Xuất khẩu Trung Quốc đạt kỷ lục

Tuesday, 08/12/2020, 17:08 PM

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 11 tăng nhanh nhất trong 3 năm qua, giúp kim ngạch xác lập mức cao nhất từ trước đến nay.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa cho biết, xuất khẩu của nước này tháng 11 đã tăng 11,4% so với tháng 10 và 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát chuyên gia của Bloomberg là 12%.

Như vậy, Trung Quốc vừa trải qua tháng tăng trưởng xuất khẩu cao nhất kể từ tháng 2/2018, khi xuất khẩu tăng 44,5%. Cùng với đó, dữ liệu hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu tháng qua là 268 tỷ USD, mức cao nhất từng được ghi nhận. Đến nay, nước này đã có tháng thứ 6 liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu, khi các nhà máy của họ tận dụng từ việc phương Tây vẫn diễn ra đại dịch.

Trong khi đó, nhập khẩu tháng 11 tăng 4,5% so với cùng kỳ 2019. Đây là tháng thứ ba liên tiếp nhập khẩu tăng trưởng. Thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên 75,42 tỷ USD vào tháng trước, tăng 102,9% so với một năm trước đó và cao hơn mức 58,44 tỷ USD trong tháng 10.

Một cảng hàng hóa của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Một cảng hàng hóa của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Tăng trưởng thương mại mạnh mẽ trong tháng 11 diễn ra khi các khu vực khác trên thế giới phải đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng, thúc đẩy nhu cầu đối với thiết bị y tế và hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Các hạn chế di chuyển và kinh doanh đã được thiết lập lại khắp phương Tây vào tháng 10 và tháng 11 để ngăn chặn sự lây lan của virus. Kéo theo đó, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng tương ứng.

Các lô hàng điện tử đã tăng vọt lên 166 tỷ USD vào tháng trước, tăng 24,81% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thiết bị y tế tăng 38%, sản phẩm nhựa tăng 112% và thiết bị chiếu sáng tăng 47%. Thị trường lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc trong tháng 11 là Mỹ. Nước này mua vào tổng lượng hàng trị giá 51,9 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương mại với Australia cũng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bất chấp tranh chấp thương mại đang nổi lên trong suốt năm 2020. Xuất khẩu của Trung Quốc sang nước này đã tăng 20,6% vào tháng trước, trong khi nhập khẩu tăng 8,3%.

Các cuộc khảo sát nhà máy ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng các đơn đặt hàng xuất khẩu tăng vọt. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Caixin-Markit tháng 11, đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm. Chỉ số PMI sản xuất chính thức cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017, một lần nữa báo hiệu nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi xuất khẩu là một động lực thúc đẩy doanh thu của Trung Quốc kể từ cuối quý đầu tiên của năm 2020, một số thách thức vẫn còn. Dù nước này đã mở rộng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu, các nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng nhu cầu này có thể không bền vững, do điều kiện kinh tế ngày càng tệ ở phương Tây.

“Nhiều giao dịch liên quan đến Covid-19 sẽ không diễn ra nữa và cuối cùng chúng tôi dự báo sự luân chuyển toàn cầu từ nhu cầu hàng hóa sang tiêu dùng dịch vụ, vì sự sẵn sàng của vaccine làm giảm nhu cầu xa cách xã hội”, Louis Kuijs, nhà phân tích châu Á – Thái Bình Dương tại Oxford Economics cho biết.

Theo chuyên gia, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong tương lai của Trung Quốc, sau khi thị phần tăng vào năm 2020. Trong khi đó, nhân dân tệ đang có chuỗi tăng giá so với USD dài nhất kể từ năm 2014, suốt trong sáu tháng qua. Tiếp tục tăng giá có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Theo Vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Học gì từ cách Thái Lan xây dựng thương hiệu gạo quốc gia ‘Thai Hom Mali’?

Ngành lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, trong khi Thái Lan đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia “Thai Hom Mali- Jasmine rice” nổi tiếng toàn thế giới, thì Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu gạo nào thực sự được ghi nhận trên thị trường quốc tế. Thai Hom Mali, một dòng gạo cao cấp… Continue readingHọc gì từ cách Thái Lan xây dựng thương hiệu gạo quốc gia ‘Thai Hom Mali’?

Sầu riêng Việt: nhìn người để biết ta!

Sầu riêng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đồng thời giá bán “lập đỉnh” trong những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, khi sầu riêng Thái vừa tham gia thị trường, lập tức tình hình đã thay đổi: sầu riêng Việt nhanh chóng rớt giá, thua sút cạnh tranh… Hai tháng đầu năm 2024, mặt hàng sầu riêng tươi mang về cho Việt Nam hơn 172 triệu đô la Mỹ kim ngạch… Continue readingSầu riêng Việt: nhìn người để biết ta!

Ngành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 – 55 tỷ USD

Dù đối diện với nhiều áp lực, nhưng ngành nông nghiệp vẫn ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong quý I/2024. Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng trưởng quý I tạo tiền đề để toàn ngành tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 – 55 tỷ USD trong năm nay. Quý I vừa qua, ngành nông nghiệp có nhiều tín hiệu tích… Continue readingNgành nông nghiệp tự tin đạt mục tiêu xuất khẩu 54 – 55 tỷ USD

Nhìn lại thị trường tài chính toàn cầu trong quí 1

Các thị trường tài chính toàn cầu vừa khép lại quí 1 với những điểm nhấn đáng chú ý. Thị trường chứng khoán bùng nổ, trong khi các tài sản, hàng hóa quan trọng như như vàng, đô la Mỹ, dầu mỏ cũng có một quí khởi sắc. Quí 1 bùng nổ của chứng khoán thế giới Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa ghi nhận quí 1 bùng nổ mạnh mẽ nhất trong năm… Continue readingNhìn lại thị trường tài chính toàn cầu trong quí 1

Trung Quốc không còn là ‘phao cứu sinh’ cho ngành sản xuất rượu vang toàn cầu

Ngành công nghiệp rượu vang của Australia vui mừng đón tin Trung Quốc sẽ gỡ bỏ thuế chống bán phá giá, mở cửa trở lại thị trường cho hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn năm 2024 khó có thể mang lại mức tăng trưởng mạnh mà các nhà sản xuất rượu mong đợi. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp… Continue readingTrung Quốc không còn là ‘phao cứu sinh’ cho ngành sản xuất rượu vang toàn cầu

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm