Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Monday, 28/08/2017, 17:05 PM

Một nghiên cứu của Moody cho biết hệ thống thanh toán điện tử có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể là GDP và tiêu dùng. Sử dụng các hệ thống thanh toán điện và các loại hình thẻ thanh toán sẽ tạo ra GDP tương đương 3,18 tỷ USD giai đoạn 2011-2015, tương đương với tạo ra việc làm cho khoảng 75.000 người mỗi năm trên thế giới.

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt?

Lợi ích này khiến thanh toán không dùng tiền mặt đang là một mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới và tại Đông Nam Á.

Singapore

Singapore luôn được biết tới với danh hiệu quốc gia thông minh. Mới đây nhất quốc gia này có bước tiền gần hơn tới nền kinh tế không dùng tiền mặt thông qua triển khai hệ thống Pay Now. Đây là hệ thống thanh toán chỉ yêu cầu số điện thoại, số chứng minh nhân dân. Người dùng chỉ cần đồng bộ số điện thoại, số chứng minh nhân dân với tài khoản ngân hàng.

Theo số liệu của MasterCard toàn cầu, Singapore là 1 trong 3 quốc gia có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất thế giới và đang đi trước châu Âu từ 5-10 năm thanh toán điện tử.

Một khảo sát khác của Visa cho thấy 87% người tiêu dùng tại quốc đảo này ưa chuộng thanh toán điện tử thay vì tiền mặt. Hiện chỉ có 11% người Singapore sử dụng tiền mặt và chỉ dùng trong những giao dịch nhỏ, trong khi phần lớn những thanh toán điện tử vẫn được ưa chuộng hơn bởi độ an toàn.

Năm 2017, lượng người dùng thẻ tín dụng tại Singapore tăng 7% và nguyên nhân chủ yếu do sự phổ tiến của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Vì sao các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt? - Ảnh 1.

Malaysia

Trong một khảo sát năm 2016 của VISA cho thấy 74% người Malaysia cho thấy họ đang dần không còn phụ thuộc vào tiền mặt và ưa chuộng các giao dịch điện tử hơn. Ngân hàng trung ương Malaysia đặt tầm nhìn thúc đẩy thành quốc gia 100% không dùng tiền mặt vào năm 2020, tiết kiệm được một khoản tương đương 1% GDP quốc gia.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã đưa ra những biện pháp cụ thể như đơn giản hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, gia tăng các giải pháp thanh toán điện tử, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ.  Malaysia từ lâu đã có chính sách giảm phí cho các giao dịch điện tử, thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử.

Khảo sát của Research and Markets năm 2016 cho biết thị trường thẻ thanh toán tại Malaysia có tốc độ tăng trưởng kép là 3,5% giai đoạn 2012-2014. Số giao dịch không dùng tiền mặt tính trên đầu người trung bình tăng từ mức 55 giao dịch năm 2011 lên mức 88 giao dịch năm 2015. Mức độ sử dụng thường xuyên thẻ tín dụng tăng ở mức 3,2% trong giai đoạn 2012-2014 và được dự báo tăng lên 37,6 lần năm 2020.

Thái Lan

Một nhiên cứu giữa đại học Tufts và MasterCard toàn cầu xếp hạng các nước bằng chỉ số tiến bộ số hóa (Digital Evolution Index) cho thấy Singapore đứng đầu trong 50 nước trong khi Thái Lan đứng thứ 35. Mức xếp hạng thấp cho thấy nhu cầu cần cải thiện của Thái Lan bởi một nhiên cứu cho thấy mạng lưới thanh toán điện tử sẽ có tác động tích cực tới GDP.

Để hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt, Chính phủ Thái Lan năm 2016 đã triển khai một hệ thống thanh toán điện tử đồng bộ do Chính phủ hỗ trợ. Kế hoạch này được triển khai 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 áp dụng triển khai chuyển tiền điện tử Drom Pay ở toàn bộ các ngân hàng lớn của Thái Lan. Giai đoạn 2 áp dụng thanh toán điện tử với các hoạt động thương mại dịch vụ từ thuế thu nhập cho tới các dịch vụ phúc lợi khác.

Indonesia

Từ năm 2015, Chính phủ Indonesia đã triển khai tầm nhìn số hóa 2020 để thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước. Số liệu từ ngân hàng trung ương Indonesia cho thấy số giao dịch điện tử trong năm 2016 đã chiếm 42% tổng số giao dịch trong toàn quốc, tăng đáng kể so với con số 28% của 2015. Tuy nhiên tỷ lệ phổ cập Internet tại Indonesia hiện chỉ ở mức 20% trong khi như ở Malaysia là 70%.

Rất nhiều sáng kiến được đưa ra để thúc đẩy Indonesia thành một xã hội không dùng tiền mặt ví dụ cắt giảm phí khi thanh toán điện tử, hỗ trợ phát triển các hệ sinh thái thương mại điện tử từ cấp địa phương, tăng cường các nỗ lực an ninh mạng.

Tuy nhiên thói quen sử dụng tiền mặt hàng ngày của người dân hiện là một trong những thách thức đối với các nước Đông Nam Á trong việc đẩy mạnh thanh toán điện tử. Một lý do khác là họ vẫn còn e ngại tới việc bảo mật thông tin cá nhân cũng như độ an toàn của các giao dịch.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nước Úc đã làm gì để không bị suy thoái trong suốt 25 năm nay?

Doanhnhanvietuc – Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế Australia trải qua nhiều thăng trầm và vẫn vững bước Quặng sắt ở Tây Úc và mỏ than ở Queensland là yếu tố then chốt của sự bùng nổ khai khoáng gần đây của Australia, tất cả là nhờ vào sự tăng trưởng nóng của ngành thép ở Trung Quốc. 5 năm trước, vào thời điểm hoàng kim, đầu tư khai khoáng chiếm đến… Continue readingNước Úc đã làm gì để không bị suy thoái trong suốt 25 năm nay?

Bộ trưởng Thương mại Australia ca ngợi cải cách kinh tế của Việt Nam

Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Steven Ciobo vừa có bài viết trên trang web Bộ Ngoại giao Australia, trong đó đánh giá về công cuộc cải cách đem lại tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Australia Steven Ciobo. (Nguồn: acfid.asn.au) Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong bài viết, Bộ trưởng Steven Ciobo đánh giá rất ít quốc gia trên… Continue readingBộ trưởng Thương mại Australia ca ngợi cải cách kinh tế của Việt Nam

Những “kịch bản” cho thị trường bất động sản năm 2018

Doanhnhanvietuc – Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản năm 2018 dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực và nhiều khả năng vẫn giữ được ổn định như năm 2017. Trong đó, phân khúc thị trường căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của… Continue readingNhững “kịch bản” cho thị trường bất động sản năm 2018

“G’CONTEST – Nhà kinh tế tài ba” 2017: Chắp bút cho câu chuyện cuộc đời của chính bạn!

Doanhnhanvietuc – Sau thành công của “G’CONTEST – Nhà kinh tế tài ba” năm 2016, tháng 4 năm 2017, “G’CONTEST – Nhà kinh tế tài ba” chính thức trở lại, tiếp tục là một cuộc thi cho các sinh viên kinh tế định vị lại chính mình. G’CONTEST – Nhà kinh tế tài ba” là cuộc thi thường niên về Kinh tế học do Câu lạc bộ Kinh tế Toàn cầu GEC (Global Economic Club) –… Continue reading“G’CONTEST – Nhà kinh tế tài ba” 2017: Chắp bút cho câu chuyện cuộc đời của chính bạn!

Chuyên gia kinh tế: “Cải cách” là nét đẹp giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc!

Doanhnhanvietuc – Đây là nhìn nhận của chuyên gia kinh tế, TSKH. Nguyễn Thị Hiền về diễn biến thị trường giá cả năm 2017. Năm 2017 cán đích với một kết quả khả quan. Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam đều đạt và vượt mức Quốc hội yêu cầu. Trong đó, GDP là yếu tố gây bất ngờ nhất với mức đạt 6,81%. Nguyên nhân dẫn… Continue readingChuyên gia kinh tế: “Cải cách” là nét đẹp giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc!

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm