Doanh nghiệp Việt “cháy hàng” tại hội chợ Thái Lan

Sunday, 06/08/2017, 19:14 PM

19 doanh nghiệp Việt và 20 doanh nghiệp Thái Lan đã tham gia chương trình kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với Thái Lan. Nhiều đơn hàng đã được chốt, thậm chí một số doanh nghiệp Ấn Độ tham gia cũng bị “mê hoặc”, chọn đối tác Việt Nam thay Trung Quốc.

Doanh nghiệp Việt “cháy hàng” tại hội chợ Thái Lan

Trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế triển lãm ASEAN – Ấn Độ, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan . Theo đó, có 19 doanh nghiệp Việt và 20 doanh nghiệp Thái cùng một số doanh nghiệp Ấn Độ tham dự.

Phía doanh nghiệp Thái Lan có các chuỗi bán lẻ tại Thái, các công ty thực phẩm, công ty nhập khẩu. Những tên tuổi nổi tiếng có thể kể đến như: Central Group, BJC – Quản lý hệ thống BigC Thái Lan, Siam Food, Thai Snack Foods,…

Trong khi các doanh nghiệp Việt như Minh Long I, Điện Quang, Thiên Long, Bình Tiên Imex (Biti’s),… Doanh nghiệp thực phẩm đặc biệt được quan tâm khá nhiều, có thể kể đến Bích Chi, Vina Câcao, Lương Quới. Cho đến các Doanh nghiệp nhỏ địa phương trong khối ABCD Mekong cũng tham gia Hội chợ lần này như: Hương Đồng Tháp, Cửu Long Coconut với mặt nạ dừa…

Chương trình cho phép mỗi doanh nghiệp sẽ lên sân khấu giới thiệu về công ty trong vòng 3 phút. Sau đó, trở về bàn của mình và tiếp các doanh nghiệp Thái theo lịch và lượt đã đăng ký trước đó. Việc doanh nghiệp Thái quan tâm hàng hoá của doanh nghiệp Việt khiến ban tổ chức thậm chí phải “nhắc nhở” doanh nghiệp Thái về việc hết giờ.

Bà Phan Thị Hồng Trâm, Quản lý bán hàng quốc tế của Vinamit cho biết chương trình đã giúp Vinamit gặp được 8 đối tác, trong đó có BJC và Central là 2 chuỗi bán lẻ doanh nghiệp quan tâm nhất tại thị trường Thái Lan.

“Đối với BJC – chủ hệ thống BigC Thái Lan, hệ thống Mega tại Việt Nam họ đã có hàng Vinamit, và họ mong muốn tập trung hoá đơn hàng lớn từ cả Việt Nam lẫn Thái Lan. Điều này giúp tạo hiệu quả hơn về mặt giá – hậu cần”, bà Trâm nói.

Doanh nghiệp Bích Chi, chuyên sản xuất các sản phẩm bánh tráng, bánh phồng tôm tại buổi kết nối đã tìm ra thị trường mới là Ấn Độ mà các doanh nghiệp này trước đây đã mua của thị trường Trung Quốc muốn chuyển sang mua của Việt Nam.

Trước chuyến đi này, Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp BSA cũng đã mời các chuyên gia, cố vấn về nhượng quyền thương hiệu chia sẻ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ cách thâm nhập thị trường ASEAN và thế giới.

Bà Nguyễn Phi Vân, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia từng chia sẻ, muốn thâm nhập thị trường nước ngoài thì cách doanh nghiệp tư duy là điều quan trọng nghĩa là doanh nghiệp bước ra khu vực phải hiểu khu vực đó, tại sao lại chọn từ đó mới bắt đầu chia nhỏ xuống những thị trường, cấp độ khác nhau.

Bên cạnh đó, bà Vân cũng cho biết, các doanh nghiệp cần có liệt kê rõ ràng về việc thâm nhập thị trường nào trước, đâu là thị trường chiến lược. “Có đi 100 hội chợ, hay nhiều hơn nữa mà tư duy tiếp cận thị trường không thay đổi thì doanh nghiệp Việt sẽ mãi quanh quẩn. Tư duy như thế mới có thể giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bước ra khu vực và thế giới một cách có nền tảng, vững bền”, bà Vân nói.

Theo diendandautu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Những ‘ông lớn’ nào gửi ngân hàng ngàn tỷ?

– Trong khi nhiều doanh nghiệp than khổ vì phải chạy vạy lo lãi vay ngân hàng thì không ít “ông lớn” lại rủng rỉnh tiền mặt cả ngàn thậm chí hàng chục ngàn tỷ đồng gửi ngân hàng. Các doanh nghiệp đó là ai, vì sao dư dả vậy? Trong khi nhiều DN còng lưng trả nợ thì có DN gửi ngân hàng cả ngàn tỷ. Ảnh: Như Ý. Chân dung nhà giàu Báo… Continue readingNhững ‘ông lớn’ nào gửi ngân hàng ngàn tỷ?

Chuyện doanh nghiệp “ngoại đạo” lấn sân địa ốc nhìn từ những phi vụ “thắng làm vua, thua làm giặc”

Xu hướng doanh nghiệp ngoài ngành đầu tư vào bất động sản đang lan rộng, bởi sức hút từ lĩnh vực này. Từ những doanh nghiệp đơn thuần là kinh doanh thuỷ sản, chăn nuôi, cơ khí…cũng đang toan tính nhảy vào địa ốc. Sức hút khó cưỡng của bất động sản Trong những năm 2009 – 2010, làn sóng đầu tư bất động sản ngập tràn khắp thị trường. Nguồn cung khan hiếm khiến… Continue readingChuyện doanh nghiệp “ngoại đạo” lấn sân địa ốc nhìn từ những phi vụ “thắng làm vua, thua làm giặc”

Hợp tác doanh nghiệp là điểm nhấn của Năm APEC 2017

Với 20 hoạt động lớn, 159 cuộc họp APEC sẽ diễn ra trên 8 tỉnh, thành, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu… Đó là điều được ông Nguyễn Minh Vũ, Phó trưởng ban thư ký APEC Việt Nam nhấn mạnh tại cuộc họp báo về các hoạt động của doanh nghiệp trong sự kiện này, sáng 12/1. Theo thông tin từ cuộc họp… Continue readingHợp tác doanh nghiệp là điểm nhấn của Năm APEC 2017

Tiến độ các dự án của Novaland, doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập danh sách công ty “tỷ đô” trên sàn

Công ty CP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland group) đã chính thức trở thành công ty đại chúng và nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Theo DealStreetAsia, ngay trước khi nộp hồ sơ niêm yết, Novaland đã phát hành riêng lẻ khoảng 10% cổ phần cho 18 nhà đầu tư, thu về 120 triệu USD, tương ứng mức định giá vào… Continue readingTiến độ các dự án của Novaland, doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập danh sách công ty “tỷ đô” trên sàn

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam: Ông Phạm Nhật Vượng mà không dám làm ô tô thì chẳng ai dám làm cả!

Đáng ra việc sản xuất ô tô của Việt Nam phải được xuất hiện trước nhiều năm nay. Thế nhưng, mãi cho đến giờ mới có một doanh nghiệp chính thức công bố sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt. Nguồn: Internet. Nếu theo đúng kế hoạch, năm 2019, VinGroup sẽ cho ra mắt sản phẩm ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt. Dự án này khiến dư luận xôn xao với nhiều ý kiến… Continue readingChủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam: Ông Phạm Nhật Vượng mà không dám làm ô tô thì chẳng ai dám làm cả!

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm