Mạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Thursday, 09/02/2017, 02:23 AM

Với sự nghiệp kinh doanh kéo dài hơn bốn thập kỷ, Yoshiko Shinohara chính là nữ tỷ phú tự lập quyền lực nhất Nhật Bản.

Mạo hiểm tất cả để lập nghiệp: Bí quyết giúp Yoshiko Shinohara trở thành nữ tỷ phú tự lập đầu tiên của Nhật Bản

Yoshiko Shinohara mở văn phòng nhân sự đầu tiên mang tên TempStaff vào năm 1973. Từ tính cách bất chấp, mạo hiểm tất cả để lập nghiệp mà bà đã trở thành một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất giới kinh doanh, theo tạp chí Fortune.

Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự nghiệp và cuộc đời thú vị của người phụ nữ dám nghĩ dám làm này.

Sẵn sàng mạo hiểm tất cả mọi thứ

Nhận thấy hầu hết phụ nữ Nhật Bản chỉ làm những công việc nhàm chán như bưng trà rót nước, Shinohara quyết định rời quê hương đến châu Âu, châu Úc lập nghiệp. Khi làm việc tại một công ty ở Sydney, Úc, bà nhận thấy công việc của thư ký là đánh máy cả ngày. Nếu có người phụ giúp đánh máy, họ sẽ có nhiều thời gian để làm những việc chuyên môn khác. Điều đó đã giúp bà nảy ra ý tưởng mở công ty về nhân viên thời vụ.

Sau khi trở về Nhật Bản vào năm 1973, bà dùng chính căn hộ nhỏ chỉ có một phòng ngủ của mình ở Tokyo làm văn phòng đầu tiên cho công ty. Cung ứng nhân sự thời vụ vào thời điểm đó là một công việc hoàn toàn mới lạ và đầy rủi ro.

Hệ thống nhân viên thời vụ bị coi là bất hợp pháp tại Nhật lúc bấy giờ. Thay vì thay đổi ý tưởng kinh doanh, Shinohara đã chọn cách mạo hiểm. Dù không ít lần bị Bộ Lao Động gọi lên “nói chuyện” nhưng bà vẫn liên tục vận động thay đổi luật về việc làm thời vụ.

“Chẳng có gì sai trái khi giới thiệu nhân viên làm việc bán thời gian cho những công ty cần nhân lực ngắn hạn mùa cao điểm. Dẫu có bị vào tù thì tôi vẫn cố gắng để thay đổi tư tưởng bảo thủ của mọi người về ngành kinh doanh mới mẻ này. Và sau vài năm vận động, luật về việc làm thời vụ đã được thay đổi rồi”, bà Shinohara chia sẻ với tờ Harvard Business Review.

Muốn đóng góp vào nền kinh tế của đất nước

Không giống như nhiều triệu phú và tỷ phú lập nghiệp khác, Shinohara không hề có ý định trở thành 1% người giàu có nhất thế giới. Bà chỉ đơn giản muốn đóng góp vào nền kinh tế của đất nước, đấu tranh cho nữ giới không còn bị cho là làm những công việc vô ích.

Shinohara đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều phụ nữ sống trong chế độ trọng nam khinh nữ hà khắc ở Nhật Bản thời đó. Chính các dịch vụ cung ứng lao động ngắn hạn đã mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho phụ nữ Nhật Bản.

“Tôi hi vọng phu nữ có thể phát huy hết năng lực trong các công ty, tập đoàn, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử. Họ có thể làm việc hết mình và nhận được những phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra”, bà Shinohara chia sẻ.

Quyết định ly hôn khi cảm thấy không hạnh phúc

Chỉ một thời gian ngắn sau khi kết hôn, Shinohara đã quyết định ly dị chồng ngay lập tức: “Tôi nhận thấy rằng bản thân không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Người ấy không phải là người phù hợp với tôi”.

Mặc dù mẹ và anh trai ngăn cản, bà vẫn quyết tâm kết thúc cuộc sống vợ chồng. Shinohara nghĩ rằng bà phải làm một điều gì đó cho bản thân và xã hội hơn là trở thành một người nội trợ quanh quẩn bếp núc như hầu hết phụ nữ khác vào thời điểm đó. Đó là lý do vì sao bà quyết định sang châu Âu và châu Úc làm việc.

Thay đổi tư tưởng, tuyển dụng nam nhân công để phát triển sự nghiệp

Ban đầu, công ty TempStaff chỉ tuyển dụng nữ giới và coi đó là giá trị hoạt động cốt lõi của công ty. Thế nhưng, Shinohara nhận thấy đó là sai lầm trong kinh doanh, có những công việc nữ giới không thể làm được và cũng có những công việc không dành cho nam giới. Doanh thu của công ty sẽ bị sụt giảm vì điều đó. Hơn thế nữa, bà muốn tạo một sự cân bằng nên quyết định thay đổi tư tưởng và tuyển dụng thêm nam giới.

“Năm 1988, nữ quản lý của tôi đã bác bỏ ý kiến tuyển dụng nhân công nam. Cô ấy cho rằng công ty không cần những “sinh vật” như vậy. Thế nhưng tôi lại cho rằng sự cân bằng nam giới và nữ giới là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của công ty. Hiện nay, công ty của tôi đã có 40% nhân sự là nam giới, một sự thay đổi khác hoàn toàn so với những ngày đầu thành lập”.

Giờ đây, khi đã hơn 80 tuổi, nhiệt huyết kinh doanh của Yoshiko Shinohara vẫn không hề suy giảm. Bà vẫn tiếp tục chỉ đạo mở rộng hoạt động của công ty sang nhiều lĩnh vực mới, đặc biệt là các lĩnh vực như y tế, giáo dục và IT.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Gặp doanh nhân Ấn xây dựng nên công ty máy làm mát có mức lãi 91.000% cho các nhà đầu tư chỉ sau 10 năm

Là con nhà giàu với khoản thừa kế lớn nhưng Achal Bakeri lại không thỏa mãn với cuộc sống vương giả mà muốn rẽ lối theo ước mơ của riêng mình. CEO Achal Bakeri Là người thừa kế một trong những công ty bất động sản lâu đời nhất Ấn Độ, Achal Bakeri lẽ ra có thể có rất nhiều lựa chọn dễ dàng hơn nếu muốn. Thế nhưng sau khi học xong chương trình… Continue readingGặp doanh nhân Ấn xây dựng nên công ty máy làm mát có mức lãi 91.000% cho các nhà đầu tư chỉ sau 10 năm

Sau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Cuộc đổ bộ vào ngành bán lẻ dường như chưa đủ với sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Thái. Họ đang để ý và tiến tới thị trường bất động sản Việt Nam. Cách đây hơn một năm, thị trường chứng kiến cuộc đổ bộ chưa từng có của các doanh nghiệp Thái Lan vào ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Central Group mua lại… Continue readingSau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

VEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

Doanhnhanvietuc – Báo cáo của VEPR đã nhấn mạnh về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam với tình trạng nhiều ngân hàng nước ngoài thoái vốn và thu hẹp hoạt động ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là tình trạng nhiều ngân hàng nước… Continue readingVEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

Gần 2.000 điều kiện kinh doanh được đề nghị bãi bỏ

Kiến nghị Chính phủ thay đổi cách thức quản lý kinh doanh theo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của OECD… Ngày 22/8, Chính phủ đã họp chuyên đề xây dựng pháp luật, thảo luận 9 nội dung trong đó có kết quả rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh. Tại đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bãi bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện về kinh doanh không phù hợp. Theo đó,… Continue readingGần 2.000 điều kiện kinh doanh được đề nghị bãi bỏ

Sắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

Doanhnhanvietuc – Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV. Muốn doanh nghiệp phát triển thì việc có được một hệ thống tài chính đủ mạnh để hỗ trợ… Continue readingSắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm