Nền kinh tế Úc “nguội lạnh” trong quý I/2023

Saturday, 08/07/2023, 11:03 AM

Nền kinh tế Úc "nguội lạnh" trong quý I/2023

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Úc (ABS) vừa công bố, GDP của Úc trong 3 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với quý IV/2022.

 

Nền kinh tế Úc chậm lại trong ba tháng đầu năm do chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) – ngân hàng trung ương đã đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động xây dựng đồng thời tăng chi phí lao động, những điều này đã làm tăng áp lực lạm phát lên nền kinh tế quốc gia này.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Úc (ABS) vừa công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Úc chỉ tăng 0,2% trong quý I/2023 so với quý IV/2022, thấp hơn ước tính tăng 0,3% của các nhà kinh tế. Đây là mức tăng hàng quý yếu nhất kể từ quý III/2021. So với một năm trước đó, nền kinh tế Úc đã tăng trưởng 2,3%.

Kết quả này không gây ngạc nhiên cho các nhà hoạch định chính sách bởi họ đã dự đoán nền kinh tế Úc sẽ suy thoái trong năm nay hoặc năm tới do 12 lần tăng lãi suất của RBA kể từ tháng 5/2022.

Báo cáo cho thấy người Úc đã phải dùng đến các khoản tiền tiết kiệm được trong thời kỳ đại dịch để tiêu dùng trong giai đoạn này khi tỷ lệ tiền tiết kiệm đang giảm xuống. Cụ thể, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm xuống 3,7% từ mức 4,4%. Thêm vào đó, chi tiêu hộ gia đình chỉ tăng 0,2% trong quý đầu tiên của năm 2023, đóng góp thêm 0,1% vào tăng trưởng kinh tế Úc; chi phí lao động và tiền lương tăng thêm 2,4%.

“Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ thiết yếu là yếu tố chính làm tăng chi tiêu hộ gia đình tại Úc, trong khi các hoạt động chi tiêu khác cho đồ nội thất và thiết bị gia dụng, mua phương tiện đi lại và các hàng hóa và dịch vụ khác đều bị cắt giảm,” Katherine Keenan, Giám đốc Hệ thống Tài khoản Quốc gia của ABS cho biết.

Sau các đợt tăng lãi suất dài của RBA, tỷ lệ tiền mặt tăng lên 4,1%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2012, điều này đe dọa mục tiêu hạ cánh mềm của ngân hàng trung ương nước này. Các nhà kinh tế dự báo kinh tế Úc có khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới do chi phí đi vay cao hơn đã bắt đầu hạn chế tiêu dùng trong nước.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát cao dai dẳng, thậm chí phải trả giá bằng tăng trưởng yếu đi và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đang chịu áp lực phải tiếp tục tăng lãi suất do CPI của Mỹ vẫn ở mức cao.

Cho đến nay, Úc đã được hưởng lợi từ việc giá xuất khẩu tăng cao, mang lại một khoản thu lớn cho nước này, từ đó đưa ngân sách Úc trở lại thặng dư lần đầu tiên sau 15 năm.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngân hàng Dự trữ Australia chuẩn bị cải tổ sâu rộng nhất trong nhiều thập niên

Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đang chuẩn bị cho cuộc cải tổ sâu rộng nhất trong nhiều thập niên, mà được cho là sẽ dẫn đến những thay đổi lớn. Ngân hàng Dự trữ Australia. Ảnh: THX/TTXVN   Một trong những động thái quan trọng nhất là việc thành lập một hội đồng riêng chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ. Chính phủ Liên bang Australia đã đồng ý với 51 khuyến nghị… Continue readingNgân hàng Dự trữ Australia chuẩn bị cải tổ sâu rộng nhất trong nhiều thập niên

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Theo Nghị quyết của Chính phủ phiên họp tháng 8, trọng tâm là đảm bảo các cân đối kinh tế lớn, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng thực chất, bền vững. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá kỹ tình hình, kết quả… Continue readingMục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới. Lợi ích… Continue readingVì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Nợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Doanhnhanvietuc – Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rút kinh nghiệm, tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, ứng trước dự toán và tồn ngân kho bạc bảo đảm minh bạch, hiệu quả, an toàn tài chính quốc gia. Ngày 22/5 tới đây, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ được khai mạc tại Nhà Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc… Continue readingNợ công chạm mức 61,8% GDP, Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý chặt chẽ để bảo đảm an toàn tài chính

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Theo CBRE Việt Nam, tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng đến tự do hóa thương mại, tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước đã khiến mỗi quốc gia chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mình. Nguồn: CBRE Quá trình… Continue readingViệt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm