Doanh nghiệp than “một cổ hai tròng” vì bắt buộc phải có cơ sở bảo hành ô tô

Monday, 29/05/2017, 17:50 PM

Doanhnhanvietuc – Đại diện một doanh nghiệp (DN) cho rằng, DN nhập khẩu ô tô đơn thuần hoạt động thương mại, sẽ tốt hơn nếu họ được liên kết với một DN khác chuyên làm bảo hành, bảo dưỡng để tăng tính chuyên môn hoá trong hội nhập vừa giảm chi phí đầu tư. Nếu bắt DN nhỏ và vừa nhập xe, đầu tư hệ thống phân phối, đầu tư cả cơ sở bảo dưỡng bảo hành sẽ bỏ ra chi phí sẽ rất lớn, hiệu quả không cao.

Theo bản kiến nghị của nhóm các nhà nhập khẩu ô tô tại Hà Nội vừa được gửi đến Bộ Công Thương, Bộ Giao thông – Vận tải và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để góp ý về bản Dự thảo Nghị định các điều kiện sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam: Đây là bản dự thảo được xây dựng giúp các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô chuyên nghiệp, có tâm và có trách nhiệm với sản phẩm của mình bán ra. Một số quy định của bản dự thảo đưa ra những đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của DN nhập khẩu với người tiêu dùng.

Với điều kiện kiện phải có cơ sở bảo hành sau tháng 7/2020, đây là điều kiện đặt ra cực khó với doanh nghiệp mới thành lập sau thời gian

Bản dự thảo của Bộ Công Thương cũng không yêu cầu DN vừa và nhỏ phải đầu tư ngay cơ sở bảo hành, bảo dưỡng mà chỉ cần các DN trên thuê cơ sở bảo hành từ nay đến hết ngày 1/7/2020 (sau 3 năm nữa DN nhập xe phải sở hữu một cơ sở bảo hành.

Tuy nhiên, cũng chính tại quy định này, các DN nhập xe kiến nghị chỉ nên quy định DN phải sở hữu cơ sở bảo hành sau 03 năm kể từ ngày thành lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày thành lập, các DN được thuê cơ sở bảo hành.

Điều này để tạo điều kiện cho phong trào khởi nghiệp, cho các DN nhỏ và vừa mới tham gia thị trường phân phối xe được lớn mạnh, giúp đa dạng hoá thị trường, giảm giá xe.

Mặt khác, theo ý kiến của DN: Cơ quan Nhà nước cần đưa ra cho DN các giải pháp như lựa chọn cho DN như: thuê cơ sở bảo hành; liên kết cơ sở bảo hành với DN nhập khẩu và sở hữu cơ sở bảo hành… chứ không nên chỉ có hai giải pháp cứng là trước 2020 cho phép thuê, sau 1/7/2020 phải sở hữu cơ sở bảo hành.

“DN nhập khẩu ô tô đơn thuần hoạt động thương mại, sẽ tốt hơn nếu họ được liên kết với một DN khác chuyên làm bảo hành, bảo dưỡng để tăng tính chuyên môn hoá trong hội nhập vừa giảm chi phí đầu tư. Nếu bắt DN nhỏ và vừa nhập xe, đầu tư hệ thống phân phối, đầu tư cả cơ sở bảo dưỡng bảo hành sẽ bỏ ra chi phí sẽ rất lớn, cuối cùng hiệu quả không cao. Điều này khiến DN thêm một cổ đôi tròng”, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên An Phúc nói.

Cũng theo ông Tuấn: Việc các DN nhỏ và vừa có được tạo điều kiện để lớn mạnh hay không là do chính sách của Nhà nước. Hiện một thiết bị đọc lỗi hệ thống điện tử đầu tư khoảng vài trăm đến 1 tỷ đồng, đó là chưa kể đến việc chi phí vận hành nhà xưởng.

Nếu từ năm 2020, DN nhỏ nhập xe vừa phải mở kênh phân phối vừa phải lập cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Điều này gây khó dễ cho họ và quy định trên cũng vô tình cản trở phong trào khởi nghiệp, gây khó cho DN, tước bỏ cơ hội kinh doanh.

Trên thực tế, nhiều DN kinh doanh ô tô nhập khẩu không chính hãng cho biết. Các quy định về bảo hành quá khắt khe không chỉ giết chết họ mà còn tạo thế độc quyền cho các nhà nhập khẩu được uỷ quyền có cơ hội thao túng thị trường.

Việc yêu cầu DN phải mua phần mềm đọc lỗi có sở hữu trí tuệ của hãng sản xuất là không thể đối với từng DN bởi các hãng không bán công khai. Ngoài ra, nếu nói về công dụng trên thị trường hiện có rất nhiều phần mềm đọc lỗi chính hãng, có tính năng ưu việt, đọc được tất cả các lỗi xe. Vì vậy, quy định trên vô tình tạo ra gánh nặng cho DN Việt.

Theo dân trí

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ts. Trần Du Lịch: Doanh nghiệp đừng thất vọng nếu TPP không có Mỹ

Mấu chốt để Việt Nam phát triển là cải cách đồng bộ về mặt thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, dù TPP không thực thi, nhưng đó là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế theo nội dung đã cam kết trong TPP. Vì vậy, đây là điểm rất có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây là đánh giá của Tiến sĩ Trần Du Lịch tại… Continue readingTs. Trần Du Lịch: Doanh nghiệp đừng thất vọng nếu TPP không có Mỹ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chính phủ kiến tạo và hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn cũ, dập khuôn, thiếu chuẩn mực”

Đây là nhắn nhủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng doanh nghiệp trong nước, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2 – 2017. Sau khi chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương giải quyết ngay các khó khăn của doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị công đồng doanh nghiệp tư nhân phải thay đổi không ngừng để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chính phủ kiến tạo và hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn cũ, dập khuôn, thiếu chuẩn mực”

Doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy làm kinh tế

Doanhnhanvietuc- Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc dần đi lên trong chuỗi giá trị, đồng thời thị trường phải đối mặt với các thách thức về chi phí lao động, thuê đất và lạm phát, Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng dịch chuyển sản xuất. Việt Nam trở thành “công xưởng mới” của thế giới Rất nhiều thương hiệu lớn từng đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, dần dần… Continue readingDoanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy làm kinh tế

Vì sao Vinamilk, Vingroup và hàng loạt doanh nghiệp lớn khác đều lỡ hẹn với sàn chứng khoán quốc tế?

Doanhnhanvietuc – Cả Vietjet và VNG đều đang tỏ rõ tham vọng muốn trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường bên ngoài. Tuy vậy, cả Vietjet hay VNG đều không phải người đầu tiên nghĩ đến việc đưa cổ phiếu ra quốc tế. ‘ Những doanh nghiệp từng lỡ hẹn Đầu năm 2008, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã được Ủy ban Chứng… Continue readingVì sao Vinamilk, Vingroup và hàng loạt doanh nghiệp lớn khác đều lỡ hẹn với sàn chứng khoán quốc tế?

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm