Thủ tướng: Kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều

Tuesday, 23/10/2018, 01:13 AM

Quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015.

Thủ tướng: Kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2018 trước toàn thể Quốc hội sáng 22/10.

Về kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã luôn kiên định mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Một số kết quả nổi bật được Thủ tướng nêu ra như: GDP 9 tháng đạt 6,98%, ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,7%). Trong đó, bình quân 3 năm 2016 – 2018 tăng 6,57% (chỉ tiêu kế hoạch  5 năm là 6,5 – 7%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Tín dụng 9 tháng tăng 10,41% (cùng kỳ tăng 12,21%), cả năm tăng dưới 17%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán.

Tỷ giá, thị trường ngoại tệ được kiểm soát tốt. Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục trên 60 tỷ USD. Thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi…

Lượng vốn FDI thực hiện được ghi nhận đạt 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng; chỉ số ICOR giai đoạn 2016 – 2018 ở mức 6,32, thấp hơn giai đoạn 2011 – 2015 (6,91)…

Nhiều mục tiêu khác như cơ cấu lại DNNN, thoái vốn, bán cổ phần cũng được Thủ tướng chỉ ra là có kết quả tích cực. 20 DNNN được bán cổ phần lần đầu đã thu về 20,3 nghìn tỷ đồng, thoái vốn thu về là 7,9 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số luỹ kế từ đầu nhiệm kỳ lên trên 170 nghìn tỷ đồng…

Nền kinh tế theo Thủ tướng đã có sự chuyển dịch tích cực, trong đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp dịch vụ tăng. Nông nghiệp có sự phục hồi về chất lượng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn. Còn khu vực công nghiệp trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng.

Năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng được nâng lên. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 – 2018 ước đạt 42,18%, cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 (33,58%) và vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 (30 – 35%). Năng suất lao động bình quân 3 năm 2016 – 2018 tăng 5,62%, cao hơn giai đoạn 2011 – 2015 (4,35%) và vượt mục tiêu kế hoạch 2016 – 2020 (5%).

Với những xu hướng tích cực này, Thủ tướng cho biết tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 – 2020 có thể sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5 – 7%, cao hơn bình quân giai đoạn 2011 – 2015 (5,91%).

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng (khoảng 240,5 tỷ USD), gấp trên 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015.

“Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có triển vọng tốt, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới”, Thủ tướng nói.

Nhiều sức ép lớn phải đối mặt 

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Cụ thể, theo Người đứng đầu Chính phủ, sức ép lạm phát còn lớn do tác động của nhiều yếu tố, nhất là biến động tỷ giá, lãi suất, xu hướng tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế và yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế…

Bên cạnh đó, tính tự chủ của nền kinh tế từng bước được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng chống chịu trước những biến động bên ngoài còn hạn chế. Giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn ở nhiều bộ ngành, địa phương chậm. Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực còn khó khăn.

Sự gắn kết với khu vực FDI và năng lực, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế. Một số công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng kém. Còn những bất cập trong cơ chế, chính sách; điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Mặt khác, tuy nhiều tổ chức quốc tế nâng hạng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là môi trường kinh doanh, nhưng Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của Việt Nam giảm 3 bậc so với năm 2017 (77/140 so với 74/135 quốc gia, vùng lãnh thổ).

“Mặc dù sự tụt hạng có phần do thay đổi cơ bản trong phương pháp đánh giá, nhưng qua đó cũng thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, kỹ năng… còn thấp và chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục” Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam quyết tâm đổi mới, hội nhập quốc tế và thực thi những biện pháp theo tiêu chuẩn thương mại công bằng

Doanhnhanvietuc – Đây là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ, diễn ra chiều 30/5 ở Washington D.C (sáng 31/5 giờ Hà Nội). Tại tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và Tiệc chào mừng do Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ – ASEAN (USABC) đồng chủ trì,… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam quyết tâm đổi mới, hội nhập quốc tế và thực thi những biện pháp theo tiêu chuẩn thương mại công bằng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Trò chuyện với ông Stephen Groff, Phó Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam đặc biệt coi trọng hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó có nguồn vốn của ADB. Tối 2/11, bên lề Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 sẽ diễn ra chính thức tại TPHCM vào hôm nay 3/11, Thủ tướng Chính… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng hiệu quả sử dụng vốn ODA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Một số cán bộ chính quyền để xảy ra tai tiếng…”

Doanhnhanvietuc – Đây là nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ diễn ra sáng nay. Sáng (3/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017, với sự tham dự của lãnh đạo các địa phương trên cả nước theo hình thức trực tuyến. Hội nghị nhằm thảo luận, phân tích, làm rõ tình hình 6 tháng đầu năm… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Một số cán bộ chính quyền để xảy ra tai tiếng…”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Dù ở xa Tổ quốc nhưng huyết thống dân tộc không ngừng chảy”

“Tôi vô cùng xúc động và ấm cúng khi đứng trước bà con kiều bào. Những người con của dân tộc Việt Nam, dù ở xa Tổ quốc nhưng huyết thống dân tộc không ngừng chảy…”, Thủ tướng nói. Chiều 12/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự hội nghị chuyên đề “Kiều bào với các vấn đề phát triển bền vững của TPHCM”. Sau khi lắng nghe các tham luận, ý… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Dù ở xa Tổ quốc nhưng huyết thống dân tộc không ngừng chảy”

Bức tranh doanh nghiệp và nỗi trăn trở của Thủ tướng

Nhiều thách thức đang đặt ra với mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020. Số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy trong 3 quý của năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ tăng 2,8% và tăng 6,7% về vốn so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể thì không ngừng tăng mạnh, lần lượt là… Continue readingBức tranh doanh nghiệp và nỗi trăn trở của Thủ tướng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm