Cần giám sát chặt chẽ để Nghị quyết xử lý nợ xấu không bị lợi dụng

Thursday, 08/06/2017, 13:11 PM

Doanhnhanvietuc – Đại biểu cho rằng cần triển khai ngay nghị quyết và giám sát để TCTD không lợi dụng chuyển nợ bình thường thành nợ xấu, tránh để các TCTD lạm quyền trong việc thu giữ tài sản đảm bảo.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân đoàn đại biểu TP. Cần Thơ cho rằng, việc ban hành nghị quyết về xử lý nợ xấu là cần thiết do hiện nay chưa có khung khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu.

Những vấn đề đặt ra trong nghị quyết cơ bản đã đề cập đầy đủ các khía cạnh, đảm bảo được quyền lợi cho người gửi tiền và đảm bảo sự ổn định cho hệ thống.

Tuy nhiên để nghị quyết đi vào cuộc sống, đại biểu cho rằng cần triển khai ngay nghị quyết và giám sát để TCTD không lợi dụng chuyển nợ bình thường thành nợ xấu, tránh để các TCTD lạm quyền trong việc thu giữ tài sản đảm bảo.

Đại biểu đề nghị giới hạn thời hạn xử lý nợ xấu đến 31/12/2016 để hạn chế nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó phải bổ sung việc xử lý nợ xấu không dùng ngân sách và xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu.

Về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, đại biểu cho rằng quy định như nghị quyết là đã đảm bảo quyền lợi của TCTD theo hợp đồng thỏa thuận với người vay nợ và quy định của pháp luật, Tuy nhiên cần bổ sung quy định làm rõ đối với tài sản bảo đảm (TSBĐ) có tranh chấp và không có tranh chấp để việc thực hiện được rõ ràng, tránh phát sinh, khiếu kiện gây đến mất trật tự an ninh xã hội.

Về thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp TSBĐ, tuy nhiên đại biểu đề nghị quy định cụ thể TSBĐ tranh chấp với bên thứ ba.

Ngoài ra, đại biểu Xuân cũng đề nghị quy định cụ thể nguyên tắc làm cơ sở xác định kiểm soát đặc biệt đảm bảo tính công khai minh bạch cho các nhà đầu tư…

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Doanhnhanvietuc – Đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng. Mở đầu buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong diễn đàn Quốc hội,… Continue readingĐại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

BIDV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ Nghị quyết xử lý nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Các chuyên gia cho rằng, BIDV có thể là ngân hàng có câu chuyện phục hồi hấp dẫn nhất… Theo một báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – BID), công ty này đang khá lạc quan về triển vọng của BIDV cũng như cổ phiếu BID. VCSC cho rằng BIDV sẽ là ngân hàng được hưởng… Continue readingBIDV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ Nghị quyết xử lý nợ xấu

Ông Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Doanhnhanvietuc – Một nút thắt xử lý nợ xấu là việc xử lý tài sản đảm bảo. Nhưng ông Hưng cho rằng việc thiếu luật không phải nguyên nhân chính mà là việc không thực thi luật đầy đủ. Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 7/6, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết tính đến 31/12/2016 như đã báo cáo QH thì nợ xấu nội bảng của các TCTD hiện nay là trên… Continue readingÔng Nguyễn Duy Hưng chỉ ra 4 nút thắt chính trong xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Những ý kiến nào của đại biểu Quốc hội được tiếp thu và bổ sung vào dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu?

Doanhnhanvietuc – Trong các vấn đề lớn mà đại biểu nêu có phạm vi nợ xấu cần khoanh lại trước năm 2016, nhưng theo Thống đốc việc nghị quyết áp dụng cho cả nợ xấu hiện tại và nợ xấu phát sinh là rất cần thiết. Phát biểu giải trình và tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội sáng này 6/7 về vấn đề xử lý nợ xấu trong dự thảo Nghị quyết… Continue readingNhững ý kiến nào của đại biểu Quốc hội được tiếp thu và bổ sung vào dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm