Kim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD năm 2020

Saturday, 29/07/2017, 00:19 AM

Số liệu từ tổng cục Hải quan cho thấy năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam đạt mức 3,34 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt mức 5,17 tỷ USD.

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD năm 2020

Thông tin từ Báo Chính phủ cho biết, chiều ngày 27/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman đã đồng chủ trì kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật Việt Nam-Malaysia.

Kết quả kỳ họp cho biết, hai bên nhất trí tăng cường thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Malaysia trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ đi song phương vào chiều sâu và hiệu quả.

Hiện Malaysia là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn thứ 7 của Việt Nam với kim ngạch hai chiều đạt 8,4 tỷ USD năm 2016. Số liệu từ tổng cục Hải quan cho thấy năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam đạt mức 3,34 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt mức 5,17 tỷ USD. Hai nước đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 15 tỷ USD năm 2020.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman nhận định,quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt sau thời điểm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2015.

Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam và Malaysia cũng đã ký kết Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược trong giai đoạn 2017-2019 với nhiều biện pháp để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.

Theo đó, hai nước nhất trí đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và mở rộng trao đổi hàng hóa. Malaysia sẵn sàng hỗ trợ các nhà sản xuất của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, vệ sinh, kiểm dịch đối với hàng nông, thủy sản xuất khẩu sang nước này. Số liệu năm 2016 cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016 sang Malaysia đạt 73,2 triệu USD.

“Chúng tôi cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng khác như lao động, du lịch, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp, hàng hải và đại dương”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết.

Ngoài ra hai bên trao đổi các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không; giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam và Malaysia cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, có tính ràng buộc về pháp lý.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia khẳng định, Malaysia cam kết cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư vốn còn nhiều tiềm năng và tin tưởng vào mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020.


Nguồn: Tổng cục hải quan.

Nguồn: Tổng cục hải quan.

Hiện những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Malaysia có Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Dầu thô; Phương tiện vận tải và phụ tùng. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng được nhập nhiều nhất từ Malaysia gồm: Xăng dầu các loại; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

HSBC: Ngành sản xuất sẽ có thể đưa Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Doanhnhanvietuc – Ngành sản xuất và xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I và không thể giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốt độ tăng trưởng mạnh mẽ như trước năm 2017. Tuy nhiên, HSBC vẫn cho rằng ngành sản xuất sẽ đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong những quý tới. Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam… Continue readingHSBC: Ngành sản xuất sẽ có thể đưa Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Tổng Công ty Hapro đang nắm trong tay quỹ đất, mặt bằng thương mại lớn cỡ nào?

Nằm trong danh mục Nhà nước sẽ thoái vốn giai đoạn 2016-2020, Tổng Công ty Hapro là tổng công ty sở hữu thế mạnh về mặt bằng thương mại, quỹ đất lớn. Theo Quyết định mới đây của Thủ tướng, trong giai đoạn 2016-2020 Nhà nước sẽ thoái vốn ở nhiều Tổng công ty lớn, trong đó đáng chú ý có nhiều tổng công ty Nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50% (không còn chí… Continue readingTổng Công ty Hapro đang nắm trong tay quỹ đất, mặt bằng thương mại lớn cỡ nào?

Doanh nghiệp Việt tìm ‘phương án B’ cho TPP

Doanhnhanvietuc – TPP sẽ có lợi cho Việt Nam khi thuế nhập khẩu vào Mỹ giảm hoặc được xóa bỏ, nhưng khi không còn Mỹ, các doanh nghiệp đang dần tìm đến kế hoạch thay thế. Phú Tài – một công ty sản xuất đồ nội thất cho các đại lý của Walmart không cho rằng việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là đòn… Continue readingDoanh nghiệp Việt tìm ‘phương án B’ cho TPP

Liên tục đón tin vui, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường thế giới

Những tháng đầu năm 2023 xuất khẩu gạo tăng trưởng tốt, kỳ vọng các thương hiệu gạo Việt Nam viết tiếp thành công.   Việt Nam mở rộng thị trường phân khúc gạo cao cấp Về thị trường trong nước, xuất khẩu gạo tăng trưởng tốt đã kéo giá lúa tại các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng trong tháng qua. Thông tin trên Sài Gòn Giải Phóng, thị trường gạo… Continue readingLiên tục đón tin vui, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường thế giới

Nhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

  Ngoài yếu tố tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy cải cách kinh tế, TPP đặc biệt có lợi cho Việt Nam trong vấn đề đa dạng hóa hàng nhập khẩu, khi những số liệu thống kê 10 tháng đầu năm 2016 đang chỉ ra một thực tế: Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nặng nề vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Câu chuyện vai trò và tầm quan trọng của Hiệp định… Continue readingNhập khẩu 40 tỉ USD từ Trung Quốc 10 tháng đầu năm: Đừng nói Việt Nam không cần TPP

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm