Loại bỏ trứng gà nuôi nhốt lồng khiến ngành công nghiệp trứng của Australia “lao đao”

Thursday, 27/07/2023, 09:53 AM
Bộ trưởng nông nghiệp của các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia đã nhất trí loại bỏ dần hoạt động sản xuất trứng gà nuôi nhốt lồng ở nước này cho đến năm 2036.

 

Theo trang mạng The Guardian, đây là một động thái tuân thủ những tiêu chuẩn và hướng dẫn mới về phúc lợi động vật đối với gia cầm trên toàn Australia.

Ngành công nghiệp sản xuất trứng và những người ủng hộ ngành này đã phản đối động thái trên. Họ cho rằng cần thêm thời gian để điều chỉnh nhằm tránh dẫn đến thiệt hại cho những người nông dân và người tiêu dùng Australia. Trong khi đó, những người ủng hộ phúc lợi động vật cho rằng quãng thời gian trên là quá dài. Họ cho rằng thị phần trứng gà nuôi lồng ở các siêu thị đã giảm từ 70% vào năm 2009 xuống chỉ còn hơn 30% vào năm 2023, có nghĩa là có tới 70% quá trình chuyển đổi đã diễn ra.

Để hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng ta nên nhìn lại quá trình triển khai các chính sách liên quan đến sản xuất trứng.

Năm 1999, châu Âu và Anh đã bắt đầu tiến trình loại bỏ hoạt động mua bán trứng gà nuôi nhốt lồng và điều này dẫn tới việc ban hành lệnh cấm chính thức vào năm 2012. Tương tự, 10 năm sau đó, New Zealand cũng đã tuyên bố ngừng bán trứng gà nuôi lồng (bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2023). Động thái này đã làm gia tăng áp lực lên Australia.

Vào năm 2013, các chuỗi siêu thị của Coles và Woolworths đã thông báo rằng họ sẽ dừng việc nhập trứng gà nuôi nhốt lồng vào năm 2025. Năm 2014, McDonald’s tại Australia đặt mục tiêu sẽ không sử dụng trứng gà nuôi nhốt lồng kể từ năm 2017. Cũng vào năm 2014, Vùng lãnh thổ Thủ đô (ACT) đã trở thành khu vực tài phán đầu tiên của Australia cấm gà nuôi nhốt lồng.

Vào năm 2015, Australia bắt đầu xem xét các tiêu chuẩn về gia cầm quốc gia nhằm thay thế các hướng dẫn mang tính tự nguyện vốn đã được áp dụng trong khoảng 15 năm trước đó. Bản đánh giá về các tiêu chuẩn trên đã nhận được hơn 160.000 đơn đóng góp ý kiến.

Khi bản dự thảo các tiêu chuẩn được công bố vào năm 2018, ông John Dunn, Giám đốc điều hành khi đó của Egg Farmers of Australia – tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất trứng của nước này – đánh giá rằng ý định loại bỏ dần trứng gà nuôi nhốt lồng mang tính “cực đoan” và sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Điều này được cho là làm tăng giá bán trứng (vào thời điểm này, hoạt động sản xuất trứng gà nuôi nhốt lồng đã bị cấm ở châu Âu được 5 năm).

Các tiêu chuẩn về gia cầm quốc gia Australia được chỉnh lý lần cuối đã được âm thầm đăng tải lên trang mạng của Bộ Nông nghiệp Australia vào tháng 8/2022. Các tiêu chuẩn trên quy định rằng các nhà sản xuất trứng phải loại bỏ việc nuôi gà đẻ trứng trong lồng truyền thống trong vòng 10 năm đến 15 năm tới và muộn nhất là đến năm 2036, tùy vào “độ tuổi” của các cơ sở hạ tầng của các nhà sản xuất. Tiêu chuẩn trên cũng lưu ý rằng các tiểu bang và vùng lãnh thổ sẽ quyết định về các mốc thời gian cụ thể.

Các quy định trong tiêu chuẩn vẫn cho phép việc nuôi nhốt gà ở trong lồng nếu những con gà này đã trưởng thành và việc nuôi nhốt đảm bảo chúng có điều kiện thực hiện các hành vi tự nhiên như đậu và làm ổ. Đôi khi các loại lồng này được gọi là “lồng được trang bị tiện ích” (enriched cage) và những chiếc lồng này vẫn được sử dụng hợp pháp ở Anh. Các lồng này cần có diện tích khoảng ít nhất 1 m2¸ mang lại không gian tối thiểu cần thiết giống như đối với gà nuôi thả ngoài trời.

Các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp trứng cho rằng các tiêu chuẩn trên đã hoàn toàn bỏ qua những yếu tố cho thấy “trứng gà nuôi nhốt lồng truyền thống vẫn nên được duy trì đến năm 2046”.

Họ cho rằng có những hộ gia đình chăn nuôi gà lấy trứng đang phải vay để đầu tư vào trang trại với thời hạn 30 năm và việc yêu cầu họ phải giải quyết món nợ trong vòng 14 năm thay vì 24 năm có thể “dồn nhiều người nông dân vào chân tường”.

Vấn đề phúc lợi động vật trong việc cấm nuôi nhốt gà truyền thống không phải là vấn đề mới. Vấn đề này lớn dần đến mức các cuộc tranh luận giữa những nhà sản xuất trứng và những người ủng hộ việc loại bỏ nuôi gà nhốt lồng đã chuyển sang vấn đề chi phí sinh hoạt.

Tuần trước, tờ Daily Telegraph đã cảnh báo rằng việc cấm trứng gà nhốt lồng có thể khiến giá trứng tăng lên 15 AUD (tương đương 10,14 USD)/khay – theo dự báo của ngành công nghiệp trứng – và điều này dẫn đến việc Australia phải đối mặt với tình trạng thiếu trứng trên toàn quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp liên bang Australia, ông Murray Watt, cho biết những con số trên là “không đáng tin cậy”.

Liên minh vì động vật Australia – một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ động vật – đã phác họa một mô hình đối lập, cho thấy giá trứng gà nuôi thả, vốn đang được 64% người tiêu dùng Australia tiêu thụ, có thể giảm tới 4% do sự cạnh tranh của các nhà cung cấp.

Một trong những yếu tố chính tác động đến giá trứng là giá lúa mỳ đầu vào tại các nhà máy. Tuy nhiên, thật khó để dự đoán một cách chính xác tác động của sự thay đổi chính sách nào đối với giá của bất kỳ mặt hàng nào trên thị trường trong bối cảnh lạm phát tăng cao, khiến giá các mặt hàng trong siêu thị tăng 10% chỉ trong vòng 1 năm.

Quay trở lại cuộc họp vào tuần trước, khi các bộ trưởng nông nghiệp của các tiểu bang và vùng lãnh thổ nhất trí áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia mới nhưng lại từ chối chấp thuận với khung thời gian liên quan việc loại bỏ trứng gà nhốt lồng.

Bang Tây Australia cam kết loại bỏ trứng gà nhốt lồng vào năm 2032, trong khi 3 ngày sau đó, bang New South Wales đưa ra một tuyên bố ngắn gọn cho rằng họ sẽ đảm bảo thời điểm loại bỏ dần trứng gà nhốt lồng là “linh hoạt”, song bang này tin rằng sẽ không còn xuất hiện nhu cầu đối với loại trứng này từ sau năm 2036″.

Mặc dù vậy, 12 tháng sau khi các tiêu chuẩn mới được công bố, 8 năm sau khi quy trình quản lý bắt đầu được áp dụng và 11 năm sau khi cuộc thảo luận về việc cấm trứng gà nhốt lồng ở Australia được tiến hành một cách nghiêm túc, các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp trứng cho rằng sự thay đổi đang diễn ra quá nhanh.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, Giám đốc điều hành của Egg Farmers of Australia, bà Melinda Hashimoto, cho rằng trong khi các nhà sản xuất trứng gà nuôi thả và gà nuôi trong chuồng đã được “bật đèn xanh để mở rộng quy mô”, thì “không có một bức tranh rõ ràng nào dành cho các nhà sản xuất trứng gà nhốt lồng về tương lai của họ trong chuỗi cung ứng ở Australia”.

Bà Melinda cho rằng năm 2046 là mốc thời gian “dễ chịu”. Egg Farmers of Australia đã cảnh báo rằng những người nông dân Australia có thể yêu cầu bồi thường nếu hoạt động sản xuất của họ bị tạm ngừng trước thời điểm này. Điều này một lần nữa nhắc đến lập luận đối với các khoản vay có thời hạn 30 năm.

Về mặt lý thuyết, nếu một hộ gia đình bắt đầu kinh doanh sản xuất trứng gà nhốt lồng vào đúng thời điểm các tiêu chuẩn gia cầm quốc gia được đưa ra xem xét, thì phải đến năm 2046 khoản vay đó mới được trả hết.

Thật khó có thể tưởng tượng rằng vào năm 2016 một ai đó có thể khảo sát thị trường trứng và quyết định rằng quá trình chuyển đổi sang sử dụng trứng gà nuôi thả ở Australia đang diễn ra một cách thuận lợi, từ đó quyết định rằng cần phải loại bỏ trứng gà nuôi nhốt. Giả sử điều đó đã và đang diễn ra, Australia còn 13 năm nữa để điều chỉnh mọi thứ, hay nói cách khác là còn khoảng trung bình 9 vòng đời của một con gà nuôi nhốt.

Sự thay đổi trong bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng rất khó khăn, song đây là điều mà nhiều người có thể sắp phải chứng kiến./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia và New Zealand muốn cứu TPP, gợi ý TQ

Australia và New Zealand đang tìm cách cứu vãn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi thoả thuận này. Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP. Ảnh: Reuters Một trong những việc đầu tiên mà ông Trump làm khi nhậm chức, đó là ký sắc lệnh rút khỏi TPP, đúng… Continue readingAustralia và New Zealand muốn cứu TPP, gợi ý TQ

Australia và New Zealand thông báo kế hoạch tăng cường an ninh

Australia và New Zealand ngày 8/9 đã thông báo kế hoạch tăng cường an ninh tại các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ cảnh báo về những nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố tại khu vực này. – Phát biểu tại Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm ở Samoa, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Gerry Brownlee cho… Continue readingAustralia và New Zealand thông báo kế hoạch tăng cường an ninh

Đại sứ Australia Andrew Goledznowski: ‘Đến Việt Nam với tư cách Đại sứ: Trọn vẹn một giấc mơ dài’

Tháng 9 vừa qua, Đại sứ Australia Andrew John Lech Goledznowski trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Bày tỏ hào hứng trước một nhiệm kỳ dự kiến có nhiều hoạt động hiệu quả, sôi động tại Việt Nam, Đại sứ Australia Andrew John Lech Goledznowski cho biết, ông luôn muốn được đến Việt Nam với tư cách Đại sứ; do đó, nói… Continue readingĐại sứ Australia Andrew Goledznowski: ‘Đến Việt Nam với tư cách Đại sứ: Trọn vẹn một giấc mơ dài’

Australia tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 11 năm

Ngày 6/6, Ngân hàng Dự trữ Australia (ngân hàng trung ương) thông báo quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,1%. Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA). Ảnh: Reuters   Đây là mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này áp dụng kể từ tháng 5/2012. Theo Thống đốc Philip Lowe, lạm phát tại Australia đã qua mức đỉnh điểm song vẫn duy trì ở mức… Continue readingAustralia tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 11 năm

Australia sử dụng máy bay không người lái để ứng phó với cháy rừng

Ngày 23/8, giới chức bang New South Wales, Australia thông báo bổ sung một dàn máy bay không người lái (drone) vào hệ thống trang thiết bị hiện có nhằm tăng cường khả năng giám sát trên bầu trời phục vụ các hoạt động chữa cháy và cứu hộ trong tương lai. Ảnh minh họa: nbcnews.com Việc trang bị số máy bay không người lái trên là một phần trong khoản đầu tư trị giá… Continue readingAustralia sử dụng máy bay không người lái để ứng phó với cháy rừng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm