Các đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu

Saturday, 27/05/2017, 13:50 PM

Doanhnhanvietuc – Có ý kiến đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Tại buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Ngô Minh Châu đoàn TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị về nguyên tắc xử lý nợ xấu cần bổ sung nguyên tắc không xử lý nợ xấu bằng ngân sách và bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm trách nhiệm người/tổ chức gây ra nợ xấu.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng về quy định trách nhiệm, “Ủy ban kinh tế Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu. Tôi đề xuất bổ sung thêm chữ “xử lý nghiêm minh, đúng quy định những cá nhân, tổ chức” và vấn đề này phải đưa vào nguyên tắc xử lý nợ xấu để Quốc hội giám sát trong suốt thời gian Nghị quyết có hiệu lực”.

Ngoài ra, đại biểu Tâm đề nghị Chính phủ và cơ quan liên quan làm rõ việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường là thế nào, có làm được theo giá thị trường không, có ai mua ai bán không, hay chỉ có tổ chức đó bán thôi, ai là người định giá, ai đấu giá, đấu giá có bị thao túng và làm giá hay không?

“Tôi rất lo rằng mình ra nghị quyết với mục đích tốt nhưng sẽ bị lợi dụng, làm méo mó tinh thần nghị quyết, nó lại đem lại lợi ích cục bộ cho một nhóm nào đó”. Đại biểu lo lắng rằng nguyên tắc này có thể bị trục lợi, lợi dụng để hợp thức hóa các sai phạm.

Trước đó, tại hội thảo “Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế 2016 – 2020 có 5 mục tiêu, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh tái cấu trúc ngành ngân hàng mà căn cơ chính là xử lý nợ xấu. Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là phải tháo gỡ được những rào cản trong xử lý tài sản đảm bảo, đồng thời, đòi hỏi phải hình thành thị trường mua – bán nợ.

Ông Kiên cho rằng trong bối cảnh này, chúng ta buộc phải có những quyết định rất đặc thù. Do đó việc xây dựng một Nghị quyết về vấn đề nợ xấu là điều cấp bách. Nghị quyết dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 và kết thúc vào 1/7/2022, tùy theo Quốc hội quyết định.

Theo ông Kiên, điểm chú ý trong dự thảo Nghị quyết này là không phân biệt nợ xấu của ngân hàng nhà nước hay ngân hàng cổ phần. Nghị quyết này chỉ xử lý số nợ xấu đến ngày 31/12/2016. Với các khoản nợ xấu hình thành từ ngày 1/1/2017, các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, và cần thiết sẽ phải sửa đổi một số điều trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng mà Quốc hội sẽ xem xét bỏ phiếu thông qua vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.

Quan điểm khi xây dựng Nghị quyết là không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ; không trái Hiến pháp. Nghị quyết không kéo dài tránh tình trạng ỷ lại ở các TCTD; tinh thần Nghị quyết là đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, giá cả bán có cao, thấp. Đặc biệt, không loại trừ trách nhiệm hình sự các cá nhân sai phạm, gây ra nợ xấu.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đề xuất tăng khai thác dầu thô để đạt tăng trưởng 6,7%: UBKT Quốc hội cho rằng “cần xem kỹ”

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng quý I thấp có nguyên nhân bản chất từ tái cơ cấu nền kinh tế chậm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm. Vậy đẩy mạnh khai thác dầu liệu có ‘gãi đúng chỗ ngứa’? Tăng trưởng kinh tế ở quý I/2017 tuy chỉ đạt thấp ở mức 5,1% – thấp nhất trong vòng 3 năm qua – nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm… Continue readingĐề xuất tăng khai thác dầu thô để đạt tăng trưởng 6,7%: UBKT Quốc hội cho rằng “cần xem kỹ”

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Doanhnhanvietuc – Đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ người gửi tiền là chính đáng, nhưng phải bảo vệ cả người cho vay. Chúng ta không bảo vệ người cho vay cố ý làm trái, mà bảo vệ người làm đúng. Mở đầu buổi thảo luận tại tổ chiều nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong diễn đàn Quốc hội,… Continue readingĐại biểu Trần Hoàng Ngân: Nếu xử lý tốt nợ xấu, lãi vay sẽ giảm khoảng 1%

Ngân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Doanhnhanvietuc – Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ… Continue readingNgân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Đại biểu Quốc hội: “Bản thân Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phải rút kinh nghiệm”

Doanhnhanvietuc – “Đây là điều hết sức đáng tiếc và cần rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành, khi ra một văn bản ngày hôm trước ký, ngày hôm sau rút”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nêu. Ngày 2/6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ra văn bản yêu cầu Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh báo cáo giải trình về việc phát ngôn “làm cho dư luận… Continue readingĐại biểu Quốc hội: “Bản thân Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái phải rút kinh nghiệm”

Quyết toán ngân sách Nhà nước 2015 chuẩn bị trình Quốc hội: Bội chi hơn 260.000 tỷ đồng, chiếm 6,28% GDP

Doanhnhanvietuc – Theo thông lệ tại Việt Nam, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước của một năm sẽ được công bố tại thời điểm 2 năm sau đó. Trong thời điểm Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sắp sửa cận kề, báo cáo quyết toán và sau đó là kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho tình hình ngân sách của năm ở thời điểm 2 năm trước –… Continue readingQuyết toán ngân sách Nhà nước 2015 chuẩn bị trình Quốc hội: Bội chi hơn 260.000 tỷ đồng, chiếm 6,28% GDP

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm