Thủ tướng đề nghị làm sao đừng để “người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá”

Friday, 19/01/2018, 00:19 AM

Doanhnhanvietuc – “Chủ tịch địa phương phải nắm được các giải pháp, làm thế nào để giảm nghèo. Làm sao để giảm khoảng cách giàu nghèo, theo tôi làm sao đừng để người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá….”

Thủ tướng đề nghị làm sao đừng để "người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá"

Thủ tướng đề nghị làm sao đừng để “người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá”. Ảnh: Minh Thư

Sáng 17/1, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của ngành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và trực tiếp chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, ngành đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đặc biệt là chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,18%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 56%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 22,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm khoảng 1,35% (trong đó, các huyện nghèo giảm khoảng 5%)…

Báo cáo cụ thể kết quả đạt được, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, năm 2017, ngành đã hoàn thành 100% các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo chất lượng, tiến độ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

Lĩnh vực Giáo dục Nghề nghiệp, sau 1 năm chuyển giao quản lý Giáo dục nghề nghiệp từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có những bước vận hành và phát triển, nhất là sau khi Luật giáo dục nghề nghiệp ra đời, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Đến nay, cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp và 1.035 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Năm 2017 cả nước tuyển sinh các cấp trình độ khoảng 2,2 triệu người, đạt 100,2% kế hoạch.

Tạo việc làm, phát triển thị trường lao động: Ước cả năm, tạo việc làm cho trên 1,63 triệu người, đạt 102,48% kế hoạch. Trong đó, tạo việc làm trong nước trên 1,5 triệu người, đạt 100,7% kế hoạch. Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người có việc làm ước đạt trên 43%. Đặc biệt, lần đầu tiên đưa xuất khẩu lao động đạt 134.000 lao động, đạt 127,6% kế hoạch.

Về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội: Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2018. Thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương quý III/2017 là 5,36 triệu đồng, tăng 434 nghìn đồng (tăng 8,8%) so với cùng kỳ năm 2016.

Cuối năm 2017 có trên 13,8 triệu người tham gia BHXH, đạt 25,2% lực lượng lao động (trong đó tham gia BHXH bắt buộc là 13,52 triệu người); có trên 11,4 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm đã giải quyết chế độ BHXH cho trên 9 triệu lượt người, bảo hiểm thất nghiệp cho trên 660 nghìn lượt người lao động. Cùng với đó, đã trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Đặc biệt, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện tốt. Năm 2017, năm “Đền ơn, đáp nghĩa”, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa thiết thực, tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Thủ tướng đề nghị làm sao đừng để người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. (Ảnh: Molisa)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc tổ chức trọng thể, ý nghĩa về kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ – một năm làm rung chuyển mọi tấm lòng của người dân, của mọi cấp, mọi ngành đối với các chính sách nước ta, trước hết đối với các gia đình thương binh – liệt sỹ và các anh hùng. Năm nay đã ban hành nhiều chính sách lớn về đối tượng chính sách, nhất là tiếp tục giải quyết tốt hơn, quyết liệt hơn chính sách người có công. Đặc biệt, Bộ đã đấu tranh chống tiêu cực, quyết liệt trong lĩnh vực này.

Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thành 100% Đề án, 28 văn bản có liên quan đến Chính phủ và các ngành, 32 Thông tư ban hành để xử lý tháo gỡ các vấn đề.

Cùng với đó, Thủ tướng đánh giá các chỉ tiêu về thất nghiệp, lao động qua đào tạo, giảm tỷ lệ nghèo Bộ LĐ-TB&XH cũng đã làm tốt, nhất là việc xuất khẩu lao động được 134.000 người tới nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản.

“Tôi đánh giá cao khi tỷ lệ nghèo mà Quốc hội giao là 1,35% mà chúng ta đạt đến ngày 31/12/2017 tới 1,51%, đặc biệt, các huyện nghèo giảm trên 4%, chúng ta có 64 huyện nghèo 60a nhưng nay đã giảm được 8 huyện nghèo, còn 56 huyện. Chủ tịch địa phương phải nắm được các giải pháp, làm thế nào để giảm nghèo. Làm sao để giảm khoảng cách giàu nghèo, theo tôi làm sao đừng để người giàu giàu quá, người nghèo nghèo quá….”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đánh giá cao việc không chỉ giảm nghèo mà còn đề xuất những phương án giải quyết khó khăn cho người dân kịp thời. Năm nay có nhiều cơn bão lớn, chúng ta đã kịp thời xuất ra 130.000 tấn gạo, không để một người dân nào phải “màn trời chiếu đất”, đói cơm, nhạt muối, đứt bữa… Điều này thể hiện sự quan tâm rất đặc biệt của nhà nước và toàn xã hội đến người yếu thế, người nghèo, người dân ở vùng thiên tai.

Các lĩnh vực khác, từ công tác an toàn lao động, trẻ em, bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, tuyên truyền báo chí của Bộ đều có thành tích tốt.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, vấn đề năng suất lao động còn thấp, thu nhập bình quân người lao động thấp, việc làm chưa ổn định, thất nghiệp còn cao, nhất là số sinh viên tốt nghiệp ra trường nhiều nơi chưa có việc làm. Thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ, quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài còn hạn chế…..

Do đó, sang năm 2018, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật, khẩn trương xây dựng đề án cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội để trình Hội nghị Trung ương lần thứ 7. Rà soát chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Thu hút và khuyến khích xã hội hoá trong công tác chăm lo đối tượng chính sách, thực hiện đầy đủ chính sách với người có công.

Xuất khẩu lao động cần đảm bảo uy tín khi đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, thu hút doanh nghiệp có chất lượng tham gia, nâng dần tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, phát triển bảo hiểm tự nguyện; Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại, bạo hành đối với trẻ em.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành lao động xã hội phải tổ chức quan tâm, chăm lo tới người dân, nhất là người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, người yếu thế, gặp khó khăn trong dịp Tết Mậu Tuất năm nay. Chăm lo, hỗ trợ để mọi người dân, đối tượng đều có tết.

Ngoài ra, cần đổi mới công tác dạy nghề, phải hướng về công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin; nghiên cứu dự báo ngành nghề trung hạn, dài hạn; dự báo này từ trước nay còn rất yếu, không chỉ ở ngành lao động mà ở cả những ngành khác…./.

Theo Infonet

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt – Lào cần hợp tác chặt chẽ để khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng

Chiều 17/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Sonsay Siphandone, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng đồng chí Sonsay Siphandone cùng các đồng chí trong đoàn sang Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời hỏi thăm tới các đồng chí lãnh đạo Đảng,… Continue readingViệt – Lào cần hợp tác chặt chẽ để khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng

Bắc Vân Phong sẽ được quy hoạch thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và điều chỉnh Quy… Continue readingBắc Vân Phong sẽ được quy hoạch thành đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt

Sunshine Group – “Cuộc đổ bộ” lần 2 vào thị trường địa ốc

Nếu như năm 2016 Sunshine Group bất ngờ ra mắt thị trường thành công với 4 dự án tọa lạc tại những vị trí thu hút của nội đô thì 2017 sẽ là năm tăng tốc bứt phá của doanh nghiệp này với “cuộc đổ bộ lần hai” hoành tráng hơn, một lần nữa hứa hẹn mang lại bất ngờ lớn. Sunshine Palace – Một dự án đã cất nóc của Sunshine Group. Đại gia… Continue readingSunshine Group – “Cuộc đổ bộ” lần 2 vào thị trường địa ốc

Năm nay Chính phủ sẽ vay 342 nghìn tỷ, trả nợ 260 nghìn tỷ đồng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017. Cụ thể, theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017 là 342.060 tỷ đồng, gồm: Vay trong nước 243.300 tỷ đồng và vay ODA, ưu… Continue readingNăm nay Chính phủ sẽ vay 342 nghìn tỷ, trả nợ 260 nghìn tỷ đồng

Vietjet ký thoả thuận tài chính hơn 460 triệu USD trong chuyến thăm Đức của Thủ tướng

Doanhnhanvietuc– CTCP Hàng không Vietjet (VJC) và Tập đoàn GOAL đã ký kết thoả thuận cung cấp tài chính cho 4 tàu bay A321 mới của Vietjet với tổng giá trị 464 triệu USD. Lễ ký kết được diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức (ngày 6/7), dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc và lãnh đạo cấp cao 2 nước. Đối tác lần này của Vietjet là… Continue readingVietjet ký thoả thuận tài chính hơn 460 triệu USD trong chuyến thăm Đức của Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm