Bí quyết để Australia trở thành quốc gia hàng đầu về điện Mặt Trời

Sunday, 06/08/2023, 10:32 AM
Công suất điện Mặt Trời của Australia đã tăng hơn 200% kể từ năm 2018. Điều này đã khiến Australia trở thành quốc gia lớn thứ 6 thế giới về công suất điện Mặt Trời vào năm 2022.

 

Theo trang mạng Reuters, công suất điện Mặt Trời của Australia đã tăng hơn 200% kể từ năm 2018. Điều này đã khiến Australia trở thành quốc gia lớn thứ 6 thế giới về công suất điện Mặt Trời vào năm 2022 và nổi lên như một trong những nhà sản xuất năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất thế giới.

 Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Australia cần phải đảo ngược xu hướng tiêu thụ năng lượng của mình khi quốc gia này vẫn đang trên đà sử dụng nhiều năng lượng hơn –  trái ngược với một số quốc gia phát triển khác vốn đã hạn chế sử dụng năng lượng trong những năm gần đây.

Tổng mức tiêu thụ điện của Australia đã tăng gần 8% trong thập kỷ qua, trong khi mức tiêu thụ này ở Pháp, Đức và Nhật Bản đã giảm hơn 7% và ở Anh giảm 14% trong cùng giai đoạn.

Ngược lại, để Australia có được sự tăng trưởng về nhu cầu điện bền vững, có nghĩa là các nhà sản xuất điện ở nước này cần phải tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá để vận hành nhà máy phát điện, bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung gần đây.

Australia đã đẩy mạnh công suất năng lượng sạch trong những năm gần đây nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và khí đốt tự nhiên để sản xuất điện.

Để đạt được mục tiêu giảm phát thải đúng tiến độ đề ra, Australia cần phải giảm nhu cầu sử dụng năng lượng, đồng thời gia tăng hơn nữa nguồn cung năng lượng sạch vì điều này sẽ giúp các nhà sản xuất điện có thể đóng cửa các hệ thống phát điện tiêu thụ năng lượng hóa thạch, vốn đang gây ô nhiễm đáng kể, trước thời hạn vào năm 2050.

 *Yếu tố chi phối nhu cầu

Giảm mức tiêu thụ điện và năng lượng tổng thể là một thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, nhưng sẽ đặc biệt khó khăn ở Australia – quốc gia đang trong quá trình điện khí hóa hệ thống giao thông tương đối chậm và dễ bị tác động bởi các đợt nắng nóng kéo dài (làm cho nhu cầu sử dụng máy điều hòa tăng mạnh).

Ngành giao thông vận tải của Australia tiêu thụ nhiều năng lượng hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác trong nền kinh tế. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giao thông vận tải ở Australia chiếm khoảng 40% tổng mức sử dụng năng lượng cuối cùng tính đến năm 2020.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải cũng tăng nhanh hơn so với các ngành khác, tăng hơn 5% từ năm 2010 đến năm 2020, trong khi ngành giao thông vận tải chỉ tăng trưởng 1,3% trong cùng giai đoạn này.

Để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và cắt giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu (theo Cơ quan Thống kê Australia – ABS, chỉ tính riêng trong năm 2022, chi phí này lên tới 65 tỷ AUD (tương đương 44,04 tỷ USD), Chính phủ Australia rất muốn điện khí hóa các phương tiện giao thông và đang đưa ra các ưu đãi lớn để thu hút người dân mua xe điện.

Mặc dù vậy, theo IEA, xe điện chỉ chiếm 5,1% tổng doanh số bán ô tô của Australia vào năm 2022. Trong khi đó, ở New Zealand con số này là 13%, ở châu Âu là 21% và mức trung bình toàn cầu là 14%.

Dự kiến, Australia sẽ công bố thêm nhiều ưu đãi hơn đối với việc mua xe điện, nhưng bất kỳ việc chuyển đổi sang xe điện một cách nhanh chóng nào cũng sẽ chỉ làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện nói chung và gây thêm áp lực buộc các nhà sản xuất điện phải tăng nguồn cung cấp điện.

Hệ thống sưởi và làm mát cho các hộ gia đình và doanh nghiệp là một yếu tố chính khác thúc đẩy nhu cầu năng lượng ở Australia và các hệ thống này chiếm khoảng 40% tổng lượng điện tiêu thụ ở trong nước.

Theo Chính phủ bang New South Wales, Australia sẽ phải đối mặt với những hình thái thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là các đợt nắng nóng có nguy cơ xuất hiện với tần suất, cường độ lớn hơn và thời gian dài hơn trong thập kỷ tới do biến đổi khí hậu.

Để đối phó với tình trạng trên, người dân Australia dự kiến sẽ tăng nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí trong những thời điểm nóng nhất trong năm, từ đó gây thêm căng thẳng cho hệ thống điện.

* Vai trò của năng lượng tái tạo

Để giảm bớt nguy cơ thiếu điện. Các công ty điện của Australia dự kiến sẽ triển khai thêm công suất năng lượng tái tạo mới, có thể với tốc độ rất nhanh.

DNV – công ty hàng đầu thế giới về quản lý rủi ro – dự đoán hoạt động sản xuất điện Mặt Trời và điện gió ở khắp khu vực châu Đại Dương và Thái Bình Dương sẽ tăng từ 12% ở thị phần hiện tại lên hơn 60% vào năm 2050.

Việc mở rộng hệ thống pin dự trữ năng lượng tái tạo theo kế hoạch có thể giúp tích trữ năng lượng dư thừa được sản xuất hàng ngày và phân phối cho người tiêu dùng vào ban đêm, từ đó hỗ trợ thêm cho hệ thống điện.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện của Australia dường như vẫn phụ thuộc đáng kể vào than đá để sản xuất phụ tải (điện) cơ bản trong nhiều năm, nếu không muốn nói là trong nhiều thập kỷ.

Việc sản xuất điện từ than đá sẽ tiếp tục đẩy tổng lượng phát thải của Australia lên cao hơn, trừ khi lượng tiêu thụ điện tổng thể của Australia được hạ thấp một cách bền vững và từ đó tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất điện đóng cửa trước mốc thời gian mà Australia đặt ra vào giữa thế kỷ này./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia tăng cường biện pháp đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Australia đang ngày càng lan rộng và có khả năng đạt đỉnh điểm trong vài tuần tới.  Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN Để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, giải trí diễn ra như bình thường, đồng thời tăng cường bảo vệ người dân khỏi nguy… Continue readingAustralia tăng cường biện pháp đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 4

Chương mới về hợp tác thông tin và truyền thông giữa Việt Nam – Australia

Việt Nam và Australia sẽ thiết lập các cơ chế hợp tác chính thức, thường xuyên để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xây dựng thể chế chính sách nhằm tăng tốc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, quản lý mạng xã hội và xử lý tin giả. Ngày 2/8, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Australia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Hạ… Continue readingChương mới về hợp tác thông tin và truyền thông giữa Việt Nam – Australia

Vì sao ông Đặng Văn Thành quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào điện mặt trời?

Doanhnhanvietuc – Ông Tân Xuân Hiến, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng TTC, chia sẻ với chúng tôi trong một cuộc gặp gỡ báo chí gần đây, rằng TTC chọn điện mặt trời vì mảng này đúng tiêu chí của tập đoàn, đúng xu hướng và đúng thời điểm. Đầu tư 1 tỷ USD vào điện mặt trời là đúng xu hướng và đúng thời điểm Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Tân… Continue readingVì sao ông Đặng Văn Thành quyết định đầu tư 1 tỷ USD vào điện mặt trời?

TP Hồ Chí Minh thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo với vùng Lãnh thổ phía Bắc của Australia

Sáng 15/11, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã tiếp bà Nicole Manison, Phó Thủ hiến vùng Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory), Australia đang thăm và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND ThP Hồ Chí Minh, tiếp bà Nicole Manison, Phó Thủ hiến vùng Lãnh thổ phía Bắc (Australia).  Thay mặt lãnh đạo Thành phố, ông Võ Văn Hoan cảm… Continue readingTP Hồ Chí Minh thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo với vùng Lãnh thổ phía Bắc của Australia

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Đại học Swinburne, Australia

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 3/12, giờ địa phương, trước khi thăm chính thức New Zealand, tại thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm, làm việc với Ban lãnh đạo Đại học Swinburne và trò chuyện với sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại đây. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Đại học Swinburne, Australia. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN. Chủ tịch… Continue readingChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Đại học Swinburne, Australia

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm