TS. Hoàng Thị Lan Hương: Đây là lúc để các doanh nghiệp cùng gánh trọng trách thúc đẩy ngành du lịch phát triển!

Tuesday, 06/06/2017, 19:32 PM

Doanhnhanvietuc – Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% vào cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu và giao trọng trách cho nhiều ngành, trong đó có Du lịch

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Ngành du lịch dự kiến sẽ tăng trưởng 30% từ giờ đến cuối năm”. Còn trước đó, Du lịch được cả nền kinh tế đặt mục tiêu sẽ đạt doanh thu 35 tỷ USD vào năm 2020. Phải nói rằng, nếu những mục tiêu này thành hiện thực, đó sẽ là những bước chuyển mình lớn của toàn ngành Du lịch Việt Nam.

Cũng thời gian kỳ họp thứ 3, Quốc hội XIV đang có những tranh luận về Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với TS. Hoàng Thị Lan Hương, Đại Học Kinh tế Quốc Dân để nghe những quan điểm của bà về ngành Du lịch Việt Nam hiện tại.

PV: Có một nội dung được bàn nhiều trong luật là thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Nếu Quỹ này được thành lập, theo bà, nó sẽ đóng những vai trò nào với ngành du lịch?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Việc quan trọng nhất, nếu Quỹ này được thành lập, là nên dùng tiền để làm xúc tiến du lịch, tức là ‘PR’ hình ảnh Việt Nam lên trong con mắt của du khách nước ngoài.

Bối cảnh hiện tại là ngành du lịch phải đối mặt với nhiều khó khăn, công tác xúc tiến du lịch còn rất manh mún, thiếu chuyên nghiệp chính do vấn đề thiếu kinh phí tồn tại trong nhiều năm dài. Tôi cho rằng việc thành lập một Quỹ để hỗ trợ trước là xúc tiến quảng bá, sau đó là để cải tạo hình ảnh du lịch Việt Nam, để tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho ngành là điều cấp bách. Nếu những việc trên đây được làm chu toàn, đòn bẩy cho ngành du lịch bứt phá sẽ được tạo ra.

PV: Câu hỏi ai sẽ người góp tiền cho quỹ này vẫn đang được bàn thảo: Nhà nước một phần, doanh nghiệp lữ hành, hay khách du lịch? Quan điểm của bà về cơ cấu vốn của Quỹ này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ngược về việc, thực ra Nhà nước đã có một Quỹ xúc tiến quảng bá dành cho ngành du lịch rồi mà chúng ta làm vẫn chưa thể hiệu quả? Câu trả lời là vì nguồn vốn ngân sách dành cho Quỹ này quá hạn hẹp. Chúng ta muốn được con cá to mà không có lực để bỏ mồi lớn.

Tôi nghĩ đây là lúc để các doanh nghiệp cùng gánh trọng trách cùng ngân sách Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Hình ảnh du lịch quốc gia được khuếch trương sẽ mang lợi ích chung cho cả đất nước, trong đó có cả chính doanh nghiệp.

Một ví dụ là du lịch ở Hội An, Quảng Nam. Hơn bất cứ ai, các doanh nghiệp du lịch ở đây hiểu rằng với con số hơn 100 khách sạn, trong đó có nhiều khách sạn 3 sao trở lên, Quảng Nam có thừa khả năng đón tiếp du khách về tham dự mọi lễ hội. Tuy nhiên, nhiều lễ hội vẫn còn quá nghiệp dư khiến hiệu ứng chưa cao. Vậy, hãy thử nghĩ nếu chính doanh nghiệp hỗ trợ tiền, cùng với Ngân sách để tạo nên những lễ hội quy mô, có ấn tượng thì chính doanh nghiệp là những người được lợi sau cùng.

PV: Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chuyện thu tiền như vậy sẽ làm đẩy phần tăng lên giá tour và vô hình chung là khách du lịch sẽ chịu ‘đi du lịch đến Việt Nam’ với giá cao hơn?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Tôi nghĩ đây là vấn đề ở cơ chế và các quy định. Nếu chúng ta ra cơ chế cụ thể thì việc tăng giá không quá nhiều là có thể làm được.

Hơn nữa, khi các doanh nghiệp là người được lợi sau cùng, họ thu được lợi nhuận rồi thì họ sẽ không còn động cơ phải tăng giá nữa. Việc tăng giá tour cũng chỉ có bản chất là các doanh nghiệp muốn đảm bảo lợi nhuận của mình.

Vậy ở đây, quy về câu hỏi là khi đã có tiền, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp sẽ phối hợp để làm các công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả đến mức nào mà thôi.

PV: Có nhiều quan điểm cho rằng ngành du lịch cần được cởi trói để đạt được mục tiêu 35 tỷ USD vào năm 2020. Một trong số những sự cởi trói là thành lập nên Bộ Du lịch để quản lý ngành du lịch, thay thế cho Tổng cục du lịch. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Để có một ngành kinh tế mũi nhọn thì chúng ta cần một cơ quan chuyên trách đủ sức mạnh để quản lý. Tuy nhiên, những cơ chế, quy định đi cùng với việc một bộ máy mới ra đời sẽ khá mất công để xây dựng. Tôi nghĩ Tổng cục du lịch có thể tìm cách để thực hiện tối đa khả năng của mình trước, sau đó hãy nên tính đến các phương án tiếp sau.

PV: Trong cuộc họp Quốc hội, vấn đề đô thị du lịch được bàn đến. Người nói nên giữ lại tiêu chuẩn đô thị du lịch, người nói nên bỏ. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Chúng ta biết rằng trong các phiên họp thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra 2 phương án. Một là không quy định về nội dung đô thị du lịch vì các điều khoản từ Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị đều không quy định về loại hình đô thị du lịch. Thứ 2 là nên có quy định về đô thị du lịch.

Theo tôi, phương án 2 chấp nhận được: Nên có khái niệm về ‘đô thị du lịch’ để giúp các địa phương tạo được thương hiệu du lịch riêng và phát triển thương hiệu ấy.

Bởi lẽ thực tiễn chỉ ra chúng ta cần những đô thị du lịch, không chỉ một hay hai mà cần có những chuỗi du lịch. Hiện, chúng ta đã có những thành phố du lịch ở Nha Trang, Hội An…nếu không quy định thì vẫn có sự phát triển.

Không chỉ các địa phương này, nhiều địa phương khác đã có sự đầu tư, sắp đủ đáp ứng các điều kiện để trở thành đô thị du lịch. Nếu chúng ta tạo ra thêm nhiều đô thị du lịch như vậy thì sẽ có thêm những thương hiệu như Hội An, Huế, Đà Lạt…thì chắc hẳn du khách quốc tế sẽ đến nhiều hơn, ngành du lịch sẽ phát triển hơn…Vì thế, đất nước chúng ta nên có nhiều hơn nữa những đô thị du lịch.

Nếu đô thị du lịch mà vẫn thiếu các cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ thì cần sự bổ sung, chứ không nên vì thiếu những điều kiện trên mà bỏ đi một cơ hội phát triển du lịch cho các địa phương.

PV: Thời gian gần đây, chúng ta được thấy ngày càng nhiều hơn hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình quốc tế, một điều dù trước kia đã có, nhưng vẫn chưa nhiều.

Bà cho rằng đây sự thay đổi của quan điểm ‘hữu xạ tự nhiên hương’ trong suy nghĩ của các nhà làm du lịch Việt Nam hay là hình ảnh Việt Nam đã ‘lên giá’ mạnh mẽ với các du khách nước ngoài?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Trong ngành, chúng tôi có một thuật ngữ cho công tác này là ‘quảng bá xúc tiến du lịch’. Nhìn vào những bước biến chuyển của ngành du lịch trong thời gian qua thì có thể thấy đúng là hình ảnh Việt Nam đã được ‘lên giá’ trong con mắt các du khách nước ngoài và tác động đến chuyện này chính là sự thay đổi của quan điểm ‘hữu xạ tự nhiên hương’ như anh nói.

Nói cách khác, các nhà làm du lịch Việt Nam đã ngày càng quan tâm đến công tác ‘quảng bá xúc tiến du lịch’, tuy nhiên theo tôi, với một ngành được kỳ vọng trở thành mũi nhọn như du lịch thì ‘độ chơi’ của chúng ta vẫn chưa đủ.

Một ví dụ, hiện nay chúng ta có khoảng 2,5 triệu USD để làm việc quảng bá xúc tiến du lịch, trong khi các nước ngay trong khu vực thì có tới hàng trăm triệu USD. Vì thế, việc quảng bá xúc tiến du lịch của chúng ta vẫn chưa đi đến đâu cả, vẫn chưa tạo ra ấn tượng nhiều với du khách.

Cách để khắc phục có lẽ chỉ có đầu tư thêm. Vì thế, như tôi nói ở trên, một Quỹ hỗ trợ phát triển ngành du lịch, trong đó có bỏ tiến để ‘làm PR’ hình ảnh du lịch Việt Nam lên là cần thiết.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Phó Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị thanh tra, đình chỉ thi công 60 dự án BĐS của Bộ Tài Chính

Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4393 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về đề nghị của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa. Cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính (Công văn số 2000/BTC- TTr ngày15/2/2017) và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài Nguyên và môi trường, Thanh tra… Continue readingPhó Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị thanh tra, đình chỉ thi công 60 dự án BĐS của Bộ Tài Chính

Kiểm tra doanh nghiệp Trung Quốc quỵt tiền, đánh bà bầu

Doanhnhanvietuc – Công ty Xin Dong Ya nợ tiền gia công kéo dài. Khi một phụ nữ mang bầu 6 tháng tới đòi nợ, nhân viên công ty này đã hành hung chị. Liên quan đến việc Công ty TNHH hàng thủ công Xin Dong Ya VN Trung Quốc (100% vốn Trung Quốc, nằm tại KCN Long Giang, H.Tân Phước, Tiền Giang) nợ tiền gia công kéo dài, khiến người dân bức xúc, trao đổi với… Continue readingKiểm tra doanh nghiệp Trung Quốc quỵt tiền, đánh bà bầu

Gần 100 doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng thăm Mỹ

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng mở ra nhiều cơ hội trong thương mại, đầu tư đối với 2 nước. Gần 100 DN lớn sẽ tháp tùng Thủ tướng – Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói. Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng KH-ĐT là một trong số các thành viên Chính phủ sẽ tháp tùng Thủ tướng trong chuyến thăm Mỹ từ ngày 29-31/5. Ông có cuộc trao đổi với báo chí… Continue readingGần 100 doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng thăm Mỹ

Tiến độ các dự án của Novaland, doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập danh sách công ty “tỷ đô” trên sàn

Công ty CP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland group) đã chính thức trở thành công ty đại chúng và nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Theo DealStreetAsia, ngay trước khi nộp hồ sơ niêm yết, Novaland đã phát hành riêng lẻ khoảng 10% cổ phần cho 18 nhà đầu tư, thu về 120 triệu USD, tương ứng mức định giá vào… Continue readingTiến độ các dự án của Novaland, doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập danh sách công ty “tỷ đô” trên sàn

Doanh thu quý 1/2017 của Kido tăng 2 lần nhờ thâu tóm Tường An

Doanhnhanvietuc – Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng hơn 10%, đạt trên 30 tỷ đồng và biên lợi nhuận sau thuế đạt 2,4%. Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Kido (mã chứng khoán: KDC), quý 1/2017, Kido đạt 1.250 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 217% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn nên mặc dù lợi nhuận gộp cũng tăng 53% lên gần 245 tỷ đồng nhưng… Continue readingDoanh thu quý 1/2017 của Kido tăng 2 lần nhờ thâu tóm Tường An

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm