Chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng TMĐT xuyên biên giới lớn nhất từ trước tới nay

Sunday, 15/10/2017, 00:37 AM

Doanhnhanvietuc – Nắm giữ vai trò như một mắt xích quan trọng trong cuộc cách mạng TMĐT đang diễn ra tại Việt Nam, ông Daryl Tay – Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam đã có những chia sẻ hết sức thú vị liên quan đến ngành logistics nói chung, và định hướng phát triển của UPS Việt Nam nói riêng.

Chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng TMĐT xuyên biên giới lớn nhất từ trước tới nay

Đây là nhận định của ông Daryl Tay, Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua.

Nắm giữ vai trò như một mắt xích quan trọng trong cuộc cách mạng TMĐT đang diễn ra tại Việt Nam, ông Daryl Tay đã có những chia sẻ hết sức thú vị liên quan đến ngành logistics nói chung, và định hướng phát triển của UPS Việt Nam nói riêng.

– Ông có đánh giá như thế nào về tình hìnhlogistics tại Việt Nam hiện nay?

Tôi nghĩ rằng ngànhlogistics tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi rõ rệt. Ngànhtiêu dùng Việt Nam đang chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang sản xuất côngnghiệp. Trong lĩnh vực này, để duy trì khả năng cạnh tranh và dẫn trước thị trường,các giải pháp logistics hoàn thiện và tinh tế trở nên rất cần thiết.

Điều nàykhông chỉ thay đổi năng suất trong các hoạt động thương mại nhỏ lẻ, mà còn chuyểnbiến cả nhu cầu dành cho các giải pháp logistics 1:1 cho từng đối tượng kháchhàng. Để trở nên cạnh tranh hơn trong một thị trường như vậy chắc chắn cần phảiđầu tư nhiều hơn vào công nghệ. UPS hiện đang đầu tư hàng tỷ đô-la Mỹ nhằm cảitiến công nghệ mỗi năm. Việc đầu tư này giúp mang lại những giải pháp logisticsngày càng tân tiến hơn dành cho khách hàng.

– Vậy cụ thể tạithị trường Việt Nam thì sao? Đi đôi với những tiềm năng nói trên, UPS có gặp phảinhững cạnh tranh nào hay không?

Với những doanh nghiệp như UPS, việc theo kịp những thay đổi của thị trường là đặc biệt quan trọng.Chúng tôi cần phải quan sát rất kỹ xem những hoạt động kinh tế hiện đang diễnra ở đâu, hay những chuyển dịch nào kéo theo đó.

Cụ thể hơn, khingành sản xuất và những ngành công nghiệp khác đang mở rộng ra các tỉnh thành lân cận khu đô thị trung tâm, UPS chúng tôi cũng nhận thấy thực tế nàyvà đảm bảo bắt kịp những nhu cầu phát sinh của người tiêu dùng.

Việc triển khaităng cường dịch vụ mà chúng tôi công bố hôm nay là một chiến lược chủ chốt củaUPS, nhằm tận dụng, khai thác và thích nghi với những cơ hội tăng trưởng hiệnnay. Đó là yếu tố đầu tiên giúp UPS nâng cao khả năng cạnh tranh.

Yếu tố thứ hai màtôi muốn đề cập đến là sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Phương thức vàkênh phân phối của khách hàng cũng rất quan trọng trong việc quyết định giải pháp chuỗi cung ứng phù hợp. Không chỉ cần phải lắng nghe nhu cầu của kháchhàng, mà chúng tôi cũng nỗ lực tận dụng 10 năm kinh nghiệm trong ngànhlogistics của mình, nhằm hỗ trợ khách hàng lựa chọn giải pháp chuỗi cung ứngphù hợp và thỏa mãn nhu cầu chuỗi cung ứng của họ.

Chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng TMĐT xuyên biên giới lớn nhất từ trước tới nay - Ảnh 1.

Ông Daryl Tay, Giám đốc Điều hành UPS Việt Nam

– Ông có thểcho biết lợi thế cạnh tranh của UPS trên thị trường?

Như tôi đã nói ởtrên, để duy trì lợi thế cạnh tranh, chúng tôi phải cung cấp được những giải pháp mang tính cạnh tranh nhất có thể trên khắp Việt Nam, cũng như kết nốikhách hàng nội địa với các quốc gia toàn thế giới.

Do đó, chúng tôi đãnỗ lực tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển. Thêmvào đó, ngành logistics không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Lợi thếcạnh tranh chủ chốt của chúng tôi là những nền tảng và mạng lưới rộng khắp trêntoàn cầu.

Hiện tại, chúng tôiđang tích hợp cùng một nền tảng công nghệ để phục vụ khách hàng, nhằm đem lạitrải nghiệm khách hàng tương đồng cho tất cả khách hàng tại bất cứ đâu. Một trảinghiệm thống nhất và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng với mọi khách hàng.

– Ôngcó thể giải thích rõ hơn về “trải nghiệm khách hàng tương đồng” không?

Thực chất, đó là nhờhệ thống vận chuyển toàn diện của chúng tôi. Khách hàng được hưởng những công cụ,nền tảng giống hệt nhau trong mọi công đoạn như khi chuẩn bị giao hàng, đăng tảihóa đơn điện tử, liên tục theo dõi tiến độ vận chuyển của đơn hàng – nói chung,trong suốt từ quá trình đăng ký giao hàng đến nhận hàng.

Lấy ví dụ về việc tíchhợp công nghệ trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Với một khách hàng sởhữu một trang web thương mại điện tử, UPS có thể hỗ trợ tích hợp hệ thốnglogistics ngay trên chính trang web này, cho phép họ theo dõi và thực hiện đơnhàng này ngay tại đây.

Nhờ vậy, chúng tôi có thể theo dõi và quản lý đơn hàngngay từ khi người mua xác nhận đặt hàng. Điều này là vô cùng quan trọng bởitheo một nghiên cứu gần đây của UPS, lượng khách hàng thương mại điện tử đangngày càng tăng lên.

Cũng theo nghiên cứu này, khách mua hàng trực tuyến rất coitrọng quy trình mua hàng trơn tru từ đầu đến cuối. Khách hàng sẽ không muốn đặthàng ở một cửa hàng trực tuyến nhất định, sau đó lại truy cập vào trang webkhác của nhà cung cấp logistics để theo dõi đơn hàng.

Đây là một minh chứngrõ ràng, thể hiện sự chuyên sâu trong nghiên cứu thị trường của UPS, thấu hiểunhu cầu khách hàng và tìm cách đáp ứng những nhu cầu này một cách hiệu quả nhất.

– Làm thế nào UPS có thể đo mức độ hiệu quả của mình tại thị trường Việt Nam, thưa ông?

Trong những năm gầnđây, UPS tập trung vào cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua việc mởrộng phạm vi hoạt động, cung cấp những dịch vụ chất lượng cao hơn. UPS rất coitrọng việc gắn kết nhà sản xuất Việt Nam với các thị trường quốc tế. Để làm đượcđiều đó, UPS đầu tư vào công nghệ, nhân lực, cải thiện quy trình vận chuyển.

Thêm vào đó, UPS tiếpcận thị trường Việt Nam theo một cách riêng trên các khía cạnh sau. Thứ nhất,chúng tôi nhìn vào những địa phương khác nhau của Việt Nam. Sự phát triển củamiền Bắc Việt Nam, so với miền Trung, hay miền Nam rất khác biệt. UPS nghiên cứukỹ việc các khoản đầu tư FDI đang được phân bổ vào khu vực nào, ngành nào, cũngnhư hiện có những khu công nghiệp mới nổi nào. UPS có những chiến lược khácnhau cho các vùng khác nhau dựa trên những nhu cầu rất cụ thể của họ cũng như mứcđộ phát triển của từng vùng.

Thứ hai, chúng tôixem xét các sự khác biệt giữa các ngành. Ví dụ, những khách hàng trong ngànhgiày dép, may mặc sẽ rất khác so với các doanh nghiệp công nghệ cao. Với nhữngnhu cầu khác nhau như vậy, UPS sẽ có những cách tiếp cận, hỗ trợ khác nhau. Họcó thể có những mô hình chuỗi cung ứng khác nhau, nền tảng bán hàng khác nhau,và UPS sẽ có những giải pháp rất khác nhau để đáp ứng những khách hàng, ngànhcông nghiệp này.

Về mặt phát triển,UPS đã phủ sóng 100% trên khắp Việt Nam, chúng tôi có khả năng giao và nhận hàng tại mọi địa chỉ trên toàn quốc. UPS làm việc trực tiếp với 95% trong sốđó, 5% còn lại sẽ làm việc thông qua các đại lý giao nhận. 19 tỉnh thành UPScông bố tăng cường dịch vụ trong năm này là những nơi UPS nhận thấy nhu cầutăng cao. Đây cũng là những tỉnh thành nằm xung quanh 2 thành phố lớn nhất ViệtNam: Hà Nội và TP. HCM.

Chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng TMĐT xuyên biên giới lớn nhất từ trước tới nay - Ảnh 2.

UPS hiện đã phủ sóng 100% trên khắp Việt Nam

– UPS có thể hỗ trợcác nhà sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các xu thế này như thế nào đểvươn ra thị trường quốc tế?

Tôi tin rằng, tạiViệt Nam, cuộc cách mạng thương mại điện tử xuyên biên giới còn phát triển dữ dộivà mạnh mẽ hơn thị trường thương mại điện tử nội địa. Hiện nay, các nhà sản xuấtViệt Nam có thể bán hàng trực tiếp tại các nền tảng thương mại điện tử trêntoàn thế giới. Đây là một lĩnh vực mà UPS chiếm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng bán và phân phối các sản phẩm của mình trên toàn thế giới.

Chúng tôi cung cấpcác giải pháp có thể tích hợp với các trang web thương mại điện tử của họ, nhằmđảm bảo trải nghiệm mua sắm xuyên suốt và thống nhất dành cho khách hàng của họ.Không chỉ giới hạn trong thị trường Việt Nam mà các nhà sản xuất có thể phân phốivà tiếp cận đến khách hàng quốc tế thông qua mạng lưới toàn cầu của chúng tôi.

Bên cạnh đó, về vấnđề thương mại điện tử xuyên biên giới, chúng tôi đang nhìn thấy ngày càng nhiềungười mua thương mại điện tử đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Người tiêudùng với mức thu nhập trung bình tại Việt Nam hiện nay đang lên các websitethương mại điện tử quốc tế, mua hàng trực tuyến và sau đó chuyển về nhà họ. UPScũng có thể hỗ trợ khách hàng quốc tế tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam bằngcách mở rộng phạm vi của mình đến các tỉnh thành đã được đề cập đến ở phần trước.

– Trong thời gian tới,UPS có đầu tư thêm chi phí hay không, về nhân sự, nhà xưởng, hệ thống vận chuyển…hay chỉ tối ưu hóa quy trình của mình về công nghệ hay dịch vụ thôi?

Nó bao gồm tất cảnhững điều bạn đã nói ở trên. Với mỗi tỉnh thành, chúng tôi sẽ nghiên cứu rất kỹnhững yếu tố cần thiết cho địa phương đó, xem xét xem họ có phù hợp với mạng lướisẵn có tại Việt Nam của chúng tôi không.

Việc tăng cường dịch vụ có thể được thựchiện thông qua công nghệ, cũng có thể qua việc đầu tư, tăng cường nhân sự haynhà cung cấp dịch vụ. Ở một số tỉnh thành, chúng tôi cũng xác định xem mình cóthể làm việc với những đối tác chiến lược nào.

Mục đích cuối cùng của chúng tôikhi thực hiện những điều này là để đảm bảo rằng mọi khách hàng tại Việt Nam sẽđều nhận được những trải nghiệm dịch vụ ngang hàng và tương đồng.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đồng tác giả của Quốc gia khởi nghiệp: Khởi nghiệp rồi bán, đó cũng là một thành công

“Có những doanh nghiệp sáng tạo lớn nhưng không thể tăng trưởng tốt. Nếu không tăng trưởng tốt thì bán và bắt đầu ý tưởng mới”. Saul Singer, đồng tác giả cuốn Start-up Nation. Đó là chia sẻ của ông Saul Singer, đồng tác giả cuốn Start-up Nation/Quốc gia khởi nghiệp, xung quanh câu chuyện start-up tại Hội thảo Thất bại để thành công. Sự kiện do Hội doanh nhân trẻ TP HCM tổ chức… Continue readingĐồng tác giả của Quốc gia khởi nghiệp: Khởi nghiệp rồi bán, đó cũng là một thành công

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giải quyết vấn đề “lệch pha” giữa khối FDI và trong nước không bằng cách làm doanh nghiệp FDI yếu đi

Doanhnhanvietuc – Chính phủ Việt Nam coi FDI là một bộ phận hữu cơ quan trọng trong nền kinh tế. Thành công của khối này cũng là thành công của Việt Nam và ngược lại, thành công của doanh nghiệp Việt cũng là thành công của khối FDI. Đây là một trong những nội dung cốt lõi được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2017.… Continue readingPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giải quyết vấn đề “lệch pha” giữa khối FDI và trong nước không bằng cách làm doanh nghiệp FDI yếu đi

‘Lên đời’ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp: Sẽ được miễn thuế, phí

Doanhnhanvietuc – Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nhắc đến việc ‘lên đời’ các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp trong báo cáo giải trình luật hỗ trợ DNVVN. Với quy mô lên đến 5 triệu, không thể phủ nhận rằng bộ phận các hộ kinh doanh cá thể đang giữ một vai trò trụ cột, đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm cũng như cung cấp các… Continue reading‘Lên đời’ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp: Sẽ được miễn thuế, phí

Thủ tướng: “Xóa bỏ ngay quan hệ thân hữu bóp chết làm ăn chân chính“

 – Thủ tướng nhấn mạnh, phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính của doanh nghiệp. Sáng 3/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội toàn quốc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lần thứ 3. Với tinh thần xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trước các đại biểu đại… Continue readingThủ tướng: “Xóa bỏ ngay quan hệ thân hữu bóp chết làm ăn chân chính“

Thị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Thị trường bia Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây các doanh nghiệp (DN) nội địa lại thể hiện sức chiến đấu có phần “hụt hơi”, tạo điều kiện để DN ngoại thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Cùng với chính sách thoái vốn nhà nước mạnh mẽ tại hai doanh nghiệp bia lớn là Habeco và Sabeco, tham vọng thống lĩnh thị… Continue readingThị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm