Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải thoái hết vốn tại 10 tổng công ty lớn vào năm 2018

Tuesday, 07/02/2017, 09:33 AM

Với 5 tổng quan trọng đang nắm giữ nhiều tài sản lớn là Vicem, HUD, Sông Đà, Idico và Viglacera, chậm nhất đến năm 2019 phải giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước xuống dưới 51%.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải thoái hết vốn tại 10 tổng công ty lớn vào năm 2018

Chiều 6/2 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về phương án sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2016-2020.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 DN (gồm 12 tổng công ty-công ty cổ phần và 4 tổng công ty-công ty TNHH Một thành viên) mà trọng tâm là kết thúc cổ phần hóa và tiếp tục thoái vốn theo lộ trình hợp lý.

Các DN này gồm Tổng công ty: DIC, Sông Hồng, Bạch Đằng, VIGLACERA, VIWASEEN, Xây dựng Hà Nội, LICOGI, LILAMA, CC1, FICO, VNCC, COMA, HUD, Sông Đà, IDICO và VICEM . Trong đó, 12 DN đã được Bộ Xây dựng thực hiện cổ phần hóa, 4 DN còn lại là Sông Đà, IDICO, HUD, VICEM mới được bổ sung theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết 16 DN thuộc Bộ nắm giữ khối tài sản rất lớn, diện tích đất đai rộng với hàng chục vạn lao động, Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc chủ trương cổ phần hóa tại Quyết định số 58 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất:

+ Giữ nguyên tỉ lệ vốn Nhà nước như hiện tại ở Tổng công ty LICOGI và chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) từ quý I/2017

+ Nhóm 5 tổng công ty (LILAMA, VICEM, Sông Đà, VIGLACERA, HUD) do nắm giữ khối tài sản lớn hay đã và đang tham gia xây dựng các công trình trọng yếu quốc gia sẽ thoái bớt vốn để Nhà nước giữ chi phối 51% đến hết năm 2020, từ năm 2021 sẽ thoái tiếp theo quy định và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.

+ Nhóm 10 tổng công ty-công ty cổ phần cần thời gian hoàn tất công tác cổ phần hóa, quyết toán vốn Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn về mức 36% hoặc Nhà nước không nắm giữ và chuyển giao về SCIC hoặc cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các năm 2018-2019; Bộ Xây dựng cũng tiếp tục chỉ đạo các tổng công ty thoái vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết ở 170 danh mục trong 4 năm tới.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bàn giao Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long và Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao về VICEM với tư cách là các công ty cổ phần, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ của công ty khi 2 DN này đang bắt đầu làm ăn có lãi.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phải thoái hết vốn tại 10 tổng công ty lớn vào năm 2018 - Ảnh 1.

Cho ý kiến vào phương án của Bộ Xây dựng, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, LĐTB&XH, Văn phòng Chính phủ đồng tình với chủ trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ, nhất là Quyết định số 58 của Thủ tướng Chính phủ.

Thống nhất cao với ý kiến các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện lộ trình thoái vốn và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN đầy đủ và đúng theo chủ trương của Chính phủ, nhằm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với 10 tổng công ty-công ty cổ phần thì Bộ Xây dựng phải bán hết vốn Nhà nước vào năm 2018; DN nào còn giữ 36% vốn thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với nhóm 5 tổng công ty thì chậm nhất năm 2019 phải thoái vốn dưới 51%.

Về 2 Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao và Hạ Long, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình chuyển về VICEM như đề xuất của Bộ Xây dựng và ý kiến các bộ liên quan, đồng thời lưu ý phải tính toán cụ thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc phát hành thêm cổ phần, tăng vốn điều lệ cho 2 công ty này.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát, đốc thúc các doanh nghiệp đã IPO rồi thì thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định; phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tăng cường quản lý DN về công tác cán bộ, quản lý đất đai, sắp xếp lại nhân sự, lao động dôi dư, giải quyết triệt để các vướng mắc liên quan tới cổ phần hóa để bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Bộ Xây dựng kiểm soát việc cổ phần hóa của các công ty con của các tổng công ty để quản lý chặt chẽ kế hoạch bán vốn Nhà nước.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cơn lốc “hai quốc tịch” quét tới phó thủ tướng Úc

– Phó Thủ tướng Úc Barnaby Joyce hôm 14-8 cho biết ông có thể không đủ tư cách là nghị sĩ sau khi nhận được thông báo là công dân mang hai quốc tịch.  Theo Hiến pháp Úc, các chính trị gia sẽ không đủ tư cách được bầu vào quốc hội nếu họ có từ hai quốc tịch trở lên. Phát biểu tại quốc hội, Phó Thủ tướng Úc Joyce, người sinh ra tại Úc,… Continue readingCơn lốc “hai quốc tịch” quét tới phó thủ tướng Úc

“Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa”

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Kiểm toán Nhà nước về công tác cơ cấu lại khối doanh nghiệp. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại 6 doanh nghiệp là hơn 4.600 tỷ đồng khi các doanh nghiệp này tiến hành sắp xếp, định giá lại để tiến hành cổ phần hóa. Báo cáo trên được Kiểm toán Nhà nước đưa… Continue reading“Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa”

Phó thủ tướng: Nếu Đà Nẵng muốn giữ nguyên trạng Sơn Trà, Chính phủ sẽ đồng ý

Ông Vũ Đức Đam nhấn mạnh tinh thần phát triển bền vững trong cách tiếp cận với khu du lịch quốc gia Sơn Trà (Đà Nẵng). Chiều 13/6, tham gia giải trình về Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Sơn Trà trên diễn đàn Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, ông đã yêu cầu lãnh đạo Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội du lịch thành phố để bàn… Continue readingPhó thủ tướng: Nếu Đà Nẵng muốn giữ nguyên trạng Sơn Trà, Chính phủ sẽ đồng ý

Đến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Theo ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), với mức độ sử dụng cát như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng. Nhu cầu 2,3 tỉ m3, trữ lượng còn 2 tỉ m3 Thời gian vừa qua, trên địa bàn nhiều khu vực, nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng tăng cao, mỗi nơi một giá.… Continue readingĐến năm 2020 dự báo không còn cát để xây dựng

Việt Nam mong muốn tăng cường sự trợ giúp quốc tế trong các hoạt động nhân đạo

– Chiều 19/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) do Chủ tịch Hiệp hội Tadateru Konoé dẫn đầu nhân dịp Đoàn đến Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Chủ tịch IFRC Tadateru Konoé. Ảnh:… Continue readingViệt Nam mong muốn tăng cường sự trợ giúp quốc tế trong các hoạt động nhân đạo

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm