theo vị đại biểu này, vấn đề phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế của dân. Nếu tài sản bảo đảm là bất động sản thì các doanh nghiệp bất động sản và người dân sẽ quan tâm. Nếu tài sản bảo đảm là chiếc xe hơi thì các hãng xe hơi Uber, Taxi, Grab và người dân cũng sẽ quan tâm. Thị trường sẽ không chỉ dành cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng mà các thành phần kinh tế khác đều tham gia và những gói nợ xấu thật sự khi thị trường khó xử lý thì có thể giao cho VAMC.

Nút thắt thứ 3 được chủ tịch SSI chỉ ra là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ. Hiện các quy định pháp luật về thu giữ tài sản đã có nhưng không được thực hiện vì không có cơ chế để thực thi.

Về quyền nhà ở, việc thực hiện quyền thu giữ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại Hợp đồng bảo đảm giữa các bên. Như vậy, việc thu giữ là nhà ở, về nguyên tắc chủ nhà khi giao kết hợp đồng giao dịch bảo đảm đã nhất trí cho việc thu giữ này. Tuy nhiên thực tế người có tài sản nếu chây ì cũng không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trong khi phía TCTD nếu khởi kiện thì việc thi hành án mất nhiều thời gian để thực hiện.

Điểm cuối cùng ông Hưng chỉ ra là xã hội cần có nhìn nhận khách quan về hoạt động xử lý nợ theo đúng các quy luật của thị trường. Việc xử lý tài sản đảm bảo là việc không bên nào cả ngân hàng hay khách hàng mong muốn. Đây là rủi ro cho cả 2 phía thay vì quan niệm hiện nay của xã hội vẫn là khách hàng mất tài sản đảm bảo vì bị ngân hàn xử lý.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Có ý kiến đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị về… Continue readingCác đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Doanhnhanvietuc – Đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng. Mở đầu buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong diễn đàn Quốc hội,… Continue readingĐại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Vẫn chưa thống nhất về phạm vi nợ xấu cần xử lý

Doanhnhanvietuc – Thống đốc NHNN mong các đại biểu xem xét thông qua phương án 1 về phạm vi xử lý nợ xấu, tức là cả các khoản nợ trước 31/12/2016 lẫn nợ phát sinh mới. Hôm 12/6, Quốc hội thảo luận vòng 2 về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu. Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu cho biết, một số… Continue readingVẫn chưa thống nhất về phạm vi nợ xấu cần xử lý

Bán nợ xấu theo giá thị trường: Ai mua, ai định giá để không bị trục lợi?

Doanhnhanvietuc – Thảo luận tại tổ về vấn đề xử lý nợ xấu chiều nay ngày 26/5 của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh nhất trí việc ban hành Nghị quyết để xử lý nợ xấu nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn. Băn khoăn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng việc ra… Continue readingBán nợ xấu theo giá thị trường: Ai mua, ai định giá để không bị trục lợi?

20 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố

Doanhnhanvietuc – Theo tư lệnh ngành ngân hàng, tổng nợ xấu hiện khoảng 10,08% dư nợ. Liên quan đến xử lý trách nhiệm, chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ ngân hàng, trong đó có nhiều đối tượng là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc… Sau phần thảo luận… Continue reading20 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm