Tăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

Monday, 09/10/2017, 20:23 PM

Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau, không chỉ ở góc độ sản xuất, mà cả ở góc độ sử dụng GDP…

Tăng trưởng GDP dưới góc nhìn sử dụng

Các thông tin về tích lũy tài sản trong 9 tháng đầu năm 2017 cho biết: tốc độ tăng của tích lũy tài sản đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (9,8% so với 6,41%).

Tăng trưởng kinh tế được xét ở các góc độ khác nhau, không chỉ ở góc độ sản xuất, mà cả ở góc độ sử dụng GDP (tức là tích lũy, tiêu dùng cuối cùng và xuất/nhập siêu).

Có thể nhận thấy gì từ góc độ sử dụng GDP trong 9 tháng đầu năm 2017?

Tích lũy tài sản

Tích lũy tài sản là một nội dung quan trọng trong sử dụng GDP; mà sử dụng GDP là động lực của tăng trưởng GDP. GDP sản xuất ra không thể để tiêu dùng hết mà phải có một phần để tích lũy, nhằm tái sản xuất với quy mô lớn hơn.

Tích lũy tài sản có tác động về hai mặt. Một mặt, tích lũy tài sản là tiền đề để đầu tư. Đầu tư là tiền đề của tăng trưởng, hơn nữa còn là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng GDP. Nếu đầu tư thấp hơn tích lũy, thì cần cân nhắc bởi đó có thể là sự lãng phí nguồn lực, kiểu như “chôn vốn” vào vàng, ngoại tệ của khu vực dân cư. Nếu đầu tư lớn hơn tích lũy, thì phát sinh làm tăng nợ công, tăng nợ xấu, gây ra bất ổn vĩ mô.

Các thông tin về tích lũy tài sản trong 9 tháng đầu năm 2017 cho biết: tốc độ tăng của tích lũy tài sản đều cao hơn tốc độ tăng của GDP (9,8% so với 6,41%). Thông tin trên cũng cho thấy, tỷ trọng đóng góp của tích lũy tài sản đối với tăng trưởng GDP đều ở mức khá và 9 tháng đầu năm nay đã cao hơn cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP 9 tháng đầu năm nay đạt 33,9%, cao hơn tỷ lệ theo kế hoạch cả năm (31,5%) và cũng là một yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng GDP 9 tháng năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước (6,41% so với 5,99%).

Tuy nhiên, tốc độ tăng của tích lũy tài sản của 9 tháng năm nay thấp hơn của cùng kỳ năm trước (9,8% so với 10%) đã tác động chưa thật tốt đối với tăng trưởng, bởi vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi tăng trưởng kinh tế đang là tiền đề để chống các nguy cơ “tụt hậu xa hơn”, “sập bẫy thu nhập trung bình”, “chưa giàu đã già”, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu về phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường…

Tiêu dùng cuối cùng

Tiêu dùng cuối cùng có tác động về hai mặt. Một mặt, tiêu dùng cuối cùng là động lực của tăng trưởng kinh tế; do tiêu dùng cuối cùng thường chiếm trên dưới 70% GDP, cao gấp đôi tỷ trọng của tích lũy tài sản; do trong cơ chế thị trường, cơ sở, điểm xuất phát và mục tiêu của mọi dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh là tiêu thụ, trong đó có tiêu thụ trong nước – một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong tiêu dùng cuối cùng.

Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đứng thứ bậc cao so với các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh (thứ 5/10 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 18/38 ở châu Á và thứ 81/116 trên thế giới). Mặt khác, tiêu dùng cuối cùng thể hiện mức sống của người dân, xóa đói, giảm nghèo và đó là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế.

Các thông tin về tiêu dùng cuối cùng trong 9 tháng đầu năm 2017 cho thấy, có ba kết quả tích cực và tín hiệu khả quan. (1) Tốc độ tăng của tiêu dùng cuối cùng cao hơn tốc độ tăng của GDP (tăng 7,3% so với tăng 6,41%). (2) Tốc độ tăng của 9 tháng đầu năm 2017 cao hơn của cùng kỳ năm trước. (3) Đóng góp của tiêu dùng cuối cùng vào tốc độ tăng trưởng GDP rất cao (tới 8,75 điểm phần trăm, bằng 136,7% tốc độ tăng GDP).

Đúng ra, với các kết quả trên của tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng sẽ làm cho tăng trưởng GDP 9 tháng năm nay phải cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Nhưng thực tế do quý 1 năm nay tăng thấp (5,15%), nhờ quý 2 (tăng 6,28%), quý 3 (tăng 7,46%) tăng trưởng cao hơn, nên tính chung 9 tháng cũng cao hơn nhưng không nhiều (6,41% so với 5,99%). Điều ngược này được lý giải do nhập siêu.

Xuất/nhập khẩu và xuất/nhập siêu

Trong 9 tháng năm 2017, xuất khẩu hàng hóa đạt 154 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu dịch vụ đạt 9,74 tỷ USD, tăng 7,3%. Cộng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 163 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

 Trong 9 tháng qua, nhập khẩu hàng hóa đạt 154 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu dịch vụ đạt 12,55 tỷ USD, tăng 2,9%. Cộng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 167,05 tỷ USD, tăng 21,3%.

Theo đó nhập siêu trong 9 tháng đầu năm nay về hàng hóa là 0,5 tỷ USD, về dịch vụ là 2,81 tỷ USD. Cộng chung, nhập siêu hàng hóa và dịch vụ là 3,31 tỷ USD… Trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu hàng hóa là 3.029 triệu USD, nhập siêu về dịch vụ là 3,12 tỷ USD. Nhập siêu làm giảm 7,13 điểm phần trăm, bằng 111,3% tổng tốc độ tăng GDP.

Như vậy, chính nhập siêu lớn hơn đã làm giảm mạnh GDP sử dụng; việc tăng lên của tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng trong 9 tháng đầu năm nay có một phần quan trọng là do sử dụng phần nhập siêu này, chẳng những không làm tăng GDP như đúng ra phải có mà trái lại còn “chèn lấn” thị phần của sản xuất trong nước, tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP. Đây là một cảnh báo quan trọng, cần lưu ý và khắc phục trong những tháng cuối năm.

THjeo Vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Có nên gộp ‘kinh tế ngầm’ vào GDP?

Doanhnhanvietuc – Theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Thống kê (GSO) đang xây dựng đề án thống kê kinh tế chưa quan sát được, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, không nên tính “kinh tế ngầm” vào GDP. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng GSO cho biết, thời gian qua, ngành thống kê đã thu thập, tính toán và xử lý được dữ liệu… Continue readingCó nên gộp ‘kinh tế ngầm’ vào GDP?

Một hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Doanhnhanvietuc – Đã trải qua 4 năm đàm phán, hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Nhật Bản và EU cuối cùng đã được chốt vài tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền và ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi TPP đồng thời khiến các cuộc đàm phán với EU rơi vào bế tắc. Hôm 6/7, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận lịch sử về… Continue readingMột hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Không nên tập trung khai thác dầu, tài nguyên để tăng GDP mà coi đó là của để dành cho con cháu mai sau

Doanhnhanvietuc – Sáng ngày 9/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội, thu chi ngân sách. So với các ngày làm việc trước, thời lượng ngày họp hôm nay được kéo dài thêm 1h30 phút, đến tận 18h30 để các đại biểu và các Bộ trưởng có thêm thời gian phát biểu, chất vấn và giải trình. Ngay đầu giờ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho… Continue readingKhông nên tập trung khai thác dầu, tài nguyên để tăng GDP mà coi đó là của để dành cho con cháu mai sau

Nợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Doanhnhanvietuc – Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, ứng trước dự toán và tồn ngân kho bạc bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an toàn tài chính quốc gia. Ngày 22/5 tới đây, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ được khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc… Continue readingNợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

98% dân chưa có xe: Vừa mơ ô tô vừa lo cấm đường

So sánh với 2 nước mạnh nhất là Thái Lan và Indonesia thì sản lượng ô tô Việt Nam thấp hơn 4-5 lần, quy mô thị trường rất nhỏ bé. Nhiều ý kiến cho rằng, đa số người dân chưa có ô tô, nhưng nhà quản lý sợ ô tô nhiều quá hây tắc đường nên tìm đủ cách hạn chế, như vậy công nghiệp ô tô sao phát triển được? Ô tô Việt Nam… Continue reading98% dân chưa có xe: Vừa mơ ô tô vừa lo cấm đường

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm