Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác?

Friday, 04/08/2017, 14:41 PM

Tại cường quốc số 1 thế giới, xe lửa vẫn ngày ngày chạy đều với tốc độ tối đa 170 km/h và dường như không có một động thái nào của chính phủ để gia tăng tốc độ này.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác?

Gần như mọi quốc gia phát triển trên thế giới đều sở hữu cho mình một hệ thống đường sắt cao tốc – với tốc độ hơn 300 km/h phương tiện vận chuyển hiện đại này là niềm tự hào và cũng là minh chứng cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Từ Nhật Bản, Trung Quốc cho đến Pháp và Nga, các quốc gia không ngừng xây dựng và tăng tốc độ tàu để thể hiện sức mạnh kinh tế vượt trội của mình. Trong khi đó, tại cường quốc số 1 thế giới, xe lửa vẫn ngày ngày chạy đều với tốc độ tối đa 170 km/h và dường như không có một động thái nào của chính phủ để gia tăng tốc độ này.

Vậy điều gì đã khiến một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác?

Mật độ dân số thấp

Nếu bạn có cơ hội nhìn thấy Mỹ từ trên cao, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng mật độ dân cư ở đây thưa hơn nhiều so với các nước Châu Á và Châu Âu. Thậm chí những thành phố được xem là khá sầm uất tại Mỹ cũng chỉ tương đương với một đô thị mới nổi tại các nước khác.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 1.

Chẳng hạn như mật độ dân số của Dallas – khu vực đông dân thứ 4 của Mỹ còn thua cả Hà Bắc của Trung Quốc, một tỉnh được xem là “vùng quê” của quốc gia này.

Úc cũng có hoàn cảnh như Mỹ khi đã đưa ra nhiều kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc từ năm 2013, nhưng đến giờ các dự án đó vẫn còn nằm trên mặt giấy. David Hensher, Viện trưởng Đại học Vận tải và Logistics của Sydney cho biết.

“Thời gian “vàng” cho các chuyến tàu tốc hành là từ hai đến ba giờ. Bạn cần phải có các thành phố lớn và đông dân cách nhau ít nhất 150 km để thúc đẩy người dân sử dụng tàu cao tốc và vận hành hệ thống này một cách hiệu quả. Mật độ dân số và phân bổ địa lý là hai yếu tố quyết định tàu lửa siêu tốc có thành công hay không.”

Phân bổ địa lý thưa thớt

Đa phần người dân Mỹ sống tại ngoại ô trong những mẫu đất trải dài nhiều km vuông. Đây là thành quả của công nghiệp ô tô phát triển song song với thời kì khai phá và phát triển của Mỹ.

Khác biệt hoàn toàn với Mỹ là các nước Châu Á và Châu Âu phát triển vào thời kì trước khi động cơ ra đời, đa phần khu vực thành thị sẽ được tập trung quanh bán kính mà người dân có thể đi bộ hoặc cưỡi ngựa tới được, hình thành nên từng cụm dân cư sát với nhau, đồng thời hình thành nhu cầu di chuyển từ cụm dân cư này tới cụm dân cư khác.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 2.

Quyền sở hữu đất cao

Chi phí lớn nhất khi xây dựng bất kỳ một tuyến đường nào là chi phí di dời và quy hoạch đất. Xe lửa cao tốc cần một đường thẳng tăm tắp để có thể duy trì tốc độ cao. Tại Mỹ, người dân có quyền sở hữu bất động sản rất cao và điều đó khiến việc quy hoạch các tuyến đường tại đây rất khó khăn và tốn kém.

Vào những năm 1980, khi chi phí giải tỏa còn chưa cao, chính quyền Mỹ đã tiến hành xây dựng những tuyến đường sắt xương sống cho cả nước và vẫn còn sử dụng được cho đến ngày nay.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 3.

Điều này trái ngược với Trung Quốc khi quyền sở hữu đất vẫn thuộc về chính phủ, và nếu muốn thì họ có thể dùng nhiều biện pháp để “quy hoạch” phần đất để sử dụng cho mục đích chung.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 4.

Văn hóa xe hơi đã ăn sâu vào máu

Xe hơi đã và đang là một phần cốt lõi trong văn hóa sống tại Mỹ. Bạn có thể thấy hàng trăm bộ phim bom tấn đều xoay quanh phương tiện đi lại số 1 này.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 5.

Gần đây Mỹ đã công bố một dự án hàng trăm tỷ USD để nâng cấp hệ thống quốc lộ trên cả nước. Điều này càng khẳng định vị thế của vận tải đường bộ trong tương lai của quốc gia này.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 6.

Đối với các nước có hệ thống vận tải công cộng phát triển khác, xe hơi luôn bị đánh thuế sử dụng rất cao để hạn chế nhu cầu sử dụng của người dân. Chẳng hạn như tại Singapore, người dân phải đóng thêm ít nhất 150% giá thành xe cho các chi phí sử dụng và thuế nhà nước. Tại Đài Loan, thuế cho việc sử dụng xe cũng ít nhất bằng giá trị chiếc xe bạn mua.

Những loại thuế và chi phí sử dụng trên khiến tỷ lệ sở hữu xe tại các thành phố lớn thấp hơn Mỹ rất nhiều (hiện khoảng 80% dân số Mỹ sở hữu xe hơi riêng).

Tỷ lệ sở hữu phương tiện cá nhân thấp sẽ gia tăng nhu cầu phương tiện vận tải công cộng và qua đó, gia tăng hiệu quả hoạt động của các tuyến đường sắt cao tốc hơn.

Nhưng nếu chi phí và văn hóa chưa phù hợp, Mỹ có thể dễ dàng sở hữu xe lửa cao tốc bằng cách sử dụng lại các tuyến đường sắt hiện có, chỉ cần thay vào các đầu tàu tốc hành hoặc tăng tốc các đầu tàu hiện tại thôi?

Đúng là như vậy, nhưng còn một số yếu tố phải cân nhắc như:

Mạng lưới đường sắt

Một tiêu chí quan trọng để phát triển xe lửa cao tốc là mạng lưới đường sắt hiện tại liệu có phù hợp không. Mạng lưới đường sắt càng dày đặc và giống như “mạng nhện” sẽ có hiệu quả sử dụng cao hơn so với hệ thống thưa và rải rác.

Và vì đường sắt hoạt động với một chi phí cố định qua thời gian, hiệu quả sử dụng càng cao sẽ khiến doanh thu càng được đảm bảo. Minh chứng cho điều này là mạng lưới đường sắt của Châu Âu và của Nhật Bản.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 7.

Và sau đây là mạng lưới đường sắt của Mỹ:

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 8.

Với mạng lưới trải rộng và cách xa như thế, hiện tại nhu cầu sử dụng đường sắt của người dân Mỹ rất thấp.

Với mật độ dân cư cao nhất ở hai bờ Đông và Tây, hiện tại Mỹ chỉ duy trì một số tuyến đường tốc độ cao giữa những thành phố lớn tại hai bờ này, bạn có thể thấy tuyến giữa Los Angeles và San Jose hoặc giữa New York và Washington là 2 tuyến đường có tốc độ cao nhất vào thời điểm này.

Hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt

Các tuyến đường sắt hiện nay tại Mỹ được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa với số lượng lớn, và mô hình này đang hoạt động rất hiệu quả.

Warrant Buffet từng nhận định trong thương vụ đầu tư vào Công ty đường sắt Burlington Northern Santa Fe (BNSF): Đường sắt hiện là một phương thức vận tải hiệu quả nhất nước Mỹ với mức tiêu thụ nhiên liệu lên tới 200 km trên một lít dầu hỏa.

Tại sao một cường quốc như Mỹ lại không có đường sắt cao tốc như các nước phát triển khác? - Ảnh 9.

Nhưng để đạt được hiệu quả nhiên liệu này, các tuyến vận tải đường sắt phải duy trì tốc độ thấp (bạn có thể thấy tốc độ trung bình của các tuyến đường nối từ bờ Tây – bờ Đông chỉ khoảng 170 km/h) và với tốc độ này, việc vận chuyển hành khách bị kéo dài thêm ít nhất 2 lần so với các tàu cao tốc thông thường.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Theo Nghị quyết của Chính phủ phiên họp tháng 8, trọng tâm là đảm bảo các cân đối kinh tế lớn, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng thực chất, bền vững. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá kỹ tình hình, kết quả… Continue readingMục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Bà Mai Thanh: “Chính phủ đã tạo ra cơ hội cho REE và tôi hy vọng vì dân tộc Việt Nam, tất cả chúng ta cùng có trách nhiệm với công việc mình đang làm”

Chủ tịch HĐQT của REE đánh giá, việc Nhà nước thoái vốn khỏi nhiều đơn vị quốc doanh là cơ hội cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia đầu tư, giống như REE đã ra tay mua cổ phần tại nhiều doanh nghiệp thủy điện. Gặp nhau tại Hội nghị Thủ tướng và Doanh nghiệp 2017 được tổ chức vào sáng thứ Tư vừa qua, bà Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT của… Continue readingBà Mai Thanh: “Chính phủ đã tạo ra cơ hội cho REE và tôi hy vọng vì dân tộc Việt Nam, tất cả chúng ta cùng có trách nhiệm với công việc mình đang làm”

Lệnh cấm nhập cư của Trump gây hỗn loạn ở nhiều nơi

Lệnh cấm người tị nạn và nhập cư đến từ 7 quốc gia Hồi giáo của ông Trump đã gây ra sự giận dữ và hỗn loạn khi nhiều người buộc phải về nước hôm 28 và 29/1. Lệnh cấm mới đây của tân Tổng thống Donald Trump có ảnh hưởng đến những người có hộ chiếu đến từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria, hoặc thậm chí cả những người có thẻ… Continue readingLệnh cấm nhập cư của Trump gây hỗn loạn ở nhiều nơi

Mỹ kiên quyết không thay đổi, Nhật kêu gọi các nước thành viên TPP đoàn kết

Doanhnhanvietuc – Vì Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn nhất trong nhóm 11 thành viên còn lại. Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko cho biết Nhật vẫn rất tiếc về quyết định rút khỏi Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ nhưng sẽ tập trung vào việc tăng cường sự đoàn kết giữa 11 thành viên còn lại để… Continue readingMỹ kiên quyết không thay đổi, Nhật kêu gọi các nước thành viên TPP đoàn kết

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan nhất trí việc cân bằng cán cân thương mại

Ngày 29/4, tại Manila (Philippines), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Tại cuộc gặp, hai Thủ tướng đã bày tỏ hài lòng về sự tiến triển tốt đẹp của quan hệ… Continue readingThủ tướng Việt Nam và Thái Lan nhất trí việc cân bằng cán cân thương mại

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm