Những người Úc phải trả 230 tỷ đô la phí quản lý quỹ hưu bổng

Friday, 16/06/2017, 17:21 PM

Doanhnhanvietuc – Hiện người Úc có khoảng 2 nghìn tỷ đô la giữ trong quỹ hưu bổng, số tiền khổng lồ này đã thu hút các nhà đầu tư như hàng ngàn con ong bu quanh hũ mật, mặc sức cào xới trong thời gian qua.

Theo ABC, hiện người Úc có khoảng 2 nghìn tỷ đô la giữ trong quỹ hưu bổng, số tiền khổng lồ này đã thu hút các nhà đầu tư như hàng ngàn con ong bu quanh hũ mật, mặc sức cào xới trong thời gian qua.

Lệ phí quản lý quỹ hưu bổng tăng lên vì chúng được tính theo phần trăm tổng số tiền trong quỹ. Vì vậy, việc càng có nhiều tiền trong quỹ hưu trí thì số tiền mà người tiêu thụ phải trả càng tăng.

Alex Dunnin, giám đốc nghiên cứu của công ty tài chánh Rainmaker cho biết: “Hàng nghìn tỷ đô la đóng cho quỹ hưu bổng là tiền của những người cha, người mẹ, của bất kỳ ai mà chúng ta nhìn thấy trên đường phố. Họ sẽ bị choáng váng nếu biết số tiền họ phải trả cho những khoản phí trong quỹ hưu bổng”.

Theo công ty Rainmaker, một công ty nghiên cứu tài chánh hàng đầu, lệ phí đóng cho các hưu bổng đã đạt 230 tỷ đô la trong 10 năm qua.

Số tiền này tương đương với tiền xây dựng 230 nhà hát Opera House ở Sydney, 531 chếc Airbus A-380 hoặc 55 tàu ngầm mới mà chính phủ đang lên kế hoạch xây dựng tại Adelaide.

“Người Úc đang trả mức giá cao nhất trên thế giới cho dịch vụ tài chính cơ bản, khá đơn giản”, Richard Denniss, nhà kinh tế học hàng đầu của Viện nghiên cứu Úc cho biết.

Năm 2016, theo Rainmaker, số tiền lệ phí cho hưu bổng là 31 tỷ đô la, trong khi 3 năm trước đó chỉ là 20 tỷ đô la.

Khoảng 26% (tương đương 8 tỷ đô la) dành cho việc giấy tờ hành chánh, 7.8 tỷ đô la dành cho các nhà quản lý đầu tư, và khoản tiền lớn nhất (8.4 tỷ đô la) là các loại bảo hiểm được bán thông qua quỹ hưu bổng, ví dụ bào hiểm thất nghiệp.

Những chuyên gia cố vấn tài chính đã nhận được 5.9 tỷ đô-la và 600 triệu đô-la cho các khoản tham vấn về tài sản và dịch vụ ủy thác về tài chánh.

Ông Denniss cho rằng” “Đây là một ngành kỹ nghệ có lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn và nếu quý vị nhìn vào danh sách những người giàu có nhất của Bussiness Review Weekly, quý vị sẽ thấy đầu tư vào quỹ hưu bổng có lợi như thế nào.”

Chi phí hưu bổng đang tăng vọt vì lệ phí được tính theo phần trăm tổng số tiền trong quỹ – khác với một khoản phí cố định theo quý hay năm. Vì vậy, càng có nhiều tiền trong quỹ hưu bổng, chúng ta phải trả nhiều lệ phí hơn.

 

“Người Úc đang trả mức giá cao nhất trên thế giới cho dịch vụ tài chính cơ bản, khá đơn giản”, Richard Denniss, nhà kinh tế học hàng đầu của Viện nghiên cứu Úc cho biết.

Đây là một vấn đề mà cựu tổng trưởng ngân khố liên bang và hiện bây giờ là chủ tịch quỹ Future Fund, ông Peter Costello quan ngại. Ông là người cách đây ba năm trước đã ủng hộ chính phủ hóa ngành kỹ nghệ hưu bổng.

Ông Costello cho biết trong năm 2014, một số người phát ngôn của ngành kỹ nghệ này cho thấy họ có những nhận thức sai lầm.

Điều thực sự làm ông lo ngại là ngành kỹ nghệ quản lý quỹ hưu bổng lại có thể kiếm được đến 31 tỷ đô la mỗi năm.

Ông Costello nói: “Hầu hết lợi nhuận trong quỹ hưu bổng đều theo sau thị trường chứng khoán. Chúng ta đã có hai năm tốt đẹp khi thị trường chứng khoán đang lên, và sau đó đã có hai năm tồi tệ vì chứng khoán đi xuống.”

Alex Dunnin, giám đốc nghiên cứu của công ty tài chánh Rainmaker đồng ý với suy nghĩ của cựu tổng trưởng ngân khố. Ông Dunnin cho đài ABC biết:

“Ông Costello là người khôn ngoan và có nhiều năm kinh nghiệm, đúng như lời ông ta nói, ngành kỹ nghệ này rất hấp dẫn nếu quý vị nhìn vào lợi nhuận của các quỹ hưu bổng, họ có 90% tương quan với lợi tức  thu được từ thị trường chứng khoán”.

Pauline Vamos, người điều hành Hiệp hội Quỹ Hưu bổng Úc (ASFA) gần một thập niên qua, cho biết: “Cần phải giảm lệ phí quản lý quỹ hưu bổng.”

Bà nói rằng tình trạng hiện nay vẫn chưa đủ.

“Chúng ta hãy xem lệ phí được dùng vào những khoản nào và nên cắt giảm chi phí vào những khoản không cần thiết, bao gồm các đại lý, các cố vấn, kể cả các nhà quản lý quỹ”.

Tuy nhiên tin tốt là các ngân hàng cố gắng cạnh tranh với các quỹ hưu bổng bằng các quỹ dự trữ sinh lợi, với lệ phí ít hơn 1% một năm.

Ông nói: “Cách đây 5 năm, chúng tôi nói rằng nếu quý vị trả lệ phí ít hơn 2%, đó là một  thỏa thuận tốt”, ông Dunnin nói.
“Bây giờ nếu quý vị đang trả lệ phí hơn 1%, chi phí đó khá cao.”

Mặc dù vậy, ông vẫn tin rằng tổng lệ phí cho quỹ hưu bổng cao hơn 50% so với mức cần thiết.

Theo SBS

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm