TS. Hoàng Thị Lan Hương: Đây là lúc để các doanh nghiệp cùng gánh trọng trách thúc đẩy ngành du lịch phát triển!

Tuesday, 06/06/2017, 19:32 PM

Doanhnhanvietuc – Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% vào cuối năm, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu và giao trọng trách cho nhiều ngành, trong đó có Du lịch

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Ngành du lịch dự kiến sẽ tăng trưởng 30% từ giờ đến cuối năm”. Còn trước đó, Du lịch được cả nền kinh tế đặt mục tiêu sẽ đạt doanh thu 35 tỷ USD vào năm 2020. Phải nói rằng, nếu những mục tiêu này thành hiện thực, đó sẽ là những bước chuyển mình lớn của toàn ngành Du lịch Việt Nam.

Cũng thời gian kỳ họp thứ 3, Quốc hội XIV đang có những tranh luận về Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với TS. Hoàng Thị Lan Hương, Đại Học Kinh tế Quốc Dân để nghe những quan điểm của bà về ngành Du lịch Việt Nam hiện tại.

PV: Có một nội dung được bàn nhiều trong luật là thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Nếu Quỹ này được thành lập, theo bà, nó sẽ đóng những vai trò nào với ngành du lịch?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Việc quan trọng nhất, nếu Quỹ này được thành lập, là nên dùng tiền để làm xúc tiến du lịch, tức là ‘PR’ hình ảnh Việt Nam lên trong con mắt của du khách nước ngoài.

Bối cảnh hiện tại là ngành du lịch phải đối mặt với nhiều khó khăn, công tác xúc tiến du lịch còn rất manh mún, thiếu chuyên nghiệp chính do vấn đề thiếu kinh phí tồn tại trong nhiều năm dài. Tôi cho rằng việc thành lập một Quỹ để hỗ trợ trước là xúc tiến quảng bá, sau đó là để cải tạo hình ảnh du lịch Việt Nam, để tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho ngành là điều cấp bách. Nếu những việc trên đây được làm chu toàn, đòn bẩy cho ngành du lịch bứt phá sẽ được tạo ra.

PV: Câu hỏi ai sẽ người góp tiền cho quỹ này vẫn đang được bàn thảo: Nhà nước một phần, doanh nghiệp lữ hành, hay khách du lịch? Quan điểm của bà về cơ cấu vốn của Quỹ này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ngược về việc, thực ra Nhà nước đã có một Quỹ xúc tiến quảng bá dành cho ngành du lịch rồi mà chúng ta làm vẫn chưa thể hiệu quả? Câu trả lời là vì nguồn vốn ngân sách dành cho Quỹ này quá hạn hẹp. Chúng ta muốn được con cá to mà không có lực để bỏ mồi lớn.

Tôi nghĩ đây là lúc để các doanh nghiệp cùng gánh trọng trách cùng ngân sách Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Hình ảnh du lịch quốc gia được khuếch trương sẽ mang lợi ích chung cho cả đất nước, trong đó có cả chính doanh nghiệp.

Một ví dụ là du lịch ở Hội An, Quảng Nam. Hơn bất cứ ai, các doanh nghiệp du lịch ở đây hiểu rằng với con số hơn 100 khách sạn, trong đó có nhiều khách sạn 3 sao trở lên, Quảng Nam có thừa khả năng đón tiếp du khách về tham dự mọi lễ hội. Tuy nhiên, nhiều lễ hội vẫn còn quá nghiệp dư khiến hiệu ứng chưa cao. Vậy, hãy thử nghĩ nếu chính doanh nghiệp hỗ trợ tiền, cùng với Ngân sách để tạo nên những lễ hội quy mô, có ấn tượng thì chính doanh nghiệp là những người được lợi sau cùng.

PV: Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chuyện thu tiền như vậy sẽ làm đẩy phần tăng lên giá tour và vô hình chung là khách du lịch sẽ chịu ‘đi du lịch đến Việt Nam’ với giá cao hơn?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Tôi nghĩ đây là vấn đề ở cơ chế và các quy định. Nếu chúng ta ra cơ chế cụ thể thì việc tăng giá không quá nhiều là có thể làm được.

Hơn nữa, khi các doanh nghiệp là người được lợi sau cùng, họ thu được lợi nhuận rồi thì họ sẽ không còn động cơ phải tăng giá nữa. Việc tăng giá tour cũng chỉ có bản chất là các doanh nghiệp muốn đảm bảo lợi nhuận của mình.

Vậy ở đây, quy về câu hỏi là khi đã có tiền, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp sẽ phối hợp để làm các công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả đến mức nào mà thôi.

PV: Có nhiều quan điểm cho rằng ngành du lịch cần được cởi trói để đạt được mục tiêu 35 tỷ USD vào năm 2020. Một trong số những sự cởi trói là thành lập nên Bộ Du lịch để quản lý ngành du lịch, thay thế cho Tổng cục du lịch. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Để có một ngành kinh tế mũi nhọn thì chúng ta cần một cơ quan chuyên trách đủ sức mạnh để quản lý. Tuy nhiên, những cơ chế, quy định đi cùng với việc một bộ máy mới ra đời sẽ khá mất công để xây dựng. Tôi nghĩ Tổng cục du lịch có thể tìm cách để thực hiện tối đa khả năng của mình trước, sau đó hãy nên tính đến các phương án tiếp sau.

PV: Trong cuộc họp Quốc hội, vấn đề đô thị du lịch được bàn đến. Người nói nên giữ lại tiêu chuẩn đô thị du lịch, người nói nên bỏ. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Chúng ta biết rằng trong các phiên họp thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra 2 phương án. Một là không quy định về nội dung đô thị du lịch vì các điều khoản từ Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị đều không quy định về loại hình đô thị du lịch. Thứ 2 là nên có quy định về đô thị du lịch.

Theo tôi, phương án 2 chấp nhận được: Nên có khái niệm về ‘đô thị du lịch’ để giúp các địa phương tạo được thương hiệu du lịch riêng và phát triển thương hiệu ấy.

Bởi lẽ thực tiễn chỉ ra chúng ta cần những đô thị du lịch, không chỉ một hay hai mà cần có những chuỗi du lịch. Hiện, chúng ta đã có những thành phố du lịch ở Nha Trang, Hội An…nếu không quy định thì vẫn có sự phát triển.

Không chỉ các địa phương này, nhiều địa phương khác đã có sự đầu tư, sắp đủ đáp ứng các điều kiện để trở thành đô thị du lịch. Nếu chúng ta tạo ra thêm nhiều đô thị du lịch như vậy thì sẽ có thêm những thương hiệu như Hội An, Huế, Đà Lạt…thì chắc hẳn du khách quốc tế sẽ đến nhiều hơn, ngành du lịch sẽ phát triển hơn…Vì thế, đất nước chúng ta nên có nhiều hơn nữa những đô thị du lịch.

Nếu đô thị du lịch mà vẫn thiếu các cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ thì cần sự bổ sung, chứ không nên vì thiếu những điều kiện trên mà bỏ đi một cơ hội phát triển du lịch cho các địa phương.

PV: Thời gian gần đây, chúng ta được thấy ngày càng nhiều hơn hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền hình quốc tế, một điều dù trước kia đã có, nhưng vẫn chưa nhiều.

Bà cho rằng đây sự thay đổi của quan điểm ‘hữu xạ tự nhiên hương’ trong suy nghĩ của các nhà làm du lịch Việt Nam hay là hình ảnh Việt Nam đã ‘lên giá’ mạnh mẽ với các du khách nước ngoài?

TS. Hoàng Thị Lan Hương: Trong ngành, chúng tôi có một thuật ngữ cho công tác này là ‘quảng bá xúc tiến du lịch’. Nhìn vào những bước biến chuyển của ngành du lịch trong thời gian qua thì có thể thấy đúng là hình ảnh Việt Nam đã được ‘lên giá’ trong con mắt các du khách nước ngoài và tác động đến chuyện này chính là sự thay đổi của quan điểm ‘hữu xạ tự nhiên hương’ như anh nói.

Nói cách khác, các nhà làm du lịch Việt Nam đã ngày càng quan tâm đến công tác ‘quảng bá xúc tiến du lịch’, tuy nhiên theo tôi, với một ngành được kỳ vọng trở thành mũi nhọn như du lịch thì ‘độ chơi’ của chúng ta vẫn chưa đủ.

Một ví dụ, hiện nay chúng ta có khoảng 2,5 triệu USD để làm việc quảng bá xúc tiến du lịch, trong khi các nước ngay trong khu vực thì có tới hàng trăm triệu USD. Vì thế, việc quảng bá xúc tiến du lịch của chúng ta vẫn chưa đi đến đâu cả, vẫn chưa tạo ra ấn tượng nhiều với du khách.

Cách để khắc phục có lẽ chỉ có đầu tư thêm. Vì thế, như tôi nói ở trên, một Quỹ hỗ trợ phát triển ngành du lịch, trong đó có bỏ tiến để ‘làm PR’ hình ảnh du lịch Việt Nam lên là cần thiết.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Không phải lao động giá rẻ, ông Trương Gia Bình chỉ ra rằng giới “cổ cồn” văn phòng mới là những người đầu tiên bị robot “cướp việc”

Doanhnhanvietuc – Ngày 7/4, buổi Diễn đàn CEO 2017 với chủ đề: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Được và mất” được tổ chức bởi Thởi báo kinh tế Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Buổi hội thảo này đã quy tụ nhiều vị diễn giả, chuyên gia và nhiều doanh nhân nổi tiếng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những cuộc trò chuyện hay những cuộc phỏng vấn bên lề,… Continue readingKhông phải lao động giá rẻ, ông Trương Gia Bình chỉ ra rằng giới “cổ cồn” văn phòng mới là những người đầu tiên bị robot “cướp việc”

Hiệp hội hồ tiêu cảnh báo “chiêu trò” của thương lái Trung Quốc

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp thận trọng khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp mua bán hạt tiêu của Trung Quốc. Cách “làm giá” tuy không mới nhưng vẫn đang có dấu hiệu được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện. Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), từ cuối tháng 7 đến nay giá Hồ tiêu trong nước đang có biểu hiện lên… Continue readingHiệp hội hồ tiêu cảnh báo “chiêu trò” của thương lái Trung Quốc

Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 – 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017. Lạc quan về quý I/2017 Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành… Continue readingTriển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Thủ tướng: Người dân, doanh nghiệp mong chờ, nhưng chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm!

Doanhnhanvietuc – Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội cùng đoàn đại biểu Hải Phòng chiều nay (22/5). Thủ tướng cho biết bản thân ông rất “thấm thía” việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, thủ tục phức tạp, nhiều vòng, khiến mất thời gian. Thủ tướng nhận xét đấy là khuyết điểm chung của toàn hệ thống. Người… Continue readingThủ tướng: Người dân, doanh nghiệp mong chờ, nhưng chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm!

Chinh phục thị trường nội địa: Chiến lược “đường vòng”

Để rút ngắn thời gian và hạn chế rủi ro khi xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chọn chiến lược “đường vòng”: Làm thương hiệu ở nước ngoài để từ đó làm bàn đạp trở lại thị trường trong nước. Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ sấy chân không vào chế biến nông sản với các sản phẩm từ mít, chuối, sầu riêng, xoài, khoai… Continue readingChinh phục thị trường nội địa: Chiến lược “đường vòng”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm