Phác họa bức tranh kinh tế của Australia trong tài khóa 2023-2024

Tuesday, 04/07/2023, 16:18 PM
Trong bối cảnh lạm phát dự kiến đi xuống, nhiều người đặt câu hỏi: Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ đẩy lãi suất lên bao nhiêu lần nữa để đảm bảo rằng lạm phát giảm nhanh như ý muốn?
Quang cảnh đường phố tại Sydney, Australia. Ảnh: THX/TTXVN

 

Trang mạng The Conversation mới đây đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến đối với 27 nhà kinh tế hàng đầu của Australia để xem họ dự đoán gì cho tài khóa mới bắt đầu (2023-2024). Hầu hết các nhà kinh tế được hỏi ý kiến đều cho rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm.

Thước đo lạm phát hàng quý chính thức của Australia đạt đỉnh 7,8% trong năm tính đến tháng 12/2022 và hiện là 7%, và thước đo lạm phát hàng tháng mới hơn đạt mức đỉnh 8,4% và hiện là 5,6%.

Hiện có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Lạm phát sẽ tiếp tục giảm nhanh như thế nào? Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ đẩy lãi suất lên bao nhiêu lần nữa để đảm bảo rằng lạm phát giảm nhanh như ý muốn? Và những thiệt hại mà việc tăng lãi suất đó sẽ gây ra cho nền kinh tế vốn đã rất yếu kém là gì?

12 trong số 27 nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế có nhiều khả năng xảy ra hơn là không. Và hầu như tất cả đều mong đợi một cuộc “suy thoái bình quân đầu người”, trong đó tăng trưởng kinh tế không theo kịp tốc độ tăng dân số, khiến mức sống bị thụt lùi.

Sau 12 lần tăng lãi suất, lãi suất của RBA đã tăng từ 0,1% lên 4,1% trong hơn một năm và dự kiến sẽ có thêm 2 lần tăng lãi suất nữa. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng lãi suất sẽ bắt đầu giảm vào tháng 6/2024. Mặc dù vậy, một số nhà kinh tế trong nhóm 27 người được tham khảo ý kiến đã cảnh báo rằng không nên kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trở lại bất kỳ mức thấp khẩn cấp nào như hồi năm 2020 và 2021. Trong khi đó, những người khác lưu ý rằng suy thoái kinh tế có thể buộc RBA phải cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến.

Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát của Australia sẽ giảm từ 7% xuống 5,2% vào cuối năm 2023, sau đó xuống 3,9% vào giữa năm 2024 và 2,9% năm 2025, đưa lạm phát trở lại phạm vi mục tiêu 2-3% của RBA. Mặc dù vậy, lạm phát sẽ giảm không nhanh như dự đoán của RBA (3,6% vào giữa năm 2024) hoặc Bộ Tài chính (3,25% vào giữa năm 2024). Nhà kinh tế trưởng Jo Masters của tổ chức tài chính Barrenjoey cho biết, dù áp lực giá cả từ hàng hóa và nhiên liệu nhập khẩu giảm bớt, lạm phát ngày càng được thúc đẩy bởi giá của các dịch vụ như giá thuê nhà có xu hướng tăng cao dai dẳng.

Nhà kinh tế Margaret McKenzie của Đại học Liên bang xác định việc mở lại biên giới là một nguồn gây áp lực giảm giá, giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động. Trong khi đó, Harry Murphy Cruise – chuyên gia phân tích của Moody’s – cho biết, mặc dù chi tiêu yếu hơn đang gây áp lực giảm lạm phát, nhưng RBA dường như không muốn để điều đó diễn ra và muốn làm chậm lạm phát nhanh hơn, có nguy cơ làm suy sụp nền kinh tế vốn đã mong manh.

Một ưu điểm đáng hoan nghênh của các dự báo lạm phát thấp hơn nhiều là dự báo về mức tăng tiền lương thực tế đầu tiên trong 3 năm, mặc dù chỉ ở mức nhỏ. Các nhà kinh tế dự đoán mức tăng tiền lương là 4% trong năm tài chính tới, chỉ cao hơn mức tăng giá 3,9%. Kết quả là mức tăng 0,1% trong cái gọi là tiền lương thực tế sẽ được theo sau bởi một mức tăng đáng kể hơn là 0,7% trong năm 2024-25 khi mức tăng tiền lương là 3,6% vượt qua mức tăng giá là 2,9%.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Australia chỉ ở mức 1,2% trong năm 2023 – tỷ lệ thấp nhất ngoài suy thoái trong hơn 30 năm, tăng lên chỉ 1,5% trong năm tính đến tháng 6/2024 và 2,3% trong năm tính đến tháng 6/2025.

Shane Oliver, nhà kinh tế trưởng của AMP, cho biết, nếu tốc độ tăng trưởng thấp dẫn đến tình trạng thường được gọi là suy thoái (hai quý liên tiếp tổng sản phẩm quốc nội bị thu hẹp) thì đó là do RBA đẩy lãi suất lên quá cao khiến những người Australia mắc nợ cao không thể kham nổi. Ông cho hay chi tiêu của người tiêu dùng gần như chắc chắn sẽ giảm do chi phí trả nợ đạt mức cao kỷ lục và theo phân tích riêng của RBA, 15% hộ gia đình (khoảng 1 triệu người) nắm giữ khoản vay thế chấp có lãi suất thay đổi đang có dòng tiền âm.

Khi được yêu cầu ước tính khả năng nền kinh tế Australia sẽ rơi vào suy thoái trong 2 năm tới, câu trả lời của các nhà kinh tế là 38%, cao hơn so với mức 26% mà họ đưa ra trong cuộc khảo sát hồi tháng Hai. Nhà kinh tế trưởng Brendan Rynne của KPMG đã đưa ra con số xác suất 100% cho cái mà ông gọi là “suy thoái nông, kéo dài”, trong đó tăng trưởng trước tiên bị đè nặng bởi suy thoái đầu tư nhà ở, sau đó là suy thoái đầu tư kinh doanh. Ngày mà các nhà kinh tế dự báo bắt đầu xảy ra một cuộc suy thoái (nếu có) là 3 tháng cuối cùng của năm nay.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Australia là 1,5% trong năm tài chính 2023-2024, thấp hơn nhiều so với dự báo tăng trưởng dân số 2% của Bộ Tài chính. Điều đó cho thấy sản lượng bình quân đầu người sẽ giảm trong tình trạng được gọi là suy thoái bình quân đầu người.

Các nhà kinh tế dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng dần từ mức thấp gần 50 năm hiện tại là 3,6% lên 4,3% vào giữa năm tới, sau đó tăng lên 4,6% vào giữa năm 2025. Các dự báo này phù hợp với dự báo của Bộ Tài chính và RBA, đồng thời cho thấy Australia khó có thể từ bỏ mức tăng lớn về việc làm, vốn đạt được sau các đợt phong tỏa do COVID-19 và quay trở lại tỷ lệ thất nghiệp trước đại dịch COVID-19 là 5%.

Nhà kinh tế học Mala Raghavan của Đại học Tasmania cho biết, dù thị trường việc làm sẽ bớt căng thẳng hơn do nền kinh tế suy yếu và sinh viên nước ngoài và người di cư quay trở lại, song tác động đầu tiên sẽ được cảm nhận ở tỷ lệ thiếu việc làm, phản ánh mức độ người lao động làm việc ít giờ hơn so với mức mong muốn.

Các nhà kinh tế dự báo mức tăng chi tiêu thực tế của hộ gia đình chỉ là 1,5% trong năm tài chính 2023-2024, nghĩa là số tiền mua của mỗi hộ gia đình có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, dự báo giá nhà tiếp tục tăng ở mức khiêm tốn, tăng tháng thứ ba liên tiếp vào tháng Năm sau khi giảm kể từ giữa năm 2022.

Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán giá nhà ở Sydney và Melbourne sẽ tăng trong năm tính đến tháng Sáu, chỉ có 4 nhà kinh tế dự đoán giá nhà sẽ giảm. Dự báo trung bình giá cả ở Sydney và Melbourne sẽ tăng 2%.

Cựu chuyên gia kinh tế của Ủy ban Năng suất Jenny Gordon đã xác định làn sóng di cư mới là động lực thúc đẩy nhu cầu, bù đắp bằng mức lương thực tế giảm và nguy cơ suy thoái. Nhà kinh tế Jo Masters cho biết, người bán dường như đang rút bớt nguồn cung, với tổng số danh sách thấp hơn 1/3 so với bình thường, trong khi người mua dường như có thu nhập cao hơn trước và tỷ lệ nợ trên thu nhập thấp hơn, nghĩa là họ ít gặp rắc rối hơn với lãi suất cao.

Các nhà kinh tế dự báo thặng dư ngân sách cho năm tài chính vừa kết thúc sẽ chỉ dẫn đến thâm hụt ngân sách nhỏ là 9,4 tỷ AUD (6,2 tỷ USD) trong năm tài chính 2023-2024, tức là dưới 0,4% GDP. Hai nhà kinh tế Mariano Kulish và Stephen Anthony kỳ vọng thặng dư năm nay sẽ được tiếp nối bằng một khoản khác từ 18 tỷ AUD đến 20 tỷ AUD (12-14 tỷ USD). Thặng dư năm nay sẽ dẫn đến ngân sách cân bằng.

Bên cạnh đó, giới phân tích kinh tế dự báo giá quặng sắt sẽ duy trì ở mức gần 104 USD/tấn vào cuối năm, thay vì giảm xuống 60 USD như dự báo trong ngân sách./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vụ dầu Nga bị áp giá trần: Australia cam kết ủng hộ G7, tối đa hóa sức ép lên Moscow

Chính phủ Australia cam kết ủng hộ kế hoạch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong việc áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga. Australia ủng hộ G7 áp đặt giới hạn lên giá dầu Nga. Hình ảnh cơ sở lọc dầu ở giếng dầu Vankorskoye thuộc vùng Krasnoyarsk, Nga. (Nguồn: Reuters) Trong tuyên bố ngày 19/9, Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers nêu… Continue readingVụ dầu Nga bị áp giá trần: Australia cam kết ủng hộ G7, tối đa hóa sức ép lên Moscow

Trung Quốc cấp phép cho một số doanh nghiệp nhập khẩu than từ Australia

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cấp phép một số doanh nghiệp nước này tiếp tục nhập khẩu than từ Australia. Mỏ than tại khu vực nhà máy nhiệt điện than Loy Yang ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN   Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cấp phép một số doanh nghiệp nước này tiếp tục nhập khẩu than từ Australia,… Continue readingTrung Quốc cấp phép cho một số doanh nghiệp nhập khẩu than từ Australia

Australia đứng trước nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong mùa Đông 2023

Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Australia (AEMO) đã cảnh báo rằng thời tiết khắc nghiệt trong mùa Đông năm nay có thể khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu khí đốt. Thành phố Sydney, Australia. Ảnh: THX/ TTXVN   Theo mạng tin abc.net.au, trong dự báo hàng năm về nguồn cung khí đốt, Cơ quan Điều hành Thị trường Năng lượng Australia (AEMO) đã cảnh báo rằng thời tiết khắc nghiệt… Continue readingAustralia đứng trước nguy cơ thiếu hụt khí đốt trong mùa Đông 2023

Sau ánh hào quang trên đường đua tốc độ, nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương đang tận hưởng cuộc sống của mình trong căn hộ đẹp xa hoa, nên thơ ở một thành phố yên bình ở Australia.

Sau ánh hào quang trên đường đua tốc độ, nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương đang tận hưởng cuộc sống của mình trong căn hộ đẹp xa hoa, nên thơ ở một thành phố yên bình ở Australia. Hiện nay cô đang có cuộc sống bình yên tại Úc. Sau thời kỳ đỉnh cao ấy, cô luôn cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình, một cuộc sống đủ bình yên bên gia… Continue readingSau ánh hào quang trên đường đua tốc độ, nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương đang tận hưởng cuộc sống của mình trong căn hộ đẹp xa hoa, nên thơ ở một thành phố yên bình ở Australia.

Australia và New Zealand thông báo kế hoạch tăng cường an ninh

Australia và New Zealand ngày 8/9 đã thông báo kế hoạch tăng cường an ninh tại các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ cảnh báo về những nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố tại khu vực này. – Phát biểu tại Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm ở Samoa, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Gerry Brownlee cho… Continue readingAustralia và New Zealand thông báo kế hoạch tăng cường an ninh

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm