Vì sao Iceland dễ đàm phán thương mại với Trung Quốc hơn các nước Châu Âu khác?

Monday, 28/08/2017, 17:15 PM

Vào năm 2013, Iceland đã đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trở thành một trong những quốc gia hiếm hoi ký kết một hiệp định thương mại với siêu cường quốc tới từ châu Á.

Vì sao Iceland dễ đàm phán thương mại với Trung Quốc hơn các nước Châu Âu khác?

Đất nước của lửa và băng

Iceland là một hòn đảo xa xôi ở Bắc Đại Tây Dương và có dân số 300.000 người. Với diện tích khoảng 40.000 dặm vuông, Iceland có thể được so sánh với kích thước của nước Anh.

Do xuất khẩu hải sản và nhôm tinh chế, cũng như có chi phí năng lượng rất thấp, Iceland là một trong những quốc gia có năng suất cao nhất trên thế giới. Trên thực tế, Iceland sản xuất gần như toàn bộ năng lượng của quốc gia này thông qua địa nhiệt và thủy điện. Điều này giúp Iceland gần như không lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.

Iceland không phải là một thành viên của EU, dù đã ký các hiệp định trao cho quốc gia này các quyền và nghĩa vụ của một nước thành viên (với việc được miễn thuế đáng kể từ các chính sách chung của EU về ngư nghiệp) và đứng ngoài cuộc khi EU ký kết các hiệp định thương mại.

Sau khi Iceland bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chính phủ đã hứa hẹn sẽ đa dạng hóa nền kinh tế nội địa bằng cách nhìn ra xa hơn châu Âu trong lĩnh vực thương mại. Sau khi ký kết thỏa thuận, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã: “Thỏa thuận này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của chúng ta (Trung Quốc và Iceland) đang ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mối quan hệ kinh tế của chúng ta đã được nâng lên một tầm cao mới.”

Mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia chủ yếu liên quan đến đánh bắt cá: Iceland xuất khẩu cá và nhập khẩu tàu thuyền.

Tuy nhiên, băng tan ở Bắc cực đang cung cấp cơ hội xuất khẩu các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, sắt và vàng. Điều này có thể lý giải tốt hơn nguyên nhân tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến hòn đảo xa xôi ở châu Âu.

Mối quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc

Bất cứ ai tin rằng quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc đã bị chính quốc gia châu Á này chặn đứng đều đã nhầm lẫn. Trên thực tế, Bắc Kinh đã muốn các hiệp định thương mại tự do với EU. Tuy nhiên, những phản đối của EU đã ngăn việc hình thành một cuộc đàm phán thương mại thành công. Nhiều thành viên trong Liên minh châu Âu có thái độ bảo vệ quá mức cần thiết các tiêu chuẩn xã hội và môi trường, những yếu tố mà Trung Quốc đã cố gắng tận dụng.

Trong một cuộc tranh chấp thương mại với người châu Âu về các quy định chống bán phá giá đối với các tấm pin mặt trời, Trung Quốc đã sử dụng các lợi ích khác nhau của cả nhà sản xuất và các nước thành viên EU để khiến họ chống lại nhau. Kết quả là Trung Quốc đã đàm phán được mức giá tối thiểu thay vì chịu thuế chống bán phá giá.

 Do các hiệp định thương mại ở EU cần phải được nhất trí, nhiều năm đàm phán đã tan tành thành mây khói. Trung Quốc không phải là fan của hệ thống cấp bậc của EU khi nói đến vấn đề đàm phán thương mại. Trong khi Ủy ban Liên minh châu Âu tại Brussels cố gắng tập trung đại diện cho các quốc gia thành viên, thì người Trung Quốc đã chọn ra các đồng minh của riêng họ. Một trong những mối quan hệ đặc biệt mà Trung Quốc đã thiết lập được là với Cộng hòa Séc, nơi quốc gia này đã là đối tác thương mại lớn thứ 2.

Các quốc gia như Iceland có thể thiết lập các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc dễ dàng hơn so với các quốc gia thành viên chính thức của EU, vì họ không hề bị ràng buộc bởi một cấu trúc chính trị khổng lồ đòi hỏi sự nhất quán để ký kết các hiệp đinh thương mại.

Theo Thoidai

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Báo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng của công nghiệp quý I/2017 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây – báo cáo của VEPR nhìn nhận đây như là một dấu hỏi cho sức cạnh tranh của cả nền công nghiệp Ngày hôm qua 10/4, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã công bố Báo cáo kinh tế vĩ Quý I năm 2017 cho nền kinh tế Việt Nam. Về cơ bản, giống như… Continue readingBáo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD năm 2020

Số liệu từ tổng cục Hải quan cho thấy năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam đạt mức 3,34 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt mức 5,17 tỷ USD. Thông tin từ Báo Chính phủ cho biết, chiều ngày 27/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman đã đồng chủ trì kỳ họp lần thứ năm Ủy ban Hợp tác kinh… Continue readingKim ngạch thương mại Việt Nam – Malaysia hướng tới mục tiêu 15 tỷ USD năm 2020

Rộn ràng ”Ngày thanh long Việt Nam” tại Melbourne, Australia

Doanhnhanvietuc – Sáng nay, tại vùng Footscray, thành phố Melbourne, đã diễn ra ngày “Thanh long Việt Nam”. Sự kiện do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) tổ chức nhằm quảng bá trái thanh long của Việt Nam tại “xứ sở chuột túi” sau 9 năm đàm phán với chính phủ Australia. Thanh long xuất khẩu vào Úc phải được trồng theo quy trình canh tác… Continue readingRộn ràng ”Ngày thanh long Việt Nam” tại Melbourne, Australia

Ông chủ Hùng Vương – Dương Ngọc Minh: “Qua năm 2016, tôi cũng xanh mặt rồi!”

Doanhnhanvietuc – Năm 2016 có thể là coi là năm “ác mộng” của Công ty CP Hùng Vương. Doanh thu giảm, lợi nhuận giảm khiến công ty lỗ 49 tỷ đồng. Theo lãnh đạo công ty, năm 2017, Hùng Vương đang có những bước đi thận trọng để đảm bảo mức tăng trưởng ổn định. Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT HVG, nói tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 rằng “Qua năm… Continue readingÔng chủ Hùng Vương – Dương Ngọc Minh: “Qua năm 2016, tôi cũng xanh mặt rồi!”

Thương mại toàn cầu sẽ đi xuống trong thời gian tới?

Việc hoạt động thương mại toàn cầu khởi sắc kể từ quý IV/2016 tới này là điều đặc biệt đáng chú ý, vì nó đã trì trệ suốt 5 năm liền trước đó. Theo Hàn Quốc cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 7 đã tăng khoảng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn bi quan về những gì sẽ xảy ra trong… Continue readingThương mại toàn cầu sẽ đi xuống trong thời gian tới?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm